Chuyên đề : nitơ, phốt pho – cacbon, silic

LHD1: Cho PTHH : N2 + 3H2 ¬ 2NH3. Khi giảm thể tích của hệ thì cân bằng trên sẽ

A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. không thay đổi. D. không xác định được.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : nitơ, phốt pho – cacbon, silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÁ HỌC BAI TAP MỞ RỘNG CHO CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP VÔ CƠ Th.S Lê Hữu Dũng - ĐT: 0915 978897. Email: hoangdung0408@yahoo.com ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHUYÊN ĐỀ : NITƠ, PHỐT PHO – CACBON, SILIC LHD1: Cho PTHH : N2 + 3H2 D 2NH3. Khi giảm thể tích của hệ thì cân bằng trên sẽ A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. không thay đổi. D. không xác định được. LHD2: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử ? A. 4NH3 + 5O2 ® 4NO + 6H2O B. NH3 + HCl ® NH4Cl C. 8NH3 + 3Cl2 ® 6NH4Cl + N2 D. 2NH3 + 3CuO ® 3Cu + 3H2O + N2 LHD3: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là A. H2SO4 đặc. B. CuSO4 khan. C. CaO. D. P2O5. LHD4: Phản ứng hoá học nào dưới đây chứng tỏ amoniac là một chất khử ? A. NH3 + HCl ® NH4Cl B. 2NH3 + H2SO4 ® (NH4)2SO4 C. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O D. NH3 + H2O D + LHD5: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là A. dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc. B. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc. C. dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc. LHD6: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được các sản phẩm là A. KNO2, NO2, O2. B. KNO2, NO2 C. KNO2, O2. D. K2O, NO2, O2. LHD7: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là A. Cu(NO2)2, NO2. B. Cu, NO2, O2. C. CuO, NO2, O2. D. CuO, NO2. LHD: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được các sản phẩm là A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO2. C. Ag2O, NO2. D. Ag, NO2, O2. LHD8: Để nhận biết ion người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng vì A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm. B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt. C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí. LHD9: Ở điều kiện thường, khả năng hoạt động hoá học của P so với N là A. yếu hơn. B. bằng nhau. C. mạnh hơn. D. không xác định được. LHD10: Hoà tan hoàn toàn 0,45 gam một kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được 0,14 lít khí N2O duy nhất (đktc). M là kim loại nào: A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Al. LHD11: Nhiệt phân hoàn toàn R(NO3)2 thu được 8 gam oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X. Khối lượng của hỗn hợp khí X là 10 gam. Công thức của muối X là: A. Fe(NO3)2. B. Mg(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2 . LHD12: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2 và hơi H2O (gọi là khí than ướt). Sau khi loại bỏ hoàn toàn CO2 và hơi H2O ta được hỗn hợp khí Y. Toàn bộ lượng khí Y vùa đủ khử hết 4,8 gam Fe2O3 thành Fe kim loại và tạo thành 1,08 gam H2O. Phần trăm thể tích CO trong hỗn hợp khí Y là: A. 66,67%. B. 25,00%. C. 33,33%. D. 50,00%. LHD13: Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được ta được một kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi ta được m gam chất rắn: Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe. Khối lượng m gam chất rắn là: A. 24 gam. B. 24,3 gam. C. 48 gam. D. 30,6 gam. LHD14: Dẫn 224 cm3 CO2 vào 50ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, đun cạn dung dịch sẽ thu được muối nào, khối lượng là bao nhiêu? A. NaHCO3; 0,63 gam và Na2CO3; 2,65 gam. B. NaHCO3; 0,63 gam và Na2CO3; 0,265 gam. C. NaHCO3; 0,63 gam và Na2CO3; 0,0265 gam. D. Na2CO3; 0,265 gam. LHD55: Cho m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,224 lít(đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và NO. Tỉ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Giá trị của m là : A. 0,27 gam. B. 0,495 gam. C. 0,6075 gam. D. 0,405 gam. LHD15: Hoà tan 87 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch KOH 1,5M. Kim loại kiềm đó là: A. Li. B. K. C. Na. D. Rb. LHD16: Từ 6,2 kg P có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (giả thiết hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%) ? A. 80 lít B. 40 lít C. 100 lít D. 64 lít LHD17: Chỉ dùng dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu : (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn ? A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3. LHD18: Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là A. 5,6 lít. B. 0,56 lít. C. 11,2 lít. D. 1,12 lít. LHD19: Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50%, thì thể tích H2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu ? A. 4 lít B. 8 lít C. 6 lít D. 12 lít LHD20: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là A. 50% B. 20% C. 30% D. 40% LHD21: Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau : NH3 → NO → NO2 → HNO3 Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế HNO3 là 70%, từ 22,4 lít NH3 (đktc) sẽ điều chế được bao nhiêu gam HNO3 ? A. 22,05 gam. B. 63,0 gam. C. 44,1 gam. D. 4,41 gam. LHD22: Chọn câu trả lời sai trong số các câu sau : A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. B. Cacbon vô định hình là một dạng thù hình của cacbon. C. Thạch anh là một dạng thù hình của cacbon D. Than chì là một dạng thù hình của cacbon. LHD23: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. CO rắn. B. H2O rắn. C. SO2 rắn. D. CO2 rắn. LHD24: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl bằng bình kíp. Để thu được CO2 tinh khiết, người ta cho sản phẩm khí thu được lần lượt đi qua các bình nào sau đây ? A. NaOH và H2SO4 đặc. B. H2SO4 đặc và NaHCO3. C. NaHCO3 và H2SO4 đặc. D. H2SO4 đặc và NaOH. LHD25: Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước. B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit. C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm. D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước. LHD: Để khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây ? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HI. C. Dung dịch HBr. D. Dung dịch HF. LHD26: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, chúng có tính chất khác nhau là do chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau. B. kim cương là kim loại, còn than chì là phi kim C. chúng có cấu trúc tinh thể khác nhau D. kim cương cứng còn than chì thì mềm. LHD27: Chỉ dùng thêm cặp chất nào dưới đây để phân biệt được 4 chất rắn trắng, đựng trong bốn lọ mất nhãn là : NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 A. H2O và CO2. B. H2O và Cu(NO3)2. C. H2O và NaOH. D. H2O và BaCl2. LHD28: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì ? A. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2. B. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3. C. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3. D. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2. LHD29: Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu được 2,24 gam chất rắn. Mặt khác để hoà tan 2,88 gam X cần dùng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl. Kết thúc thí nghiệm thu được 224 ml khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl là A. 0,5M. B. 1,5M. C. 1,0M. D. 2,0M. LHD30: Nung hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và NaCl. Kết thúc thí nghiệm thu được 7,8 gam chất rắn khan. Khối lượng CaCO3 có trong X là A. 5,0 gam. B. 7,0 gam. C. 6,0 gam. D. 8,0 gam. LHD31: Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO ? Viết các phương trình hoá học. LHD32: Có ba chất khí gồm CO, HCl và SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt từng khí. Viết các phương trình hoá học. LHD33: Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%. LHD34: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Pb(NO3)2 và AgNO3 thu được 12,32 lít hỗn hợp khí Y. Sau khi làm lạnh hỗn hợp Y để hoá lỏng NO2 thì còn lại một khí với thể tích là 3,36 lít. Tính thành phần % khối lượng các muối có trong hỗn hợp X. Biết thể tích các khí được đo ở đktc. LHD35: Cần lấy bao nhiêu tấn quặng photphorit chứa 65% Ca3(PO4)2 để điều chế được 150 kg photpho, biết rằng lượng photpho bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 3%. LHD36: Hợp chất MX2 khá phổ biến trong tự nhiên. Hoà tan MX2 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng và dư, ta thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với BaCl2 thấy tạo thành kết tủa trắng, còn khi cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư thấy tạo thành kết tủa nâu đỏ. a) Xác định công thức của MX2 và gọi tên. b) Viết các PTHH xảy ra. LHD37: Hoà tan 48,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO (ở đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 147,8 gam chất rắn khan. Xác định công thức của oxit sắt. LHD38: Một oxit A của nitơ có chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. a) Xác định công thức phân tử của A. b) Để điều chế 1 lít khí A ( và 1 atm) cần ít nhất bao nhiêu gam dung dịch HNO3 40% tác dụng với Cu ? (với giả thiết chỉ có khí A thoát ra duy nhất). LHD39: Nung 52,65 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao, rồi và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 0,5 lít dung dịch NaOH 1,8M. Biết hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 95%. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. LHD40: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20,0 gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hiđro (đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. LHD41: Sục 3,36 l CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính CM của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Giả sử coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng. LHD42: Cho V lít khí CO2 (đktc) đi vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,4M thì thu được 6 g kết tủa trắng và dung dịch A. Lấy dung dịch A đem đun nóng thì lại thu thêm 6 g kết tủa nữa. Hãy tính thể tích CO2 đã dùng.

File đính kèm:

  • docNhom nito,photpho- vong2.doc
Giáo án liên quan