I. Mục tiêu :
- Củng cố lại cho học sinh cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử .
- Rèn kỹ năng nhận biết nhân tử chung của các hạng tử và nhóm các hạng tử một cách thích hợp .
- Biết kết hợp cả phương pháp dùng hằng đẳng thức và phương pháp nhóm các hạng tử để giải bài tập .
II. Chuẩn bị của thày và trò :
Thày :
- Soạn bài , đọc kỹ bài soạn , giải bài tập trong sgk và SBT toán 8 tập 1 .
- Lựa chọn các bài tập để chữa cho HS .
1. Trò :
- Ôn lại cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học nhất là nhóm các hạng tử một cách thích hợp .
- Giải các bài tập trong SGK và SBT toán 8 .
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phân tích đa thức thành nhân tử - Bài: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : “ phân tích đa thức thành nhân tử ”
Tuần : 08
Tiết : 03 + 04 Ngày soạn : 19 tháng 10 năm 2005
Tên bài : Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
I. Mục tiêu :
Củng cố lại cho học sinh cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử .
Rèn kỹ năng nhận biết nhân tử chung của các hạng tử và nhóm các hạng tử một cách thích hợp .
- Biết kết hợp cả phương pháp dùng hằng đẳng thức và phương pháp nhóm các hạng tử để giải bài tập .
II. Chuẩn bị của thày và trò :
Thày :
Soạn bài , đọc kỹ bài soạn , giải bài tập trong sgk và SBT toán 8 tập 1 .
Lựa chọn các bài tập để chữa cho HS .
Trò :
Ôn lại cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học nhất là nhóm các hạng tử một cách thích hợp .
Giải các bài tập trong SGK và SBT toán 8 .
III. Tiến trình dạy học :
Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số .
Kiểm tra bài cũ :
Giải bài tập 47 ( a , c ) SGK - 22
Giải bài tập 48 ( SGK ) - 22 ( c)
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Giải bài tập 31 ( SBT - 6 )
- GV ra bài tập gọi HS đọc đề bài sau đó nêu cách làm .
- Có thể phân tích đa thức trên bằng cách đặt nhân tử chung hoặc dùng HĐT không ?
- Ta có thể làm thế nào để phân tích được đa thức trên ?
- Nêu cách nhóm các hạng tử để phân tích ? ta có thể nhóm các hạng tử nào với nhau ?
- GV cho HS nêu tất cả các cách nhóm có thể được sau đó chọn 1 cách hợp lý nhất để làm .
- Gợi ý : Nhóm ( x2 - y2) và ( - x - y ) ; ( x2 - 2xy + y2 )
- Còn cách nhóm nào khác ngoài hai cách nhóm trên không ?
- HS lên bảng làm bài . GV chữa và chốt cách làm .
x2 - x - y2 - y
= ( x2 - y2) - ( x + y )
= ( x + y)( x - y) - ( x + y)
= ( x + y )( x - y - 1)
x2 - 2xy + y2 - z2
= ( x2 - 2xy + y2 ) - z2
= ( x - y)2 - z2
=
* Hoạt động 2 : Giải bài tập 48 ( SGK - 22 )
- GV ra tiếp bài tập gợi ý HS làm bài .
- Để phân tích đa thức trên thành nhân tử ta nên nhóm các hạng tử nào ? vì sao ?
- Quan sát xem có thể ghép những hạng tử nào thành HĐT không và có thể đưa về dạng HĐT nào ?
Gợi ý : Đưa về dạng a2 - b2 rồi phân tích ( nhóm các hạng tử x2 + 4x + 4 thành một nhóm - y2 1 nhóm riêng ).
- HS làm bài sau đó 1 HS đại diện lên bảng chữa bài .
- Tương tự như phần ( a ) em hãy suy nghĩ và tìm cách nhóm các hạng tử trong bài phần ( b , c ) sau đó nêu cho cả lớp biết cách làm .
x2 + 4x - y2 + 4
= ( x2 + 4x + 4 ) - y2
= ( x + 2 )2 - y2
=
= ( x + 2 + y)( x + 2 - y)
3x2 + 6xy + 3y2 - 3z2
= 3 ( x2 + 2xy + y2 - z2 )
= 3( x+y + z)( x+ y - z)
x2 - 2xy + y2 - z2 + 2zt - t2
= ( x2 - 2xy + y2) - ( z2 - 2zt + t2 )
= ( x - y)2 - ( z - t)2
= ( x - y + z - t)( x - y - z + t )
* Hoạt động 3 : Giải bài tập 33 ( SBT - 22 )
- GV ra bài tập gọi HS đọc đề bài sau đó suy nghĩ tìm cách làm .
- Có nên thay ngay giá trị của x và y vào biểu thức để tính giá trị không ? Vậy làm thế nào ?
- Gợi ý : Phân tích thành nhân tử sau đó thay giá trị vào để tính giá trị của biểu thức .
- HS lên bảng làm theo gợi ý của GV .
- Hãy nhân phá ngoặc rút gọn sau đó phân tích đa thức cuối thành nhân tử .
- Thay x = 0,5 vào đa thức sau khi đã phân tích thành nhân tử để tìm giá trị của đa thức đó .
a) x2 - 2xy - 4z2 + y2 tại x = 6 ; y = - 4 và z = 45 .
Ta có : x2 - 2xy - 4z2 + y2
= ( x2 - 2xy + y2) - 4z2
= ( x - y)2 - 4z2
=
= ( x - y + 2z)(x - y - 2z) (*)
Thay x = 6 ; y = - 4 và z = 45 vào (*) ta có :
(*) = ( 6 + 4 + 2.45)( 6 + 4 - 2.45)
= ( 10 + 90)( 10 - 90)
= 100.(-80) = - 8000
b) 3 ( x - 3)( x + 7) + ( x - 4)2 + 48 tại x = 0,5 .
Ta có :
3( x - 3)( x + 7) + ( x - 4 )2 + 48
= 3( x2 + 7x - 3x - 21) + x2 - 8x + 16 + 48
= 3x2 + 12x - 63 + x2 - 8x + 64
= 4x2 + 4x + 1
= ( 2x + 1)2 (**)
Thay x = 0,5 vào (**) ta có :
(**) = ( 2. 0,5 + 1)2 = (1 + 1)2 = 22= 4
4. Củng cố - Hướng dẫn :
a) Củng cố :
Khi nhóm các hạng tử ta chú ý điều gì ? thế nào là nhóm thích hợp ?
Vận dụng HĐT nào ta có thể phân tích thành nhân tử ở dạng tổng - hiệu .
- Giải bài tập 32 ( a) - 1 HS lên bảng làm bài .
b) Hướng dẫn :
Xem lại các ví dụ đã học , nắm chắc cách nhóm hạng tử thích hợp .
Giải các bài tập trong SGK , SBT làm lại các bài tập đã chữa .
Giải bài tập 32 ( SBT - 6 ) ( b ,c )
Ôn tập cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp .
File đính kèm:
- Tuan 8 TC 8.doc