Chuyên đề Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở Trường THCS Trần Quốc Toản

Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Người học tự tìm tòi, tự nghiên cứu một cách tích cực để từ đó chiếm lĩnh hội kiến thức có sự tham gia hướng dẫn của giáo viên. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là người học tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học đã được qui định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Do đó trong quá trình dạy GV phải biết hướng dẫn cho học sinh tự lập ra kế hoạch, liên kết, sâu chuỗi các kiến thức, sự kiện, kinh nghiệm cuộc sống để tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề (nội dung bài học).

* Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.

* Phạm vi nghiên cứu: Các môn học trong tổ Tự nhiên ở Trường THCS Trần Quốc Toản

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở Trường THCS Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Người học tự tìm tòi, tự nghiên cứu một cách tích cực để từ đó chiếm lĩnh hội kiến thức có sự tham gia hướng dẫn của giáo viên. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là người học tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học đã được qui định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Do đó trong quá trình dạy GV phải biết hướng dẫn cho học sinh tự lập ra kế hoạch, liên kết, sâu chuỗi các kiến thức, sự kiện, kinh nghiệm cuộc sống để tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề (nội dung bài học). * Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. * Phạm vi nghiên cứu: Các môn học trong tổ Tự nhiên ở Trường THCS Trần Quốc Toản II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề nghĩa là dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Trên cơ sở đó người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kĩ năng tư duy bậc cao, kĩ năng sống. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm tình hình: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo nhà trường, trường THCS Trần Quốc Toản có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối tốt, phòng học và các phòng thực hành Vật lí, Hóa học, Sinh học kiên cố, sạch sẽ, có đồ dùng đầy đủ cho các khối lớp. - Giáo viên được tham gia tập huấn đầy đủ các lớp bồi dưỡng như thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là trong hai năm gần đây trong nhà trường tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực. - Học sinh trường THCS Trần Quốc Toản đa phần là các em ngoan chịu khó trong học tập, các em có tương đối đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập. Bên 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản đa số các em người địa phương nên trong quá trình học tập một số HS không hoạt động, còn rụt rè không dám đưa ra ý kiến của mình trước tập thể, quá trình trải nghiệm các vấn đề thực tế của các em chưa nhiều. Đối với phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thì các em chưa quen với hình thức học tập này, ngoài ra người giáo viên và học sinh phải có kĩ năng giải quyết vấn đề và những kĩ năng liên quan. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học thường theo kiểu quy nạp kiến thức, nghĩa là sau khi kết thúc một đơn vị kiến thức, tiết học hay một chương thì GV hướng dẫn HS hay yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức theo bản đồ tư duy nên HS đã quen dần với kiểu học sử dụng BĐTD theo PP đó. Cho nên việc sử dụng BĐTD theo PP diễn dịch kiến thức HS còn bỡ ngỡ. Để khắc phục những hạn chế trên trong quá trình dạy học, cần phải đổi mới PPDH giúp các em chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức. Nên chúng tôi chọn chuyên đề “Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở trường THCS Trần Quốc Toản” để nghiên cứu và thảo luận trong tháng. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ: IV.1 Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên giải quyết vấn đề sử dụng kĩ thuật dạy học (KTDH) bản đồ tư duy (BĐTD). * Các kĩ năng cần thiết trong dạy học dựa trên giải quyết vấn đề: Vấn đề phải chứa đựng sự nghi ngờ, sự không chắc chắn, khó khăn và được đưa ra để thảo luận. Mức độ tư duy của học sinh khi tham gia giải quyết vấn đề thể hiện ở 3 mức độ. - Mức độ 1: Bài tập vận dụng Thường là bài tập ở cuối bài hay cuối chương vấn đề sẽ phát triển kĩ năng tư duy ở mức độ biết được giới hạn trong khuôn khổ chương trình. - Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập Là sự chuyển hóa các bài tập vận dụng ở mức độ 1 thành các tình huống trong thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp học sinh phát triển kĩ năng hiểu và vận dụng; có sự liên quan của tình huông và thực tiễn cuộc sống của học sinh, từ đó học sinh sẽ nhận thức rõ về nội dung môn học và tích cực tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề. - Mức độ 3: Tình huống thực tế: Đây là mức độ cao nhất của vấn đề trong quá trình tìm hiểu thì học sinh sẽ phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, so sánh thông qua các hoạt động khám phá nghiên cứu và giải quyết vấn đề. IV.2 Các bước giải quyết vấn đề: Vận dụng kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy để giải quyết vấn đề và nó giúp ta thể hiện được các bước đi tiếp theo, phát triển lối tư duy hàng dọc (một chiều), đến tư duy hàng ngang (hai chiều) và tư duy mở rộng (đa chiều) Giải quyết vấn đề gồm các bước sau đây: Đánh giá giả pháp Lựa chọn Giải pháp Thực thi giải pháp Phân tích vấn đề IV.3 Các mức độ vận dụng PP dạy học dựa trên giải quyết vấn đề: Việc vận dụng các mức độ của PP dạy học dựa trên giải quyết vấn đề gồm 4 mức độ và có 5 nội dung cơ bản. Các mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết vấn đề Kết luận 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV+HS 3 HS+GV HS HS HS HS+GV 4 HS HS HS HS HS+GV Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề; HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV; GV nêu kết luận đánh giá kết quả làm việc của HS. Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề; HS thực hiện cách giải quyết vấn đề; GV và HS cùng kết luận và đánh giá. Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống; HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn các giải pháp; HS thực hiện cách giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả và kết luận. Khi cần, GV bổ sung, chính xác hóa kết luận. Mức 4: HS chủ động thực hiện tất cả các nội dung trên; GV chỉ tham gia khi cần thiết. Tóm lại, ở mức độ 1, GV thực hiện tất cả bước, HS chỉ tham gia giải quyết vấn đề, hoạt động của Gv chiếm ưu thế. Theo mức độ tăng dần, người học được chủ động tham gia nhiều hơn. Đến mức độ 4 (nghiên cứu), hoạt động của HS chiếm ưu thế, chủ động thực hiện tất cả các bước, GV chỉ chính xác hóa kết luận khi cần. Đây là mức đạt đến dạy học theo định hướng nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Trên thực tế ở địa phương hay mục tiêu của môn học cấp THCS mỗi GV có thể đảm nhiệm một số môn học nên rất khó áp dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề nên việc lựa chọn bằng cách tìm sự giao thoa giữa các môn học đó; điều kiện dạy học cụ thể; sự hiểu biết của GV về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề; quá trình làm quen của HS với các mức độ dạy học dựa trên giải quyết vấn đề; trình độ năng lực của HS có thể áp dụng ở mức độ 2,3 hay 4. V. KẾT LUẬN: Qua thực tế giảng dạy cho thấy, sử dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để lập kế hoạch hoặc đề xuất ý kiến), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống và ngược lại VI. NHỮNG ĐỀ NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Tất cả các GV trong tổ Tự nhiên nhiệt tình nghiên cứu, áp dụng chuyên đề này vào bộ môn của mình. Phước Hiệp, ngày 24/10/2012 Giáo viên thực hiện Lê Xuân Thiệt

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE Day hoc dua tren giai quyet van de.doc