Chuyên đề: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn công nghệ, sinh học bậc thpt

 I. Định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

II. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường :

 1. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục & đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường:

 a. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trường học:

 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia.

 Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người

Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.

 Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.

 Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn công nghệ, sinh học bậc thpt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự thảo: Chuyên đề: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN CÔNG NGHỆ, SINH HỌC BẬC THPT A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung biết bảo vệ môi trường là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Giáo dục môi trường bậc THPT hiện nay chúng ta dạy tích hợp qua các môn: Sinh học, Công nghệ, Văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Vật lí, Hoá học. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” II. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường : 1. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục & đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường: a. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trường học: Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước. Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trong của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. b. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục & Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường: * Một số nội dung cơ bản: - Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. - Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông (trích điều 107, Luật bảo vệ môi trường năm 2005) 2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT: Giáo dục BVMT nói chung có mục tiêu đem lại cho người học các vấn đề sau: - Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường Địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. - Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. 3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục BVMT trong trường THPT: a. Nguyên tắc: - Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn. - Mục tiêu: Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. - Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua. chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. - Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi. - Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: + Giáo dục về môi trường: Chương trình lồng ghép. + Giáo dục trong môi trường: Đi tìm hiểu thực tế. + Giáo dục vì môi trường: Vì tương lai ngày mai, - Phương pháp giáo dục BVMT tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. - Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. b) Phương thức giáo dục: - Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương thức tích hợp. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: + Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT. + Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. + Mức độ liên hệ : Có điều kiện liên hệ một cách logic. Ngoài ra, có thể dạy học một số chuyên đề như: Tác động của sự nóng lên toàn cầu, sản xuất sạch, - Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học: + Câu lạc bộ môi trường. + Hoạt động tham quan theo chủ đề. + Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương thảo luận phương án xử lí. + Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường. + Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường. + Hoạt động Đoàn TN về bảo vệ môi trường. c) Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát nghiên cứu thực địa. Có thể triển khai theo 2 cách: + Tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy xử lí rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh, + Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở trường học hoặc ở địa phương. - Phương pháp thí nghiệm. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoạt động thực tiễn. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng. - Phương pháp học tập theo dự án. - Phương pháp nêu gương. - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT. Phần II: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC, CÔNG NGHỆ I. Chương trình tích hợp giáo dục môi trường cấp THPT: Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THPT, trong đó có môn sinh học, công nghệ 10. Đây là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình Sinh học, công nghệ đều có khả năng đề cập nội dung GDMT. - Khi soạn giáo án, Giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung GDMT phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng dưới dạng : + Lồng ghép toàn phần (nếu toàn bài có nội dung giáo dục môi trường). Ví dụ: Bài: Ảnh hưởng của thuốc hoá học bBVTV đến quần thể sinh vật và môi trường (CN-10) + Lồng ghép một phần (trong bài có một mục, một đoạn hay một vài câu có nội dung GDMT) Ví dụ: Bài: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thuỷ sản + Liên hệ (Nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung thêm kiến thức giáo dục môi trường mà SGK chưa đề cập. - Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau : + Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép. + Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung GDMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. + Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức. II. Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn sinh học, công nghệ THPT: 1. Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các môn học: * Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Sự tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào môn học, đối với môn sinh học công nghệ có thể phân thành 2 dạng khác nhau : a) Dạng lồng ghép: Kiến thức GDMT đã có trong chương trình và SGK. - Kiến thức GDMT được lồng ghép có thể: + Chiếm một vài chương. SGK Công nghệ 10 có 2 chương nói về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường. Chương I: Nông, Lâm, Ngư, nghiệp Chương II: Chăn nuôi thuỷ sản đại cương. - Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn (Lồng ghép toàn phần) - Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần) b) Dạng liên hệ : Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp. 2. Các hình thức tổ chức dạy học giáo dục môi trường: a). Hình thức dạy học nội khóa: Bao gồm hình thức dạy học trên lớp và ngoài lớp (các bài thực hành tìm hiểu về môi trường, thiên nhiên, ) b). Hình thức dạy học ngoại khóa: - Tổ chức nói chuyện giao lưu về môi trường. - Tổ chức thi tìm hiểu môi trường địa phương, đố vui về môi trường. - Tổ chức xem phim về môi trường. - Nghiên cứu môi trường địa phương. - Tổ chức tham quan về môi trường. - Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường trường học và môi trường địa phương theo chế độ thường xuyên hay định kì, .. 3. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường : a. Phương pháp trần thuật: Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường. VD : Kể chuyện cho HS về 1 số cảnh quan thiên nhiên. b. Phương pháp giảng giải: Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về môi trường. VD : Khi nói về hiện tượng ô nhiễm không khí thì nêu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí, c. Phương pháp vấn đáp: GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời hoặc giữa HS và HS. VD : “Vì sao nhiệt độ của trái đất ngày càng tăng ?” d. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về giáo dục môi trường. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. e. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. f. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: VD : Chủ đề ô nhiễm nước. - Tạo tình huống, nêu vấn đề: Một dòng suối nằm bên lề thị trấn đã qua rất nhiều thế hệ, đó là một địa điểm bơi lội lí tưởng và các hoạt động giải trí khác. Một nhà máy sản xuất giấy được xây dựng gần đó. Gần đây, người ta thấy để trẻ em ra suối bơi không còn an toàn nữa vì một số lớn cá ở suối này đã chết. Học sinh có thể tự nêu vấn đề:Vì sao cá ở suối này bị chết? - Giải quyết vấn đề: Học sinh nêu ra các nguyên nhân làm cho cá chết: có thể là do thuốc trừ sâu, do nước thải sinh hoạt, do phân hóa học thải ra từ đồng ruộng, do nước thải ra từ các nhà máy - Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về việc thải trực tiếp nước từ các nhà máy xuống dòng suối mà không qua xử lí. Đa số học sinh nhận ra nguyên nhân chính dẫn đến việc cá bị chết là do nước thải ra từ nhà máy. - Kết luận: Nguyên nhân làm cho cá chết: Nước thải ra từ nhà máy đã làm cho dòng suối bị ô nhiễm nặng. Biện pháp: Cần có biện pháp xử lí nước thải công nghiệp. g. Phương pháp động não: Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm. VD: Chúng ta nên làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường nước ? h. Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà: Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh kĩ năng học tập, kĩ năng bảo vệ môi trường. VD: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. i. Phương pháp thí nghiệm : Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra. VD : Nhờ quá trình quang hợp, hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí được ổn định (làm thí nghiệm chứng minh quá trình quang hợp thải ra khí oxi) III. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khóa giáo dục môi trường. 1. Hướng dẫn thực hành giáo dục môi trường: Quy trình soạn một bài thực hành có thể tuân theo các bước sau: - Mục tiêu bài học. - Chuẩn bị. - Các hoạt động tổ chức dạy học. - Thảo luận và viết thu hoạch. 2. Hướng dẫn thực tế (tham quan môi trường) - Xác định mục tiêu. - Nội dung tham quan. - Cách tiến hành. 3. Hướng dẫn ngoại khóa giáo dục môi trường: Các hình thức hoạt động ngoại khóa: - Báo cáo ngoại khóa về môi trường. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường địa phương, đất nước. - Tổ chức nghiên cứu môi trường địa phương. * Một số hoạt động khác: + Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương. + Tổ chức các câu lạc bộ môi trường. IV. Kiểm tra đánh giá: Các phương pháp đánh giá kết quả học tập: 1. Vấn đáp. 2. Viết. a. Trắc nghiệm khách quan. b. Trắc nghiệm tự luận. C. KẾT LUẬN: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào môn học một cách phù hợp sẽ hình thành cho học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường từ đó có thái độ cách ứng xử đứng đắn trước các vấn đề về môi trường. Xây dựng quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm về giá trị nhân cách. Đồng thời tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. D. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của từng môn học giáo viên cần tăng cường tích hợp lồng ghép kiến thức BVMT vào trong bài dạy một cách phù hợp nhằm để nâng cao chất lượng dạy và học. Nội dung chuyên đề không thể tránh được những hạn chế và tồn tại, rất mong sự quan tâm của đồng nghiệp và các cấp quản lý cho ý kiến góp ý và nhận xét, để tôi hoàn thiện và nghiên cứu sâu hơn đề tài này trong thời gian tới.

File đính kèm:

  • docChuyen de Tich hop giao duc bao ve moi truong degiang day mon sinh hoc cong nghe 10.doc