Tác giả đã kể lại một câu chuyện tình. Nhưng “nơi gặp gỡ của tình yêu”, này là một tình huống đặc biệt tạo nên sự độc đáo cho truyện.
Sự gặp gỡ của Lãm (người lái xe quân sự) và Nguyệt (người công nhân làm đường) trên một quãng đường rừng đầy bom đạn và hiểm nguy là một điều bất ngờ. Bởi hai người này chưa hề giáp mặt, chỉ gặp nhau, đính ước với nhau thông qua sự mai mối của chị Tính, chị của Lãm người cùng tổ với Nguyệt. Anh lái xe ngồi cạnh người tình của mình trên một đoạn đường chiến tranh mà hồ nghi không biết có thực không. Nhưng cũng trên đoạn đường đó phẩm chất của Nguyệt đã làm thay đổi định kiến của Lãm, khiến anh “lòng dậy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”.
Tình huống quả là ngẫu nhiên, bởi vì chiến tranh bao nhiêu bất thường có thể xảy ra. Nhưng diễn tiến của truyện lại rất tự nhiên không giả tạo. Chính nhân vật người kể chuyện ở đây là Lãm cho nên nó tạo nên giọng điệu thích hợp với chủ đề có tính trữ tình này. Tình huống này tạo cho người đọc tâm lí phấp phỏng, dự đoán, và họ rất tò mò muốn biết thực chất của sự gặp gỡ. Có một cơ hội để giải tỏa là “hỏi thăm cô ta có biết chị Tính hay không?”. Nhưng Lãm lại “không muốn hoặc không dám hỏi”. Và chính vì thế nhân vật Lãm (và cả người đọc) “phải phân vân” nó “xoáy trong óc như một cài dùi nung đỏ bỏng rát”.
Chính cái tình trạng mơ hồ ấy làm cho câu chuyện thành “mảnh trăng cuối rừng” thật huyền ảo.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : văn xuôi 1954 – 1975 vấn đề 4: mảnh trăng cuối rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: VĂN XUÔI 1954 – 1975
Vấn đề 4: MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG
“Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình…”
Nguyễn Minh Châu
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tác giả đã kể lại một câu chuyện tình. Nhưng “nơi gặp gỡ của tình yêu”, này là một tình huống đặc biệt tạo nên sự độc đáo cho truyện.
Sự gặp gỡ của Lãm (người lái xe quân sự) và Nguyệt (người công nhân làm đường) trên một quãng đường rừng đầy bom đạn và hiểm nguy là một điều bất ngờ. Bởi hai người này chưa hề giáp mặt, chỉ gặp nhau, đính ước với nhau thông qua sự mai mối của chị Tính, chị của Lãm người cùng tổ với Nguyệt. Anh lái xe ngồi cạnh người tình của mình trên một đoạn đường chiến tranh mà hồ nghi không biết có thực không. Nhưng cũng trên đoạn đường đó phẩm chất của Nguyệt đã làm thay đổi định kiến của Lãm, khiến anh “lòng dậy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”.
Tình huống quả là ngẫu nhiên, bởi vì chiến tranh bao nhiêu bất thường có thể xảy ra. Nhưng diễn tiến của truyện lại rất tự nhiên không giả tạo. Chính nhân vật người kể chuyện ở đây là Lãm cho nên nó tạo nên giọng điệu thích hợp với chủ đề có tính trữ tình này. Tình huống này tạo cho người đọc tâm lí phấp phỏng, dự đoán, và họ rất tò mò muốn biết thực chất của sự gặp gỡ. Có một cơ hội để giải tỏa là “hỏi thăm cô ta có biết chị Tính hay không?”. Nhưng Lãm lại “không muốn hoặc không dám hỏi”. Và chính vì thế nhân vật Lãm (và cả người đọc) “phải phân vân” nó “xoáy trong óc như một cài dùi nung đỏ bỏng rát”.
Chính cái tình trạng mơ hồ ấy làm cho câu chuyện thành “mảnh trăng cuối rừng” thật huyền ảo.
B. LÀM VĂN
Đề 1: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn – trữ tình trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu.
* Bài làm
I. “Mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ. Truyện khá tiêu biểu cho những đặc điểm bút pháp của nhà văn trong giai đoạn trước 1975 và cũng mang những đặc điểm chung của văn học ta giai đoạn ấy. Truyện ngắn này đã được đưa vào nhiều tuyển tập truyện ngắn Việt Nam, đã được nhà nghiên cứu N. I. Nicolin (Nga) giới thiệu trong bài “Cuộc chiến tranh giải phóng và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” (Tạp chí các dân tộc Á-Phi, tháng 4 năm 1973)
1
II.
1/ Phân tích truyện ngắn này cần lưu ý đến tình huống truyện, đây là một thành công của nghệ thuật truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”
Truyện kể về một cuộc gặp gỡ của một người lái xe quân sự với một cô công nhân giao thông đi nhờ xe anh trên đoạn đường chiến tranh. Điều ngẫu nhiên lý thú là cô gái ấy chính là người đã đính ước vắng mặt với anh (qua sự giới thiệu của người chị gái của anh ở cùng đội với cô). Hai người đang đi đến chỗ hẹn để gặp nhau. Nhưng vốn họ chưa một lần gặp nhau, nên qua câu chuyện, người lái xe chỉ có thể phỏng đoán rằng cô gái là người đã hẹn ước với mình. Suốt dọc đường, trải qua nhiều khó khăn nguy hiểm. Cô gái đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, làm thay đổi sự nhìn nhận về cô của người lái xe. Họ không gặp được nhau ở chỗ hẹn vì những trắc trở của chiến tranh, nhưng cô gái đã để lại những tình cảm sâu sắc và niềm hạnh phúc cho chàng trai.
Tình huống truyện mang tính ngẫu nhiên, nhưng sự sắp đặt của tác giả khá tự nhiên, không giả tạo. Cái ngẫu nhiên ở đây cũng mang tính quy luật: trong chiến tranh từng có biết bao tình huống lạ lùng, những cuộc gặp gỡ bất ngờ. Hơn nữa, các tình tiết xếp đặt của tác giả đều khá hợp lý (về nguyên do của những cuộc gặp gỡ: bức thư của người chị, chuyến đi công tác kết hợp việc riêng của anh lái xe). Tác giả cũng giữ cho người đọc và người kể chuyện ở trong tâm trạng phấp phỏng, dự đoán không biết rõ ràng cô gái đi nhờ xe có phải là người đã đính ước không. Có một khả năng diễn biến câu chuyện có thể phá vỡ sự “mơ hồ” ấy, nhưng nó đã được loại bỏ đúng với quy luật tâm lý (người lái xe chỉ cần hỏi về chị Tính là có thể rõ mọi chuyện, nhưng anh không dám và cũng không muốn hỏi điều đó, chưa muốn để cô gái biết rõ về mình). Chính tình trạng có vẻ mơ hồ không rõ ràng ấy lại là cái hấp dẫn riêng của câu chuyện thêm nữa, trong hoàn cảnh ấy, nữ nhân vật chính có thể bộc lộ tự nhiên về mình.
2/ Phân tích nhân vật trung tâm: Cô Nguyệt, nhân vật này được miêu tả qua sự quan sát, nhận xét và lời kể của nhân vật người lái xe (người kể chuyện), và hiện ra theo hành trình của chuyến đi. Vì vậy phân tích nhân vật Nguyệt nên theo trình tự cốt truyện và trong mối quan hệ với cách nhìn nhận của nhân vật kể chuyện.
Đầu tiên, cô gái xuất hiện trong xe để đi nhờ đặt anh lái xe vào tình thế “việc đã rồi” (người phụ lái đã nhận cho cô gái đi nhờ). Người lái xe đã hình dung ra một cảnh tượng quen thuộc với một thái độ không mấy thiện cảm: “một bên là cái vẻ nũng nịu của một cô nàng ôm chiếc nón trắng đứng sát cửa xe, một bên là những câu hỏi ỡm ờ của “anh tài phụ”… đang ngồi vắt vẻo trong buồng lái…”. Tiếp đó, cô gái xuất hiện qua những lời đối thoại đã khiến người lái xe “phát hoảng lên” “vì cái cách con gái ăn nói đối đáp bạo dạn nhường ấy”, nhưng anh vẫn nhận ra “tiếng nói trong lắm và rất bình tĩnh, cứng cỏi nữa là khác”.
Đến đây, mạch truyện chính tạm dừng lại để tác giả kể câu chuyện của người lái xe với một cô công nhân đã tự nguyện ước hẹn với anh. Mạch truyện này gợi cho người đọc nghĩ đến sự trùng hợp của hai câu chuyện tạo ra sự chú ý, phỏng đoán về cô gái đi nhờ xe. Theo từng chặng đường của cuộc hành trình, cô gái dần dần bộc lộ những nét phẩm chất tính cách cao đẹp. Cô gái hiện ra với vẻ đẹp giản dị và mát mẻ “như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào cũng thấp và đẫy đà”, đã gây được sự chú ý với nhiều thiện cảm của người lái xe. Khi biết tên cô là Nguyệt, người đọc (và nhân vật kể truyện) liên tưởng đến người con gái
2
đã ước hẹn với anh lái xe. Nhưng tác giả đã dùng một chi tiết tạo ra sự mơ hồ không thể khẳng định, để người đọc tiếp tục phỏng đoán và chờ đợi giải đáp rõ ràng (chi tiết có ba cô Nguyệt ở trong đội công nhânm trong đó một cô vừa hy sinh). Từ đây, thái độ của người lái xe với Nguyệt đã chuyển biến rõ rệt.
Cần chú ý là từ đây, xuất hiện hình tượng ánh trăng trên con đường rừng đêm như sóng đôi với hình ảnh cô Nguyệt: “Từ đầu hôm, tôi vẫn đi giữa đêm trăng mà không biết”, “Xe tôi chạy trong lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng”, “Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường”… có thể nói ánh trăng như một phần của hình ảnh cô Nguyệt làm nhân vật này mang một vẻ đẹp vừa tươi mát, dịu dàng vừa kì ảo, lung linh.
Ở phần sau của truyện, khi chiếc xe gặp nhiều thử thách trên đường (đường đi ngày càng xấu, đen tối, qua ngầm, máy bay địch ném bom tọa độ) thì nhân vật Nguyệt càng bộc lộ phẩm chất và tính cách cao đẹp. Cô chủ động, bình tĩnh, tự tin và dày dạn kinh nghiệm xử lý các tình huống khó khăn, quên mình để cứu xe, giành phần nguy hiểm về mình, nhường chỗ an toàn hơn cho anh lái xe. Trong ánh chớp của lửa của đạn bom, hình ảnh Nguyệt hiện ra thật rạng rỡ, cao cả. Ở phần kết thúc truyện, khi người lái xe biết chắc chắn cô gái đi nhờ xe chính là người con gái đã đính ước với mình thì hình ảnh Nguyệt càng đẹp hơn trong một nét phẩm chất: tình yêu thuỷ chung và niềm tin trong sáng vào cuộc sống, khiến người kể chuyện xúc động đến ngỡ ngàng: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề dứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.
Nhân vật Nguyệt đang xây dựng theo cách ngày càng bộc lộ những nét phẩm chất cao đẹp và cuối cùng hiện ra trong vẻ đẹp toàn vẹn, cùng với quá trình ấy sự biến chuyển trong thái độ tình cảm của nhân vật kể chuyện về cô.
3/ Chất trữ tình và màu sắc lãng mạn là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn này. Đó vừa là một ưu điểm đồng thời cũng là một nhược điểm của truyện. Chủ đề tình yêu chung thuỷ hòa nhập với chủ đề về chiến công anh hùng. Các nhân vật đều bộc lộ những phẩm chất cao quý, những suy nghĩ trong sáng, niềm tin vào cuộc sống, những phẩm chất mang tính lý tưởng. Nhà nghiên cứu văn học N.I.Nicolin đã có nhận xét về truyện ngắn này: “Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật. Đây vừa là chỗ mạnh của anh vừa là chỗ yếu: niềm tin vào chất bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã “tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”. (Lời bạ tập truyện Người đàn bà trong chuyến tàu tốc hành dịch sang tiếng Nga – NXB Cầu vồng, M.1987).
Chất trữ tình cũng bộc lộ trong những bức tranh thiên nhiên, đặc biệt là hình tượng ánh trăng mang vẻ đẹp lãng mạn được trở đi trở lại như một nét chủ đạo tạo ra một màu sắc riêng cho không gian của câu chuyện mang vẻ huyền ảo, trong đó các nhân vật hiện ra với vẻ đẹp hoàn thiện. Hình tượng ánh trăng như một mô típ chủ đạo, có quan hệ mật thiết với nhân vật chính và tên của nhân vật (Nguyệt ) từ đó chúng ta hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của tên tác phẩm: Mảnh trăng cuối rừng.
Đề 2: Nguyễn Minh Châu khi nói về cảm hứng sáng tác của mình, đã cho rằng: “Mỗi con người đều chứa trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”. Anh, chị hãy tìm hiểu những nét đẹp đẽ, kỳ
3
diệu đó của nhân vật Nguyệt khi phân tích Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
* Bài làm
I. Viết Mảnh trăng cuối rừng cũng như những tác phẩm khác trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã cố gắng tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Đó là chủ ý sáng tác của Nguyễn Minh Châu qua việc xây dựng nhân vật chính diện. Nhà văn có lần phát biểu: Mỗi con người đều chứa trong lòng… (dẫn đề).
Nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đã chứa trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu nào?
II. A. NÉT KỲ DIỆU CỦA TÌNH YÊU
1/ Câu chuyện được xây dựng trong một tình huống đặc biệt. Trên đường đi. Lãm, người lái xe, gặp cô gái mà thật ra đã đính hôn vắng mặt với anh. Cô gái tên Nguyệt đã biểu hiện lòng dũng cảm khi cùng Lãm cứu chiếc xe quân sự ra khỏi vùng bom đạn. Chàng trai chỉ lờ mờ đoán rằng cô ở cùng chỗ với vị hôn thê của mình. Rồi họ chia tay trong niềm lưu luyến. Nhưng giữa họ đã nẩy nở một tình mến yêu cao thượng và trong sáng.
2/ Cô gái tên Nguyệt, nhân vật trung tâm của truyện, có một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi toát ra từ nét mặt, lời nói (…). Cô ta mặc áo xanh chít hồng vừa khít, mái tóc dày kết thành hai dải, đôi gót chân hồng hồng (…) khuôn mặt lộng lẫy đầy ánh trăng. Vẻ đẹp thanh thoát đó đối lập với cảnh lửa đạn ác liệt, tang tóc giữa tuyến đường giao thông quân sự.
3/ Nét kỳ diệu của tình yêu:
+ Như đã nói, người con gái yêu Lãm qua lời giới thiệu của chị ruột của Lãm. Dù chưa một lần biết mặt anh. Nhưng nàng đinh ninh giữ bên lòng hình ảnh một người con trai chưa hề gặp và chưa hứa hẹn điều gì.
+ Khi họ gặp nhau, nét kỳ diệu của người con gái dần tỏa sáng. Tác giả đã mượn lời nhân vật Lãm – ngôi thứ nhất trong truyện – để nói lên nét kỳ diệu ấy và nhà phê bình Nguyễn Văn Long đã phân tích:
Đến đây là giây phút trọng yếu nhất với anh lái xe đã xảy ra, ánh trăng từ bên ngoài đã nhập vào trong cửa xe và hòa nhập với hình ảnh cô gái. “khung cửa xe phía cô gái ngồi, lồng lộng đầy bóng trăng” đến nỗi từng sợi tóc của cô cũng sáng lên. “Lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian vừa mới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến”.
Đúng vào lúc ấy, trong tâm trạng ấy, anh đã nhận ra được vẻ đẹp lạ lùng của cô gái – vẻ đẹp của tâm hồn, tâm linh hiện ra hòa vào vẻ đẹp của chân dung, khuôn mặt ngời lên trong ánh trăng. Trăng sáng soi cả vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên vẻ đẹp lạ thường (…). Đó quả là một giây phút kỳ diệu, khi anh nhìn ra được vẻ đẹp lạ thường và sâu thẳm của người con gái ở bên anh, giây phút ấy sẽ in dấu trong tâm linh của anh, theo anh đi mãi trong cuộc đời…
II. B. NÉT ĐẸP ĐẼ CỦA TÂM HỒN, CỦA NIỀM TIN
1/ Nét đẹp của tâm hồn
4
Phần giữa truyện diễn ra trong cảnh đêm đang chuyển dần về sáng, trăng đã lặn, chiếc xe đi giữa bóng đêm dằng dặc. Một nét đẹp khác toát lên từ ý nghĩ, hành động của Nguyệt.
Đáng lẽ Nguyệt xuống ngang quãng trạm gác bến ngầm ở ngã ba, nhưng cô muốn tôi đưa tiếp sang bên kia sông… Cô cười, nói đùa: “Anh cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư?”. Sau đó, Nguyệt chủ động dẫn đường cho Lãm đưa xe vượt đoạn đường ngầm thật vất vả và “đứng bám trên cánh cửa hướng dẫn cho tôi đi đúng giữa hai hàng cọc tiêu, rồi vội nhảy ùm xuống nước (…) nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột dây tời vào một gốc cây…”.
2/ Nét đẹp của niềm tin
Trong lửa đạn, tâm hồn Nguyệt tỏa sáng một nét đẹp khác, đó là lòng hy sinh, là chủ nghĩa anh hùng. Giữa lúc máy bay địch tấn công, Nguyệt đẩy tôi ngã vào một vật gì rất cứng và sâu (…) giữa một cái khe chỉ vừa một người, hai bên là hai gốc cây to, Nguyệt đang nấp ở phía ngoài.
- Lời thét của Nguyệt giữa bom đạn mịt mù quả là mang một âm vang, một ý nghĩa kỳ diệu: “Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó”.
- Vết thương trên vai Nguyệt càng làm cho nét đẹp tâm hồn nàng rực rỡ hơn. Lãm đến phút cuối cùng vẫn không hết ngạc nhiên, ngỡ ngàng và tự hỏi: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.
III. Nguyễn Minh Châu có khát vọng khám phá, nhận thức những cái đẹp đẽ, kỳ diệu trong mỗi con người. Đó là ngọn nguồn của tính lạc quan, cái nhìn đôn hậu của tác giả đối với cuộc sống tâm hồn nhân vật Nguyệt chứa đựng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu tượng trưng cho tâm hồn của hàng triệu thanh niên nam nữ trong thời chiến tranh chống Mỹ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Tuổi xuân không tiếc, tiếc chi đời” (T.H)
* * *
5
File đính kèm:
- Manh trang cuoi rung.doc