Chuyên đề :về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn

BT1: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Số khối của hạt nhân là tổng số các hạt proton.

B. Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

C. Trong hạt nhân nguyên tử, số proton luôn bằng số nơtron.

D. Trong hạt nhân nguyên tử, số nơtron luôn bằng số electron.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề :về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÁ HỌC BÀI TẬP MỞ RỘNG CHO CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP VÔ CƠ Trần Đăng Tuấn THPT C Duy Tiên – Hà Nam ĐT:0913307045 Email: Trandangtuan_hoahoc@yahoo.com ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ CHUYÊN ĐỀ : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - HTTH BT1: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Số khối của hạt nhân là tổng số các hạt proton. B. Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. C. Trong hạt nhân nguyên tử, số proton luôn bằng số nơtron. D. Trong hạt nhân nguyên tử, số nơtron luôn bằng số electron. BT2: Cấu hình electron của nguyên tố là: A. 1s22s22p63s23p64s23d5. B. 1s22s22p63s23p63d7. C. 1s22s22p63s23p63d54s2. D. 1s22s22p63s23p63d64s1. BT3: Một nguyên tố có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3. Vậy nguyên tố này thuộc: A. Chu kỳ 3, nhóm VA. B. Chu kỳ 3, nhóm VB. C. Chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. Chu kỳ 3, IIIB. BT4: (ĐH Ngoại thương-2001). Một kim loại X có số khối bằng 54, tổng số hạt (p + n + e) trong ion X2+ là 78 (p: proton; n: nơtron; e:electron). X là nguyên tố nào sau đây: A. . B. . C.. D. . BT5: Theo định luật tuần hoàn, trong cùng một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì tính kim loại của các nguyên tử của các nguyên tố tăng dần. Trong nhóm IA, khi chuyển dần từ chu kì hai đến chu kì sáu, thì A. Khả năng nhường electron của các nguyên tử để tạo thành cation giảm dần. B. Khả năng nhường electron của các nguyên tử để tạo thành anion giảm dần. C. Khả năng nhường electron của các nguyên tử để tạo thành cation tăng dần. D. Khả năng nhường electron của các nguyên tử để tạo thành anion tăng dần. BT6: Phát biểu nào về nguyên tử sau sau đây là đúng: A. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất. B. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước như nhau. C. Nguyên tử trung hoà về điện, do đó số proton bằng số electron. D. Trong nguyên tử nếu biết số proton có thể suy ra số nơtron. BT7: Phát biểu nào sau đây Không đúng trong nguyên tử: A. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo một hình tròn. B. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào. C. Obitan là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất. D. Obitan của các phân lớp khác nhau có hình dạng khác nhau. BT8: Cho kí hiệu của một nguyên tố . Các phát biểu nào sau đây về X là đúng: A. X có 17 proton và 35 nơtron. B. X có 17 proton và 18 nơtron. C. X có 18 proton và 17 electron. D. X có 18 proton và 17 nơtron. BT9: Các đồng vị của nguyên tố hoá học được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây: A. Số nơtron. B. Số electron hoá trị. C. Số proton. D. Số lớp electron. BT10: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của các nguyên tử là: A. electron và proton. B. proton và nơtron. C. nơtron và electron. D. electron, proton và nơtron. BT11: Nguyên tố hoá học là những: A. Nguyên tử có cùng số khối. B. Nguyên tử có cùng số nơtron. C. Nguyên tử có cùng số proton. D. Nguyên tử có cùng số nơtron và proton BT12: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho các nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì lí do nào sau đây? Kí hiệu nguyên tử cho biết: A. Số khối A. B. Số hiệu nguyên tử Z. C. Nguyên tử khối của nguyên tử. D. Số khối A và số hiệu nguyên tử Z. BT13: a. Ion M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Tổng số electron trong nguyên tử M là: A. 18. B. 19. C. 20. D. 21. b. Ion có 18 electron và 16 proton, mang số điện tích nguyên tố là: A. 18+. B. 2-. C. 18- D. 2+. BT14: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì ở bảng hệ thống tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 25. X và Y lần lượt là: A. Na và Si. B. Mg và Al. C. Na và Al. D. Na và Mg. BT15: (ĐH, CĐ khối A-2007). Dãy gồm các ion X+, Y- và các nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là: A. Na+, F, Ne. B. Na+, Cl-, Ar. C. Li+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar. BT16: Cấu hình electron nào sau đây là của ion S2- (Z=16): A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s2. BT17: Cấu hình electron của các ion nào sau đây giống như của khí hiếm: A. Mg2+. B. Fe2+. C. Cu2+. D. Cr3+. BT18: (ĐH, CĐ khối A-2007). Anion X- va cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (PNC nhóm VII). Y có số thư tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (PNC nhóm II). B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (PNC nhóm VI). Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4 nhóm IIA (PNC nhóm II). C. X có số thư tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (PNC nhóm VII). Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (PNC nhóm II). D. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (PNC nhóm VII). Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (PNC nhóm II). BT3: (ĐH, CĐ khối A 2009) Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIA. C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm IIA. BT19: Nguyên tử hay ion nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron: A. Nguyên tử Na. B. Ion canxi Ca2+. C. Nguyên tử S. D. Ion clorua Cl-. BT20: Về đặc điểm của lớp electron ngoài cùng của nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là đúng nhất. Các nguyên tử có: A. 4 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. B. 1-3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ B, H, He). C. 4 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại. D. 5-7 electron lớp ngoài cùng có thể là các phi kim hoặc khí hiếm. BT21: Obitan nào sau đây có dạng số 8 nổi: A. Obitan s. B. Obitan p. C. Obitan d. D. Obitan f. BT22: a. Một nguyên tử có tổng cộng 7 electron ở phân lớp p. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử đó là: A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. b. Trong các phân lớp sau, phân lớp nào chưa bão hoà: A. 3p6. B. 4f14. C. 5s2. D. 3d6. BT23: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn cho 2e trong các phản ứng hoá học: A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Si. BT24: Cấu hình electron của nguyên tố Cu là: A. 1s22s22p63s23p64s13d10. B. 1s22s22p63s23p63d104s1. C. 1s22s22p63s23p63d94s2. D. 1s22s22p63s23p64s23d9. BT25: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA sau đây có bán kính nguyên tử lớn nhất: A. Nitơ (Z=7). B. Photpho (Z=15). C. Asen (Z=33). D. Antimoan (Z=51). BT26: Cho dãy nguyên tố: Mg - Ca - Sr - Ba. Sự biến đổi tính kim loại của các nguyên tố trong dãy là: A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. BT27: Các nguyên tố hoá học ở nhóm IA của bảng tuần hoàn không có thuộc tính nào sau đây: A. Được gọi là kim loại kiềm. B. Tác dụng với nước tạo thành kiềm và giải phóng khí hiđro. C. Dễ dàng cho electron. D. Tác dụng với dung dịch muối giải phóng kim loại yếu hơn. BT28: Chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa về chu kỳ. Chu kỳ là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng: A. Số lớp electron. B. Số phân lớp electron. C. Số electron lớp ngoài cùng. D. Số electron hoá trị. BT29: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của các điện tích hạt nhân nguyên tử: A. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại tăng dần. B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. C. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần. D. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần. BT30: Nguyên tử khối trung bình của Đồng kim loại là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 loại đồng vị là 63Cu và 65Cu. Thành phần % theo số nguyên tử 63Cu là: A. 27,3%. B. 72,7%. C. 23,7%. D. 76,3%. BT31: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là các nguyên tố: A. Al và Br. B. Al và Cl. C. Mg và Cl. D. Si và Br. BT32: (ĐH Cần Thơ-2001). Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và vị trí của nó trong bảng tuàn hoàn là: A. Na ở ô 11, chu kỳ 3, nhóm IA. B. Mg ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA. C. F ở ô 9, chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. Ne ở ô 10, chu kỳ 2, nhóm VIIIA. BT33: (Đề thi ĐH,CĐ 2003-khối B). Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X và Y là: A. Ca và Fe. B. Ca và Mg. C. Al và Fe. D. Na và Al. BT34: (ĐH, CĐ khối A 2009) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđrô, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là: A. 27,27% B. 40,00% C. 60,00% D. 50,00% BT35: Một hợp chất A được tạo nên bởi cation M2+ và anion X-. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong phân tử A là 144. Số khối của X lớn hơn tổng số hạt trong M là 1. Trong X có số hạt mang điện gấp 1,7 lần số hạt không mang điện. A là hợp chất nào sau đây: A. CaCl2 B. CaF2 C. MgCl2 D. MgBr2.

File đính kèm:

  • docchuyen de CTNT HTTH.doc
Giáo án liên quan