Câu1: Trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
1. D 3. B
2. C 4. C
Câu 2: ( 4 điểm):
* HS cần chỉ rõ đoạn thơ có sử dụng các phép tu từ là: (1 điểm)
- Nhân hoá: mùa xuân trở dạ dịu dàng; lộc cựa nách cây; mây dịu dàng.
- Điệp ngữ: nhẹnhàng (2 lần); dịu dàng ( 2 lần).
- Đảo ngữ: khe khẽ hé; nhẹ nhàng hương bay; nhẹ nhàng lộc cựa; tím mây; dịu dàng vương mãi, tím mây ngang chiều. ( Phép đảo ngữ HS học ở lớp 5)
* HS phân tích giá trị biểu đạt của đoạn thơ bằng một đoạn văn trên cơ sở phân tích tác dụng của các phép tu từ trên.( 3 điểm )
Bài cảm thụ cần đạt các yêu cầu sau:
- Dẫn dắt vào bài ngắn gọn sát với nội dung, đề tài của đoạn thơ là viết về mùa xuân-> trich đoạn thơ. (0,5 điểm)
- Phép nhân hoá khiến mùa xuân hiện lên cụ thể, sinh động như một người mẹ trẻ đang trở dạ chuẩn bị cho đứa con yêu ra đời . Có điều, việc trở dạ đó không đau đớn, khó khăn như bình thường mà nó êm ái,dịu dàng. Câu thơ diễn tả bước đi thời gian- thời điểm giao mùa giữa đông và xuân thật tinh tế, chính xác. Mùa xuân đến từ từ, chầm chậm chứ không ào ạt như mùa hạ.
Sự trở dạ ấy đã sinh ra những đứa con mùa xuân là những tín hiệu đầu tiên hoa, hương, lộc và làn mây tím mỏng mềm mại dịu dàng. (1,5 điểm)
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án chám thi chọn học sinh giỏi năm học 2006 - 2007 môn Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục thành phố bắc giang
đáp án chám thi chọn học sinh giỏi
năm học 2006- 2007
Môn Ngữ văn lớp 7
Câu1: Trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
1. D 3. B
2. C 4. C
Câu 2: ( 4 điểm):
* HS cần chỉ rõ đoạn thơ có sử dụng các phép tu từ là: (1 điểm)
- Nhân hoá: mùa xuân trở dạ dịu dàng; lộc cựa nách cây; mây dịu dàng.
- Điệp ngữ: nhẹnhàng (2 lần); dịu dàng ( 2 lần).
- Đảo ngữ: khe khẽ hé; nhẹ nhàng hương bay; nhẹ nhàng lộc cựa; tím mây; dịu dàng vương mãi, tím mây ngang chiều. ( Phép đảo ngữ HS học ở lớp 5)
* HS phân tích giá trị biểu đạt của đoạn thơ bằng một đoạn văn trên cơ sở phân tích tác dụng của các phép tu từ trên.( 3 điểm )
Bài cảm thụ cần đạt các yêu cầu sau:
- Dẫn dắt vào bài ngắn gọn sát với nội dung, đề tài của đoạn thơ là viết về mùa xuân-> trich đoạn thơ. (0,5 điểm)
- Phép nhân hoá khiến mùa xuân hiện lên cụ thể, sinh động như một người mẹ trẻ đang trở dạ chuẩn bị cho đứa con yêu ra đời . Có điều, việc trở dạ đó không đau đớn, khó khăn như bình thường mà nó êm ái,dịu dàng. Câu thơ diễn tả bước đi thời gian- thời điểm giao mùa giữa đông và xuân thật tinh tế, chính xác. Mùa xuân đến từ từ, chầm chậm chứ không ào ạt như mùa hạ.
Sự trở dạ ấy đã sinh ra những đứa con mùa xuân là những tín hiệu đầu tiên hoa, hương, lộc và làn mây tím mỏng mềm mại dịu dàng. (1,5 điểm)
- Phép điệp ngữ, đảo ngữ, góp phần nhấn mạnh, tô đậm, làm nổi bật bước đi thời gian nhẹ nhàng, e ấp khi xuân về. (0,5 điểm)
- Đoạn thơ là bức tranh mùa xuân thật đẹp, hiền hoà, thơ mộng qua sự cảm nhận tinh tế và ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà thơ. Nó gieo vào lòng ta những nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, một tình yêu thiết tha với thiên nhiên tao vật, với mùa xuân quê hương. (0,5 điểm)
Câu 3(12 điểm):
1. Mở bài:(1,5 điểm ):
- Giới thiệu dẫn dắt vào bài: Có thể đi từ đề tài tình bạn trong đời, trong văn chương đến bài thơ. Cũng co thể giới thiệu trực tiếp tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Bạn đến chơi nhà.
- Nêu cảm xúc chủ đạo về bài thơ.
2. Thân bài:( 9 điểm): Bài làm đảm bảo các ý sau:
* khái quát sơ qua về kết cấu bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nói chung và bài thơ này nói riêng. Bài thơ không tuân thủ đúng cấu trúc 3 phần: đề, thực, luân, kết.
* Cụ thể:
- Câu 1: Câu thơ cất lên tự nhiên như lời nói thường ngày. Đó là lời chào, một tiếng reo vui, thể hiện nỗi xúc động, vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà. Bạn đến chơi ở nhà chứ không phải ở dinh quan. Lời chào mà như có nước mắt ứa ra từ khoé mắt vậy. Phải là những người bạn thân xa nhau lâu ngày mới chào nhau một cách suồng sã như thế. (1điểm)
- Sáu câu thơ tiếp theo: Sau lời chào thân mật là những lời phân bua về hoàn cảnh, điều kiện tiếp đón khách:
+ Tác giả nhắc tới trẻ, chợ vì có trẻ mới có người để sai bảo, có đi chợ mới mua được những thức ăn ngon để đãi khách. Nhưng thật không may, trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. (1điểm)
+ Dường như nhà thơ dắt bạn ra vườn rồi chỉ xuống ao, chỉ quanh vườn. Sản vật vườn nhà thì nhiều: cá có, gà có, cải có, bầu có, mướp có nhưng cũng thật chớ trêu vì tất cả đều khó bắt, hoặc chưa đến độ dùng được. Các từ khôn , khó, chửa, mới, vừa, đương cho thấy cái sự không may mắn đó.
Qua đây, người đọc cũng hình dung được một khu vườn rộng, sản vật phong phú, xanh tươi thể hiện một nếp sống cần cù, thanh bạch của vị quan chốn vườn Bùi. ( 3điểm)
+ Rồi nhà thơ đưa bạn vào trong nhà, người xưa có câu: miếng trầu là đầu câu chuyện nhưng cũng thật không may đầu trò tiếp khách trầu không có.
Cách nói có mà lại là không có như thế là thể hiện cái sự nghèo túng của nhà thơ hay chỉ là lời vui đùa hóm hỉnh- một cái cớ để dần đi đến khẳng định một tình bạn đẹp : Bác đến chơi đây ta với ta.
Vậy là về vật chất- điều kiện tiếp đãi khách cái gì cũng không có, không thể, chỉ còn một tình bạn đậm đà thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện. Tình bạn ấy không dễ gì có ở ngoài đời cũng như trong thơ của những người khác.
(1,5 điểm)
+ Câu thơ cuối bài có cụm từ ta với ta . Cụm từ này đã xuất hiện trong bài Qua đèo Ngang, (HS so sánh phân tích để từ đó hình dung tư thế, tâm hồn của của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà). Sau những lời phân bua là cả một tình bạn quý giá: tình bạn tri âm tri kỉ vượt lên vật chất tầm thường. Câu thơ cuối khép lại bài thơ và cũng khẳng định một quan niệm về tình bạn: giản dị, nghèo mà sang bởi nó chân thành, ấm áp, vô tư. ( 1,5 điểm)
3. Kết bài: (1,5 điểm)
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị, toàn những từ thuần Việt, thật dễ
hiểu, dễ cảm. Bài thơ lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình khó xử khi bạn đến chơi để thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, thiêng liêng.
- Cảm nghĩ, bài học về tình bạn rút ra từ bài thơ.
* Yêu cầu chung:
- Về nội dung: Bài viết đảm bảo đủ các ý như trên.
- Về kĩ năng: Bài văn biểu cảm cũng cần dựa trên cơ sở phân tích ý thơ. Bám sát yêu cầu biểu cảm về bài thơ: Biểu cảm trực tiếp; biểu cảm gián tiếp.
+ Phần thân bài phải có sự tách đoạn theo ý thơ (tuy nhiên yêu cầu đặt ra với HS lớp7 chỉ là tương đối). Các đoạn văn phải xuất phát từ cảm nghĩ. Khuyến khích những bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Về hình thức:
+ Bố cục bài rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy.
+ Bài ít mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp.., trình bày sạch sẽ.
* Cho điểm theo từng phần. Điểm toàn bài là điểm của từng phần cộng lại . Tuỳ theo lỗi kĩ năng, hình thức mà trừ điểm từng phần hoặc cả bài cho phù hợp./.
File đính kèm:
- Dap an cham thi HSG Van 67 TP Bac giang.doc