Phẩm giá, đạo đúc của con người rất quan trọng. Người ta có thể sống thiếu thốn về vật chấtchứ không thể nào đánh mất nhân cách, danh dự, lòng tự trọng của mình được. Vì vậy, ông bà xưa có nói : “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ trên nhằm nhắc nhở chúng ta : Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người.
Trong xã hội tiến bộ ngày nay, câu tục ngữ trên còn giữ nguyên giá trị của nó nữa không?
Theo như tục ngữ, tờ giấy kia dù có bị “rách”, không còn nguyên vẹn nhưng phải giữ được “cái lề”của nó để người ta còn nhận ra là “tờ giấy”. Con người cũng vậy, dù bị nghèo túng, lâm vào tình thế bức bách, ta cũng phải có lòng tự trọng, không nên làm những điều xằng bậy, xấu xa Sống ở trên đời, người ta quí trọng nhau là ở nhân cách, phẩm giá chứ không chỉ biết có tiền bạc. Có tiền thật nhiều, sang trọng hơn người nhưng lại thiếu đạo đức, không có nhân cách thì liệu mọi người có quí yêu ta không? Trong những lúc khó khăn, thiếu thốn hoặc lúc nguy nan khốn đốn thì nhân cách của con người thường được thể hiện rõ nhất. Xưa kia, danh tướng Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt giữa cái sống và cái chết, ông đã khẳng khái chọn cái chết mà ngàn đời sau vẫn còn lưu danh muôn thuở: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu ĐỀ 57: Bình luận câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 57 : Bình luận câu tục ngữ : “Giấy rách phải giữ lấy lề”
BÀI LÀM
Phẩm giá, đạo đúc của con người rất quan trọng. Người ta có thể sống thiếu thốn về vật chấtchứ không thể nào đánh mất nhân cách, danh dự, lòng tự trọng của mình được. Vì vậy, ông bà xưa có nói : “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ trên nhằm nhắc nhở chúng ta : Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người.
Trong xã hội tiến bộ ngày nay, câu tục ngữ trên còn giữ nguyên giá trị của nó nữa không?
Theo như tục ngữ, tờ giấy kia dù có bị “rách”, không còn nguyên vẹn nhưng phải giữ được “cái lề”của nó để người ta còn nhận ra là “tờ giấy”. Con người cũng vậy, dù bị nghèo túng, lâm vào tình thế bức bách, ta cũng phải có lòng tự trọng, không nên làm những điều xằng bậy, xấu xa… Sống ở trên đời, người ta quí trọng nhau là ở nhân cách, phẩm giá chứ không chỉ biết có tiền bạc. Có tiền thật nhiều, sang trọng hơn người nhưng lại thiếu đạo đức, không có nhân cách thì liệu mọi người có quí yêu ta không? Trong những lúc khó khăn, thiếu thốn hoặc lúc nguy nan khốn đốn thì nhân cách của con người thường được thể hiện rõ nhất. Xưa kia, danh tướng Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt giữa cái sống và cái chết, ông đã khẳng khái chọn cái chết mà ngàn đời sau vẫn còn lưu danh muôn thuở: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Còn nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu đầy cảm xúc. Chồng thì “ bị trói gô” ở đình làng vì không có tiền nộp sưu cho Nhà nước, còn con thì “ đói vàng cả mắt” vậy mà chị đã mạnh dạng ném nắm bạc vào mặt tên chi phủ Tư Ân để giữ gìn tiết hạnh với chồng. Càng xúc động và khâm phục biết bao trước cái chết của lão Hạc – nhân vật chính trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao – thà ăn bả chó để được chết quách đi chứ không thể tiếp tục sống đói nghèo để rồi sẽ theo gót Binh Tư làm nghề ăn trộm nuôi thân. Thật đáng trân trọng biết bao những cuộc đời cao đẹp.
Là con người, ta phải có nhân cách đạo đức. Nhân cách ấy giúp ta giữ cho bản thân sống tốt đẹp và nhân cách giúp ta dễ gần gũi, thân ái với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nếu trong xã hội mọi người đều có ý thức được điều này thì xã hội sẽ tiến bộ văn minh và tươi đẹp hơn .
Thế nhưng, bên cạnh những người đang ra sức giữ gìn nhân cách phẩm giá của minh được tốt đẹp thì có một số người đã bị tha hoá, biến chất. Họ là những hạng người chỉ sống bằng hình thức bên ngoài, chạy theo vật chất xa hoa. Khi gặp sự cố không hay thì họ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không giám nhận đó là hậu quả của sư suy thoái về đạo đức. Thật là điều ngạc nhiên khi có những tờ “giấy” bị “rách” mà vẫn cố giữ được “cái lề”, còn nhiều tờ giấy vẫn nguyên vẹn dáng hình mà nở đánh mất cái lề của nó đi. Đó mới là cảnh tượng đau lòng. Xã hội ta ngày nay không phải là không có trường hợp này, vì vậy Đảng và Nhà nước đang ra sức giữ lại những “cái lề, cái lối” ấy mà từ bao đời nay ông cha ta đã vun đắp cho được tôt đẹp, như tổ tiên ta đã từng nhắc nhở “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Đát nước đã qua rồi những năm tháng khủng hoảng trầm trọng, lời dạy trên như vẫn thì thầm bên tai, nó đã giúp đát nước ta vượt qua những gian khổ để bây giờ được đứng vững vàng các nước trên thế giới. Câu tục ngữ này là một lời giáo huấn quí báu cho những ai coi thưong nhân cách, bán rẽ danh dự lương tâm. Ta đừng vì một nghịch cảnh nào, vì một lí do nào… mà quên đi lời dạy sâu đậm đạo đức trên. Hiện nay đất nước trong thời kì đổi mới, công nghiềp hoá, hiện đại hoá đang mở cửa để đón nhận một luồn sinh khí mới tiến bộ văn minh du nhập từ nước ngoài về mọi mặt, đó là điều đáng mừng cho đất nước ta. Tuy nhiên, ta cần phải hiểu rằng: Văn minh tiến bộ là mặt bên ngoài của xã hội, còn mặt bên trong của nó vẫn rất quan trọng , vì đây mới thật sự là sự tồn vong của một đất nước, đó là đạo đức. Ta phải giữ gìn bảo vệ và quí yêu truyền thống, bản sắc của dân tộc, như vậy là ta đã giữ “cái lề” của xã hội, của đất nước.
Từ hình ảnh “tờ giấy” ông cha ta giáo dục lớp con cháu đời sau bằng một bài học đạo đức làm người thật sâu sắc và quí báu. Để xứng đáng và không hổ thẹn với người đi trước, chúng ta cần phải thận trọng, khi bắt tay vào một công việc gì mà việc đó có liên quan đến danh dự bản thân, danh dự gia đình,danh dự của đất nước tránh được hậu quả sau này.
File đính kèm:
- TAI LIEU VAN 9.doc