Đề: Anh (chị) hãy phân tích bài: "Thương vợ” của Tần Tế Xương để làm nỗi bật hình ảnh của bà Tú, và qua đó thấy được nét điển hình của người phụ nữ Việt Nam.

 Người ta thường nói, đằng sau người đàn ông thành đạt luôn có sự hiện diện của một người phụ nữ. Quả thật như vậy, chẳng hạn như Tú Xương, tuy đường thi cử gặp nhiều trắc trở, nhưng có thể nói những đóng góp văn chương của ông thật không nhỏ trong kho tàng thi ca Việt Nam. Điều đó được khẳng định qua qua nhận định của JEAN COURIER: “Trong bầu trời thi ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất thì Tú Xương là một trong năm ngôi sao ấy”.

 Nhưng để có được một Tú Xương như vậy, thì phải kể đến công lao bà Tú. “ Bà Tú không chỉ là một người đàn bà. Bà còn là một vị thiên thần được trời sai xuống không phải giúp ông Tú trên đường công danh, mà để Việt Nam có một đại thi hào”. (Gs. Trần Thanh Mại – “ Trông dòng sông Vị”). Có lẽ cảm kích tấm lòng cuả bà Tú, ông Tú đã làm bài thơ “Thương vợ” đậm tình để bày tỏ tình cảm của mình. Và qua hình ảnh của bà Tú trong bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam.

 Nếu như người vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay làm, thắt lưng buộc que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu, vì tớ mà đỡ đần trong mọi việc”, thì bà Tú cũng không kém gì. Tuy mang danh là bà Tú, nhưng bà phải lam lũ tất bật:

“Quanh năm buôn bán ở mon sông”

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề: Anh (chị) hãy phân tích bài: "Thương vợ” của Tần Tế Xương để làm nỗi bật hình ảnh của bà Tú, và qua đó thấy được nét điển hình của người phụ nữ Việt Nam., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề : Anh (chị) hãy phân tích bài “Thương vợ” của Tần Tế Xương để làm nỗi bật hình ảnh của bà Tú, và qua đó thấy được nét điển hình của người phụ nữ Việt Nam. Bài làm Người ta thường nói, đằng sau người đàn ông thành đạt luôn có sự hiện diện của một người phụ nữ. Quả thật như vậy, chẳng hạn như Tú Xương, tuy đường thi cử gặp nhiều trắc trở, nhưng có thể nói những đóng góp văn chương của ông thật không nhỏ trong kho tàng thi ca Việt Nam. Điều đó được khẳng định qua qua nhận định của JEAN COURIER: “Trong bầu trời thi ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất thì Tú Xương là một trong năm ngôi sao ấy”. Nhưng để có được một Tú Xương như vậy, thì phải kể đến công lao bà Tú. “ Bà Tú không chỉ là một người đàn bà. Bà còn là một vị thiên thần được trời sai xuống không phải giúp ông Tú trên đường công danh, mà để Việt Nam có một đại thi hào”. (Gs. Trần Thanh Mại – “ Trông dòng sông Vị”). Có lẽ cảm kích tấm lòng cuả bà Tú, ông Tú đã làm bài thơ “Thương vợ” đậm tình để bày tỏ tình cảm của mình. Và qua hình ảnh của bà Tú trong bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam. Nếu như người vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay làm, thắt lưng buộc que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu, vì tớ mà đỡ đần trong mọi việc”, thì bà Tú cũng không kém gì. Tuy mang danh là bà Tú, nhưng bà phải lam lũ tất bật: “Quanh năm buôn bán ở mon sông” Công việc của bà cứ âm thầm tiếp nối từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác… Từ “quanh năm” như hkẳng định thêm vòng xoay của thời gian, vòng xaoy công việc của bà Tú. Ngày nối ngày, bà tất tả ngược xuôi, dãi nắng dầm mưa, đương đầu với biết bao khó khăn cực nhọc. Ta lại hiểu thêm cái vất vả của bà Tú khi thấy nơi buôn bán của bà chỉ là cái “mom sông”. Đó chẳng qua chỉ là một dải đất nhô ra, ba bề sông nước vơi cái thế chênh vênh chẳng có gì là vững chắc. Theo cái thế chênh vênh ấy, việc buôn bán của bà Tú lại càng thêm khó. Vậy mà bà vẫn cố gắng vượt qua để: “ Nuôi đủ năm con với một chồng” Thật thú vị khi nhà thơ làm phép so sánh giữa mình và năm đứa con. Câu thơ được ngắt nhịp 4/3 như cố ý tô đậm thêm điều này. Trên đôi quang gánh của bà Tú ta ngỡ tưởng một bên là năm con, một bên là “đức ông chồng”. Câu thơ thật hóm hỉnh, bông đùa, ông nghĩ mình cũng là một gánh nặng của bà, và cũng như m ột thứ con lớn đầu,nên ông mới tự xếp mình ngang hàng với năm đứa con qua cách sắp xếp của một biểu thức ngôn từ được kết hợp bằng giới từ “ với ”. Câu thơ đã bộc lộ niềm cảm động và sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vợ mình. Quả thật, bà Tú đã làm cho ta thật sự khâm phục. Gánh nặng gia đình đè nặng trên đôi vai, nuôi năm con đã là sự vất vả khôn lường, ấy thế mà lại còn phải hầu một ông chồng phóng túng, lúc nào củng dương dương tự đắc : “ Tiền bạc phó cho con mụ kiếm ” Trong khi mình thì : “Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh ” Đường ăn chơi của ông là vậy, chưa đủ ông còn trau chuốt trong cách ăn mặc , rất lich lãm, đúng “mode”của một văn nhân thi sĩ đương thời : “ Áo hàng tàu, khăn nhiễu tím, Ô lục soạn xanh, quần tố nữ , Bít tất tơ, giày Gia Định bóng” Ấy thế Bà vẫn nuôi đủ . Đủ ở đây không phải chỉ đơn thuần là về số lượng, mà còn cả về chất lượng. Và cũûng không phải là “nuôi”, mà xem ra còn là “ cung phụng “: “Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả “ Trên đôi vai nhỏ bé, bà phải gánh vác một gia đình con đông, với một “ ông chồng “ ăn chơi, phóng túng, thế nên bà phải ngược xuôi, vất vả, tần tảo một nắng hai sương : “Lặn lội thân cò khi quãng vắng , Eo sèo mặt nước buổi đò đông “ Đến lúc này, ngôn ngữ thi ca chuyển đổi, nhiều “ gam” màu nối tiếp nhau đã khắc hoạ rõ chân dung bà Tú . Qua đó, gợi cho ta sự liên tưởng đến hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam : “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non” Con cò là biểu tượng thân phận người phụ nữ lao động ngày xưa: một hình tượng nghệ thuật ; mãnh mai, lững thững , một thân, một mình, tội nghiệp làm sao? Ông Tú không có mục đích so sánh bà Tú với “con cò”, mà ông chỉ có mục đích đồng nhất hoá thân phận bà Tú với con cò. Vì con cò trong ca dao và hình ảnh bà Tú có những nét tương đồng, cũng cảnh sông nước, cũng chiếc đòn gánh trên vai, cũng tần tảo hôm sớm nuôi chồng, nuôi con. Chỉ khác chăng “con cò” là hình ảnh cụ thể, còn “thân cò” mang ý nghĩa khái quát, gợi sự liên tưởng về cuộc đời vất vả, ngậm ngùi, đáng thương. Trong ca dao, ông cha ta đã hơn một lần căn dặn: “Con ơi nhớ lấy câu này, Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” Vậy mà bà Tú vẫn phải qua sông trên những con đò như thế, cùng với những lời giằng co, chen lấn để kiếm mối, tìm hàng. Vì vậy, ông Tú đã đổi từ “đầy" thành từ “đông” kết hợp với những từ tượng thanh, tượng hình tạo nên câu thơ mang hình ảnh của một bến sông hỗn độn, với những con đò đầy ắp, chòng chành đáng sợ. Lúc thì một mình “quãng vắng”, khi thì chen lấn “buổi đò đông”, bà dường như sinh ra để lãnh nhận sự hy sinh với trăm dắng ngàn cay, và gian lao vất vả. Với nghệ thuật đảo câu, thay một vài tư tố trong ngôn ngữ dân gian, nhà thơ đất Vị Hoàng đã sáng tạo một một hình tượng tuyệt vời, chân thực, và giản dị, thấm đượm chất dân tộc, gần gũi, thân thương. Trần Tế Xương khắc hoạ hình ảnh vợ mình, nhưng khi ta nhìn ngắm, thấy lung linh ẩn hiện đường nét và dáng dấp của người phụ nữ Việt Nam hôm qua và hôm nay. Bước chân hiện thực của bài thơ vẫn gắn bó với chất trữ tình. Tình cảm của nhân vật trữ tình – nhà thơ đã ấp ủ ngay từ dòng đầu, và càng thấm thía hơn theo từng bước thơ còn lại. Tấm lòng của bà Tú đối với chồng, với con một thêm sâu nặng, lời thơ của ông Tú mỗi lúc thêm tha thiết, dạt dào. Ông đã nói hộ những suy nghĩ độc thoại của bà Tú để làm nỗi bật phẩm chất tinh thần đáng trân trọng của người đàn bà cùng chung bước đường trần. “Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công” Lại một sự biến thể sáng tạo của ca dao, nhà thơ đã gợi cho người đọc sự liên tưởng về câu ca dân gian: “Một duyên, hai nợ, ba tình Chiêm bao lẩn khuất bên mình năm canh” Tú Xương chỉ nói đến “một duyên hai nợ”, nhưng cũng thầm mang chữ “tình”. Câu thơ vừa miêu tả, vùa cảm thông nghĩa phu thê, cùng với những cực khổ mà chính ông, người chồng “vô tích sự” đã gieo xuống đời bà, người vợ đáng thương, đáng trọng. “Duyên” bà chỉ được “một” mà “nơ” bà phải chịu gấp hai, vậy mà bà vẫn cam tâm chấp nhận. Ba chữ “âu đành phận” nghe ngọt ngào pha lẫn đắng cay, thế nhưng ở đây nó đã toát lên một tình cảm của người vợ thục hiền. Tình nghĩa của bà Tú thựcï sự đã xao động ngòi bút của nhà thơ. Bà Tú đã lặn lội viø chữ tình, thế nên “năm nắng mười mưa” bà cũng chẳng “dám quản công”. Người đời thường nói “một nắng, hai sương” nhưng ông Tú đổi thành “năm nắng mười mưa” để nhấn mạnh công lao cùng biết bao nỗi nhọc nhằn mà bà Tú đã chịu đựng, không một lời than thân, trách phận, và phàn nàn, oán giận chồng con, mà chỉ ngời sáng một phẩm chất nhẫn nại, tảo tần, một biểu tượng của người vợ, người mẹ Việt Nam. Cuối bài thơ là một câu chửi đổng: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không” Nếu hai câu luận, ông Tú đã hoá thân vào bà Tú để nói lên nỗi lòng của bà, để cuối cùng, hai câu kết ông đã lên án mình. Ông Tú coi mình “có” cũng như “không”. Vì sự hiện diện của ông chỉ có trong sự hưởng thụ vật chất, và sự phiến diện trong công việc lo toan, tính toán gia đình. Câu thơ là lời tự kiểm, nhưng trong lòng ông vẫn dành cho bà Tú nỗi yêu thương, kính mến vô bờ. Trong thời đại của ông Tú, có mấy người nghĩ được như ông trước cảnh nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn của buổi giao thời, nữa thực dân, nữa phong kiến. Và cũng qua lời tự chửi mình, ông chửi đổng cái xã hội nhố nhăng lúc bấy giờ. “Thương vợ”, bài thơ nằm ở giữa giao điểm trào phúng, trử tình, nội dung và hình thức mang nhiều tần lớp, và rồi đi đến kết luận là tình thương thắm thiết, chân thành. Qua hình ảnh bà Tú, Trần Tế Xương cũng mang đến cho ta hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa và nay, đó là những con người tháo vát, hiền thục, đảm đang, hết mực yêu chồng, thương con, suốt đời họ chỉ biết hy sinh, cho đi và không bao giờ lấy lại. “Thương vợ” là một trong những bài thơ của các thi sỹ viết về vợ mình và cũng là bài nghiêm trang và sâu sắc nhất. NGUYỄN MINH SƠN Trung Học PT Mỹ Thới – Long Xuyên 10/1998

File đính kèm:

  • docThuong Vo Tran Te Xuong.doc