Là từ chỉ gồm một tiếng
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.) mà từ biểu thị
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
104 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10788 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Ngữ văn lớp: 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9
Phần 1: Tiếng Việt.
Phần 2: Ca dao.
Phần 3: Văn học trung đại Việt Nam và Thơ Mới.
Phần 4: Thơ hiện đại Việt Nam.
Phần 5: Truyện hiện đại Việt Nam.
Phần 6: Nghị luận xã hội.
Phần I: TIẾNG VIỆT
1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:
Đơn vị
bài học
Khái niệm
Ví dụ
Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng
Sông, núi, học, ăn, áo
Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
Quần áo, hợp tác xã
Từ ghép
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt
Từ láy
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Lù mù, mù mờ
Thành ngữ
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng
Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị
Từ nhiều nghĩa
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
“lá phổi” của thành phố
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
Con ngựa đá con ngựa đá
Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Quả - trái, mất-chết - qua đời
Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Xấu – tốt, đúng – sai, cao – thấp
Từ Hán Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
Phi cơ, hoả xa, chiến đấu
Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Lom khom, ngoằn ngoèo
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
Róc rách, vi vu, inh ỏi
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiền như bụt, im như thóc
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Uống nước nhớ nguồn
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...
Con mèo mà trèo cây cau – Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đồng xa – Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD1: Nở từng khúc ruột.
VD2: Con đi trăm suối ngàn khe - Đâu bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm (Tố Hữu)
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Bác đã lờn đường theo tổ tiên
Mác, Lênin thế giới người hiền (Tố Hữu)
Liệt kê
Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều – Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Con hươu đi chợ Đồng Nai - Đi qua Nghé lại nhai thịt bò.
2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:
Đơn vị
bài học
Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, khái niệm...
Bác sĩ, học trò, gà con
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Học tập, nghiên cứu, hao mòn...
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
Xấu, đẹp, vui, buồn...
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai...
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Tôi, nó, thế, ai, gì, vào, kia, này, đó...
Quan hệ từ
Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn
Của, như, vì... nên
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
A! ôi !
Thán từ
Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
Than ôi ! Trời ơi !
Thành phần chính của câu
Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn (CN – VN)
Mưa / rơi
Súng / nổ
Thành phần phụ của câu
Là những thành phần không bắt buộc có mặt trong câu
Thành phần biệt lập
Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú)
- Hình như, có lẽ, chắc chắn; ôi, chao ôi; này, ơi...
Khởi ngữ
Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Quyển sách này, tôi đã đọc rồi
Câu đặc biệt
Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Mưa. Gió. Bom. Lửa
Câu rút gọn
Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ
- Anh đến với ai?
- Một mình !
Câu ghép
Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng phó từ, đại từ.
+ Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm...
VD1: Trời bão nên tôi nghỉ học.
VD2: Vì anh Khoai chăm chỉ khoẻ mạnh nên phú ông rất hài lòng
Mở rộng câu
Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V làm thành phần câu -> CN có C-V, TN có C-V, BN có C-V, ĐN có C-V, TN có C-V.
Hoa nở -> Những đóa hoa đầu mùa đã nở rộ.
Chuyển đổi câu
Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Chuột bị mèo bắt -> Mèo bắt chuột.
Câu cảm thán
Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương.
VD1: “Nghĩ lạ đến giờ sống mũi vẫn còn cay” (Bằng Việt).
VD2: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
Câu nghi vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ...
“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” (Bằng Việt)
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Xin đừng hút thuốc!
Câu phủ định
Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo, phản bác...
- Con không về phép được mẹ à!
Liên kết câu và đoạn văn
- Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: Tập trung làm rõ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý.
- Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác (đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên kết chặt chẽ.
- Kế đó, ... Mặt khác, Ngoài ra..., ngược lại
Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra ở những từ ngữ ấy.
Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
Cách dẫn trực tiếp
Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, có điều chỉnh hợp lý.
Mơ ước cả đời của Bác là: “ Tụi chỉ cú một ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dõn ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cú cơm ăn, ỏo mặc, ai cũng được học hành”
Hành động nói
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc lộ cảm xúc...)
3. Một số dạng bài tập vận dụng (Tiếng Việt 9)
BT1: Vận dụng những phương châm hội thoại (PCHT) đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là…
như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
Trả lời: a) Trong nhiều trường hợp vì một lí do nào đó người nói muốn (hoặc phải) đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thong tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuânt hủ PC về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thong tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b) Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó để đảm bảo PC về lượng, người nói phải dung những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
BT2: Phép tu từ từ vựng nào đã học ( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới PC lịch sự? Cho ví dụ.
Trả lời: Phép tu từ từ vựng đã học có lien quan trực tiếp tới PC lịch sự là phép nói giảm nói tránh.
VD: Thay vì chê bài viết của người khác dở ta nói: “Bài viết của bạn chưa được hay lắm.”
BT3: Vận dụng những PCHT đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: a) nhân tiện đây xin hỏi;
b) cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng …; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là …;
c) đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi.
Trả lời: Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:
Khi người nói hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ PC quan hệ , người nói dung cách diễn đạt trên .
Trong giao tiếp, đôi khi vì một lúi do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ PC lịch sự người nói dùng những cách diễn đạt trên.
C) Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ PC lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
BT 4: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao cảu các vị anh hung dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ( Hồ Chí Minh, Báo cáo chịnh trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được. ( Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.)
c) Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. ( Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.)
à Trả lời: Mẫu: Từ câu (a) có thể tạo ra:
+ Đoạn văn có lời dẫn trực tiếp: Từ xưa tới nay, nhân dân ta luôn tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước có biết bao anh hùng đã anh dũng hi sinh vì nền dộc lập tự do. Vì vậy trong “ Báo cáo chịnh trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng” , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Đó là bài học đạo lí mà mỗi học sinh chúng ta cần ghi nhớ.
+ Đoạn văn có lời dẫn gián tiếp: Trong “ Báo cáo chính trị …….” , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta phải biết ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, vì họ là những người tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Vì vậy tuổi trẻ Việt Nam chúng ta hôm nay cần phải ra sức học tập và rèn luyện mai này góp sức xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh hơn, xứng đáng với công ơn của các thế hệ cha anh đi trước.
( Theo mẫu gợi ý trên GV hướng dẫn HS thực hiện các câu tiếp theo)
BT 5: Các từ in đậm trong các phần trích sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người. (Nguyễn Du)
à Trả lời: a) Từ “ xuân” được dung theo nghĩa chuyển: có nghĩa là tuổi trẻ (chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ)
b) Từ “ tay” được dung theo nghĩa chuyển: có nghĩa là người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ)
BT6: Trong các câu sau từ “ chân” trong câu nào được dung với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ? từ “ chân” trong câu nào được dung với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ?
Năm em HS lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “ Hội khỏe Phù Đổng”
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao)
Buồn chân nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều.)
à Trả lời: a) Từ “ chân” được dung với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
b) Từ “ chân” được dung với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
c) Từ “ chân” được dung với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
BT 7: Đọc đoạn trích sau đây: “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa.” ( Tố Hữu, Chào xuân 67)
Trong đoạn trích này, “ điểm tựa” có được dung như một thuật ngữ vật lí không? Ở đây nó có ý nghĩa gì?
à Trả lời: “điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thong qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó không được dung như một thuật ngữ. Ở đây, “ điểm tựa” chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy)
BT 8: (BT5/103, tập 1) Dựa theo ý kiến của Chủ tịch HCM, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.
àTrả lời: Đề làm tăng vốn từ cần:
Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình.
Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy, cô giáo.
Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
BT9: Trong hai câu thơ sau, từ “ hoa” trong “ thềm hoa” “ lệ hoa” được dung theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? “ Nỗi mình them tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng ! ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
à Trả lời: Trong hai câu thơ trên, từ “ hoa” trong “ thềm hoa” “ lệ hoa” được dùng theo nghĩa nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
BT10: Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a) Từ “ lá” trong: “ Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rời.” ( Hồ ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
Và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.
b) Từ “ đường” trong: Đường ra trận mùa này đẹp lắm. ( Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
và trong: Ngọt như đường.
à Trả lời: a) Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ “ lá” trong “ lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “ lá” trong “ lá xa cành”
b) Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ đường” trong “ đường ra trận” không có một mối lien hệ nào với nghĩa của từ “đường” trong “ ngọt như đường”. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
BT 11: Đọc câu sau: “ Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. (HCM, Di chúc) Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ “ xuân” có thể thay thế cho từ “ tuổi”. Việc they từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
à Trả lời:“ xuân” là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Từ “ xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra dung từ này còn là để tránh lặp với từ “ tuổi tác”
BT12: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dung từ ở đoạn trích sau: “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chem. Giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong các bể máu.”(HCM, Tuyên ngôn độc lập)
à Trả lời: Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là “ tắm” và “ bể”. Việc sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
BT13: (BT 2/ SGK trang 147, tập 1) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau ( trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du): (Xem SGK)
à Trả lời: a) Phép tu từ ẩn dụ: từ “ hoa, cánh” dung để chỉ TK và cuộc đời của nàng, từ “ cây, lá” dung để chỉ gia đình của TK và cuộc sống của họ. Ý nói TK bán mình để cứu gia đình.
b) Phép tu từ so sánh: so sánh tiếng đàn của TK với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c) Phép nói quá: Thúy Kiều có sắc đẹp đến mức “ Hoag hen thua thắm, liễu hờn kém xanh” . TK không chỉ đẹp mà còn có tài: “ Một hai ……….Sắc đành đòi ………” Nhờ biện pháp nói quá, ND đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d) Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi TK bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau “ trong gang tấc”, nhưng giờ đây hai người cách trở “ gấp mười quan san”. Bằng lối nói quá, ND cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của TK và Thúc Sinh.
e) Phép chơi chữ: “ tài” và” tai”
BT14: (BT 3/ SGK trang 147, 148 tập 1) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: (Xem SGK/147,148)
a) Phép điệp ngữ (còn) và dung từ đa nghĩa (say sưa). “ say sưa” vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà sau, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình một cách mạnh mẽ mà kín đáo.
b) Tác giả dung phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng ( trăng rất sang khiến cảnh vật hiện rõ đường nét)
d) Phép nhân hóa: nhà thơ đã nhân hóa ánh trăng, biến ánh trăng thành người bạn tri âm tri kỉ ( trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e) Phép ẩn dụ: Từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
BT 15: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Áo anh rách vai…………..đầu sung trăng treo” ( Chính Hữu, Đồng chí) Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dung theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ,
Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ ?
à Trả lời: - Những từ được dung theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
Những từ được dung theo nghĩa chuyển: vai(hoán dụ), đầu(ẩn dụ)
BT 16: Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dung từ ở bài thơ sau: “ Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không? ( Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
à Trả lời: Đoạn thơ có hai trường từ vựng được sử dụng:
Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng
Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ lien tưởng với lửa: lửa, cháy, tro
Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mặt chàng trai ( và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất nhất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng)
Nhờ nghệ thuật dung từ như đã phân tích trên, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mạnh liệt và cháy bỏng.
BT 17:Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
Một dạy núi mà hai màu mây.
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác,
Như anh với em, như Nam với Bắc.
Như đông với tây một dải rừng liền. ( Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn. ( Thạch Lam, Theo dòng)
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hung lao động! Tre, anh hung chiến đấu! ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
à Trả lời: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) trích:
a) Phép so sánh: Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người (anh và em), hai miền đất ( Nam và Bắc), hai hướng ( đông và tây) của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
b) Phép ẩn dụ: dùng “ sợi dây đàn” để chỉ tâm hồn con người, nhằm nói đến một tâm hồn rất nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
c) Phép điệp ngữ và nhân hóa: Những từ tre, giữ, anh hung được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con người, một công dân xã thân vì quê hương, đất nước. Ngoài tác dụng tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến công của nó. Phép nhân hóa làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
BT 18: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ ( truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…) trong đoạn văn đó có câu chưa thành phần tình thái và cảm thán.
à Trả lời: Đoạn văn tham khảo: Em rất thích đọc các tác phẩm văn học nước ngoài nhưng có lẽ truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là tác phẩm làm em thích nhất. Truyện ca ngợi những người nghệ sĩ nghèo nhưng giàu tình thương và tấm lòng nhân hậu. Ôi, thật tuyệt vời trước tấm gương cụ Bơ-men biết hi sinh thân mình để dành lại sự sống cho nữ họa sĩ trẻ: Giôn-xi. Sự hi sinh thầm lặng của cụ khiến mọi người cảm động và cảm phúc. Em tin rằng, tất cả những ai đã từng đọc truyện ngắn ấy, chắc chắn đều có cảm nghĩ như em.
BT 19: Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai ? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu được hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
– Anh nói nữa đi. – Ông giục.
- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b) Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
à Trả lời: a) Người nói là anh thanh niên; người nghe là ông họa sĩ và cô gái.
Hàm ý của câu in đậm là: “ Mời Bác và cô vào uống nước”
Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “ Ông theo liền ông Thanh niên vào trong nhà” và “ ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
Người nói là Thúy Kiều; người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý câu in đậm thứ nhất là “ mát mẻ” , “ giễu cợt” : Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “ Hoa nô” này ư?
Hàm ý câu in đậm thứ hai là “ Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.”
Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên “ hồn lạc phách xiêu – Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.”
BT 20: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chưa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
à Trả lời: Đoạn văn tham khảo:
Bến quê là một truyện ngắn hay của Nguyễn Minh Châu . Truyện kể về số
File đính kèm:
- GA Boi duong HSG Van 9 QH(1).doc