Đề cương Môn HTBTTH
1.2 . Thế nào là phương pháp gợi mở vấn đáp? Ưu điểm, hạn chế và những yêu cầu khi sử dụng PP này để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ MN. Cho 1 VD về sử dụng PP này hình thành biểu tượng về tập hợp cho trẻ 4-5 tuổi.
- Là P¬¬¬2 dạy học trong đó cô giáo sử dụng hệ thống câu hỏi 1 cách hợp lý yêu cầu trẻ trả lời nhằm gợi ý định hướng khơi dậy suy nghĩ để học sinh từ cái đã biết để khám phá điều chưa biết hoặc để trẻ kiểm tra trình độ nhận thức những hiểu biết của trẻ.
* Ưu điểm:
- Đây là PP tác động tích cực đến tư duy sáng tạo của trẻ kích thích trực tiếp thúc đẩy quá trình học tập của trẻ.
- Dễ sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Tạo được những mối quan hệ gắn bó giữa cô và trẻ, giữa trẻ với các bạn giúp cô giáo hiểu được những đặc điểm hoàn cảnh những tâm tư tình cảm, nguyện vong của trẻ. Từ đó lựa chọn P2 , hình thức, nội dsung truyền đạt một cách hợp lý hơn nâng cao hiệu quả hoạt động.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3730 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Hệ thống bài tập thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Môn HTBTTH
1.2 . Thế nào là phương pháp gợi mở vấn đáp? Ưu điểm, hạn chế và những yêu cầu khi sử dụng PP này để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ MN. Cho 1 VD về sử dụng PP này hình thành biểu tượng về tập hợp cho trẻ 4-5 tuổi.
- Là P2 dạy học trong đó cô giáo sử dụng hệ thống câu hỏi 1 cách hợp lý yêu cầu trẻ trả lời nhằm gợi ý định hướng khơi dậy suy nghĩ để học sinh từ cái đã biết để khám phá điều chưa biết hoặc để trẻ kiểm tra trình độ nhận thức những hiểu biết của trẻ.
* Ưu điểm:
- Đây là PP tác động tích cực đến tư duy sáng tạo của trẻ kích thích trực tiếp thúc đẩy quá trình học tập của trẻ.
- Dễ sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Tạo được những mối quan hệ gắn bó giữa cô và trẻ, giữa trẻ với các bạn giúp cô giáo hiểu được những đặc điểm hoàn cảnh những tâm tư tình cảm, nguyện vong của trẻ. Từ đó lựa chọn P2 , hình thức, nội dsung truyền đạt một cách hợp lý hơn nâng cao hiệu quả hoạt động.
* Nhược điểm:
P2 này nuế sử dụng không phù hợp dễ dẫn tới đối đáp tay đôi riêng lẽ giữa thầy và trò làm mất sự tập trung chú ý của trẻ khác cô giáo khong quán xuyến được hết các cháu.
* Các lưu ý khắc phục
- Cô giáo cần nghiên cứu kỷ nội dung giảng dạy xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý cho cả lớp và cho từng đối tượng cần kết hợp sử dụng P2 này với P2 giảng dạy khác.
VD: Vận dụng P2 gợi mở vấn đáp hình thành biểu tượng tập hợp cho trẻ 4-5 tuổi.
Bài làm:
Trong việc hình thành khái niệm tập hợp cho trẻ với tiết dạy: Dạy trẻ tìm và tạo các nhóm đối tượng theo dấu hiệu khác nhau.
Trong tiết này cô giáo chuẩn bị các đồ vật với nhiều chuẩn loại, màu sắc, chất liệu khác nhau.
- Chuẩn bị: Trái cây, con vật, hình hình học.
- Chất liệu: Gổ, nhựa, vải.
- Màu sắc: Xanh, đỏ, vàng...
Giáo Viên sử dụng P2 gợi mở vấn đáp cho trẻ mô tả mỗi đồ vật. Đây là bông hoa màu vàng làm bằng nhựa. Bằng P2 này cô giáo đưa ra mệnh lệnh tạo nhóm cho trẻ. Chẳng hạn là các cháu hãy gom những con vật thành 1 nhóm.
- Các cháu gom các đồ vật làm bằng gổ thành 1 nhóm.
=> Từ đó gợi ý cho trẻ thấy rằng với mỗi yêu cầu khác thì cách tạo nhóm cũng khác nhau.
3.2. Thế nào là nhóm P2 trình bày trực quan – quan sát? Ưu điểm, hạn chế và những yêu cầu khi sử dụng PP này để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ MN. Cho 1 VD về sử dụng PP này hình thành biểu tượng về tập hợp cho trẻ 4-5 tuổi
1. PP trực quan.
Là P2 giảng giải trong đó cô giáo sử dụng phải giới thiệu các đồ dùng trực quan như tranh ảnh, hình vẽ, mô hình đồ vật, vật thật hoặc các thao tác hình thành mẫu của mình qua đó truyền đạt kiến thức mới cho trẻ.
* Ưu điểm:
Là P2 trực quan có tác động tích cực đến quá trình nhận thức qua các hình ảnh trực quan giúp trẻ khắc sâu hơn nhận thức và đặc biệt P2 này ohù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MG. Tiếp cận kiến thức qua con đường t rực giác.
- P2 trực quan giúp trẻ nhớ lâu, hình ảnh dễ được tái tạo vì thế kiến thức khắc sâu bền vững.
* Nhược điểm:
P2 trực quan là P2 hơi khó thực hiện cần được phải chuẩn bị nhiều về thời gian đầu tư, điều kiện kinh phí hoặc các trang thiết bị hổ trợ.
P2 này không phải luôn sử dụng được ở mọi lúc, mọi nơi. Có 1 số những nội dung kiến thức không sử dụng được P2 này.
- Sử dụng PP này dễ dẫn đến một số trường hợp trục trặc trong dạy học như: GV không làm chủ về vấn đề thời gian, có yếu tố về thẫm mỹ, về vệ sinh sức khoẻ đối với trẻ...
* Các lưu ý để khắc phục:
+ GV tự bồi dưỡng một số kỹ năng thực hiện PP này.
- Vẽ tranh và làm đồ dùng trực quan.
- Xem xét kỷ năng giới thiệu tranh.
- Kết hợp chặt chẽ các PP khác đặc biệt là PP gợi mở vấn đáp.
+ Nghiên cứu kỉ nội dung bài giảng.
- Xem xét kỷ kho đồ dùng đã có sẳn. Từ đó lên kế hoạch chuẩn bị ĐD trực quan cho cả thời gian giảng dạy.
+ Đối với việc sử dụng hành động, thao tác mẫu.
- Cô giáo cần có kỹ năng kết hợp với việc việc diễn đạt bằng ngôn ngữ phù hợp giúp trẻ tiếp thu tốt và thực hiện các thao tác chính xác.
2.PP quan sát.
PP học tập trong đó trẻ được tiếp cận, quan sát các đồ dùng trực quan và các thao tác hành động mẫu để từ đó hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập các kỹ năng trong học tập để trẻ thực hiện tốt PP học tập này. Cô giáo cần bồi dưỡng kỷ năng quan sát cho trẻ. Xây dựng ở lớp 1 số thói quen tốt trong học tập biết lắng nghe và làm theo nhu cầu của cô.
VD: Trong việc hình thành biểu tượng số lượg cho trẻ 4 -5 tuổi với tiết học so sánh số chẳng hạn 3 và 5 vận dụng PP trình bày trực quan.
- Cô giáo chuẩn bị các đồ dùng dạy học sau 3 cánh bướm có thể là cắt rời, 5 bông hoa chuẩn bị các bức tranh kết hơp với PP này với PP gợi mở - vấn đáp cô giáo tổ chức cho trẻ thực hành số lượng của bướm và hoa với các bức tranh( dụng cụ trực quan)
- Cháu hãy cho cô biết có bao nhiêu cánh bướm? Có bao nhiêu bao nhiêu hoa?
- Số bướm so với số hoa số nào nhiều hơn? nhóm nào ít hơn?
- vậy 3 so với 5 thì số nào bé hơn.
=> Như vậy PP trình bày trực quan kết hợp với PP gợi mở vấn đáp cô giáo gợi ý cho trẻ tự xác định ra 3 bé hơn 5.
2.2 Thế nào là Phương pháp luyện tập?Ưu điểm, hạn chế và những yêu cầu khi sử dụng PP này để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ MN. Cho 1 VD về sử dụng PP này hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5- 6 tuổi
là PP dạy học trong đó cô giáo tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động thực hành nhằm luyện tập lại kiến thức đã học hoặc hình thành các thao tác kỹ năng nói.
- Để giúp trẻ thực hiện các hoạt động này cô giáo thường đưa ra bài tập này.
+ Bài tập tái tạo: là dạng bài tập trong đó cô giáo đưa ra yêu cầu thực hiện các thao tác hoạt động mẫu trẻ chú ý theo dõi và làm lại các quy trình đó. Sau đó cô giáo gợi ý giúp trẻ hình thành kiến thức mới. Bài tập này thường được sử dụng lớp MG bé. + Bài tập sáng tạo: là dạng bài tập trong đó cô giáo đưa ra yêu cầu gợi ý cách giải quyết để trẻ tự lựa chọn thao tác thực hành. Từ đó rút ra kết luận hình thành kiến thức mới. Dạng bài tập này thường dùng ở lớp MG lớn.
* Ưu điểm:
- PP này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MG thích hoạt động ham tìm tòi.
- Bằng PP dạy học này trẻ tiếp cận kiến thức không chỉ bẳng mắt bằng tay bằng cả các cơ quan vận động giúp trẻ ghi nhớ các nội dung đã học một cách bến vững hơn.
- Trẻ rất là thích thú trong qui trình thao tác với đồ vật ví thế nó kích thích trẻ ham học tập tích cực và sáng tạo.
* Nhược điểm:
- PP này đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều của cô giáo nhà trưòng và gia đình. Không phải thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc như các PP khác dễ dẫn đến một số trục trặt kĩ thuật, tai nạn trong qui trình cho trẻ thao tác.
* Các lưu ý khằc phục:
- Để thực hiện tốt PP dạy học này cần có sự kết hợp đầu tư của nhà trường và gia đình trong việc mua sằm đồ chơi, đồ dùng lớp học.
- Trong qui trinh mua sắm đồ chơi cần chú ý các vật liệu đảm bảo vệ sinh cho trẻ và hạn chế tói thiểu tai nạn cho trẻ có thể xảy ra.
VD: Trong việc hình thành số lượng cho trẻ 5-6 tuổi với bài học luyện tập đếm và xác định con số lượng trong phạm vi 10. Cô giao tổ chức cho trẻ thực hiện trò chơi “ tìm số nhà”
- Chuẩn bị: 5 căn nhà ghi các số 5,6,7,8,9
- Tương ứng với số trẻ trong lớp. Cô giáo chuẩn bị các bức tranh về các tập hợp có SL tương ứng với số tranh chẳng hạn: 5 bông hoa, 6 cánh bướm, 7 con gà, 8 con vịt, 9 con gấu.
sau khi phát lệnh mỗi trẻ chọn 1 bức tranh thực hành đếm số con vật hình vẽ trong tranh rồi tìm đến căn nhà có số tương ứng. Sau khi trẻ đã tìm tới căn nhà của mình cô giáo có thể yêu cầu thêm mỗi trẻ xác định số lượng các bạn có trong căn nhà đó.
- Như vậy với trò chơi này cô giáo đã tổ chức cho trẻ luyện tập kĩ năng đếm, xác định đếm thích hợp nhằm luyện tập củng cố lại kiến thức đã học.
4.2 Thế nào là phương pháp sử dụng trò chơi?Ưu điểm, hạn chế và những yêu cầu khi sử dụng PP này để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ MN. Cho 1 VD về sử dụng PP này hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5- 6 tuổi
Là PP dạy học trong đó cô giáo tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi bắng 1 trò chơi cụ thể nào đó nhằm luyện tập các kỹ năng kiến thức đã học hoặc vận dụng kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Ưu điểm:
- Đây là PP đặc biệt phùn hợp đối với trẻ MG kích thích trẻ nổ lực hoạt động tạo được không khí hồ hởi phấn khởi thi đua nhau trong các hoạt động tập thể.
- PP này có tác động hổ trợ trẻ trong các hoạt động giao lưu giữa trẻ với nhau và giữa trẻ với cô giáo. Xây dựng được mối đoàn kết gắn bó có vun đấp các tình cảm lành mạnh
- PP này giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt trí tuệ thể lực thẩm mỹ và tình cảm.
* Nhược điểm:
- PP này dễ gây ra tai nạn trong quá trình tham gia trò chơi.
- Đòi hỏi sự chuẩn bị của thầy và trò cần phải chuẩn bị trang thiết bị phòng ốc, các đồ dùng vật liệu cho trò chơi.
* Các lưu ý khắc phục:
- Cô giáo cần nghiên cứu kỉ nội dung giảng dạy để lựa chọn kỉ trò chơi.
- việc lựa chọn trò chơi sử dụng hco cả lớp học cần phải sử dụng xen kẻ với các trò chơi vận động là các trò chơi trí tuệ phải xen kẻ với các trò chơi tập thể và trò chơi cá nhân.
- Cô giáo cần sưu tầm, tổng hợp để hình thành cho mình, nhóm thành 1 kho trò chơi.
VD: cho vd v/v vận dụng PP này vào việc hoạt động biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 -5 tuổi
- Chẳng hạn trong tiết dạy phân biệt các hình phẳng tròn, vuông, HCN, tam giac. Sau khi cô giáo giới thiệu và cho trẻ nêu tính chất của các hình, tiến hành cho trẻ chơi TC lăn hình để xác định đường bao của mỗi loại hình.
Như vậy, với hoạt động này, sau khi nắm vững tính chất hình, trẻ đã được thực hành luyện tập, nhờ vậy kiến thức được khắc sâu và bền vững.
2.1 Anh( chị) hiểu như thế nào về: “ nguyên tắc học đi đôi với hành giáo dục kết hợp thực tiễn” trong dạy học hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ MN? Cho 1 VD cụ thể v/v vận dụng nguyên tắc này khi hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi?
- Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu của xã hội đối với nàh trường trong việc đào tạo thế hệ trẻ, sao cho các em không chỉ nắm vững những tri thức lý thuyết, phản ánh thế giới khách quan, mà còn có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng thu được để có thể tự lập được trong cuộc sống sau này của mình và có thể tham gia các công việc phù hợp với sức lực của mình.
- Hệ thống những tri thức lý thuyết, phản ánh các số liệu về số lượng và chất lượng của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan bao gồm các kiền thức toán học (dưới dạng biểu tượng tòa học sơ đẳng ) như: biểu tượng về tập hợp, con số và phép điếm, về kích thước và hình dạng, sự định hướng trong không gian và thời gian, được thể hiện qua nội dung hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mằm nom.
- Cùng với việc trang bị cho trẻ hệ thống tri thức nói trên, quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ còn phải rèn luyện để hình thành cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận dụng những kiến thức đã học vào trong đời sống thực tiễn.
-Để đảm bảo nguyên tắc này trong dạy học thì việc lựa chọn nội dung dạy học phải gắn liền với điều kiện sống của trẻ, nhằm luyện tập cho trẻ thói quen quan tâm, chú ý tới các sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ, qua đó nhận biết các mối quan hệ toán học có trong các sự kiện, hiện tượng đó.
VD: Cho VD v/v vận dụng PP này vào việc hoạt động biểu tượng hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi.
chẳng hạn trong tiết dạy phân biệt các hình phẳng tròn, vuông, HCN, tam giac. Sau khi cô giáo giới thiệu và cho trẻ nêu tính chất của các hình, tiến hành cho trẻ chơi TC lăn hình để xác định đường bao của mỗi loại hình.
- Như vậy, với hoạt động này, sau khi nắm vững tính chất hình, trẻ đã được thực hành luyện tập, nhờ vậy kiến thức được khắc sâu và bền vững.
1.1 Anh( chị) hiểu như thế nào về: “Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan” khi hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ MN? Cho 1 VD cụ thể v/v vận dụng nguyên tắc này khi hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi?
- Nguyên tắc dạy học trực quan đóng vai trò quan trọng trong dạy học với trẻ mầm non. Điều này xuất phát từ tư duy của trẻ mầm non được đặc trưng bởi kiểu tư duy trực quan – hình tượng.
-Cơ sở của nguyên tắc trò chơi là sự thống nhất giữa các quá trình nhận thức cảm tính và lí tính trong dạy học. ở trẻ nhỏ các hình thức tư duy trực quan- hành động và trực quan- hình tượng đóng vai trò chủ yếu, do vậy những kiến mà trẻ nắm được phần lớn ở mức độ biểu tượng.
- Để đảm bảo nguyên tắc trực quan trong dạy học, những kiến thức toán học sơ đẳng cần phải sử dụng các thiết bị trực quan đa dạng nhằm tạo điều kiện để hình thành ở trẻ nhỏ những biểu tượng cụ thể, đầy đủ về các mối quan hệ toán học phong phú có trong môi trường xung quanh trẻ, chúng còn góp phần làm phong phú, cụ thể hóa và chính xác những kiến thức mà trẻ đã có từ trước.
- Trong quá trình dạy trẻ từ độ tuổi mẫu giáo bé tới độ tuổi mẫu giáo lớn cần sử dụng từ các vật trực quan có tính vật chất tới những vật trực quan có tính vật chất hóa.
- Việc sử dụng các đồ chơi trực quan trong dạy học luôn gắn chặt chẽ với việc sử dụng lời nói.
- Dạy học tuân theo nguyên tắc trực quan có vai trò rất lớn, tuy nhiên nếu sử dụng một cách lạm dụng các đồ chơi trực trong quá trình dạy học sẽ kiềm hãm sữ phát triển của trẻ.
cho 1 VD bằng PP trực quan hình thành biểu tượng của SL 3-4 tuổi.
Trong việc hình thành biểu tượng SL cho trẻ 3-4 tuổi. trong tiết dạy so sánh SL các nhóm vật. Cô giáo chuẩn bị đồ dùng trực quan như 3 con bướm, 4 bông hoa và tiến hành giảng dạy tại lớp như sau:
Đặt câu hỏi để HS xác nhận hoa và bướm? Đặt câu hỏi cái gì đây?( Cô có 1 số hoa và bướm). hướng dẫn trẻ xếp hoa NTN?( Xếp từ trái sang phải theo hàng ngang). Sau đó hướng dẩn trẻ gắn 1 con bướm váo một bông hoa rồi đặt câu hỏi có con bướm nào không tìm được hoa không?(Không)
- Có bông hoa nào không có con bướm đậu hay không?( Dạ có)
=> Từ đó GV gợi ý
3.1 Anh( chị) hiểu như thế nào về: “Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng” khi hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ MN? Cho 1 VD cụ thể v/v vận dụng nguyên tắc này khi hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi?
- Nguyên tắc này đòi hỏi, trong quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non, phải vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng phù hợp với trình độ phát triển chung của trẻ trong lớp, đồng thời cũng phù hợp với trình độ phát triển của từng đối tượng trẻ, đãm bảo cho mọi trẻ điều có thể phát triển ở mức tối đa so với khả năng của mình.
-Để đảm bảo nguyên tắc này trong quá trinh hỉnh thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non, giáo viên cần tiến hành nguyên cứu và nắm kĩ càng những đặc điểm tâm sinh li lứa tuổi trẻ, cũng như những đặc điểm riêng của từng trẻ trong các hoạt động khác và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ, như: tình trạng sức khỏe của từng trẻ, khả năng tư duy, ngôn ngữ, chú ý, ghi nhớ… Mức độ tự lực trong hoạt động của từng trẻ, đồng thời chú ý tới những cá nhân của từng trẻ như: tính tự tin, nhút nhát…
- Để dạy học vừa sức trẻ thì những kiến thức mới cần được truyền thụ dần cho trẻ từng ít một, tiếp theo chúng được cũng cố qua các bài luyện tập phong phú và được ứng dụng vào các hoạt động khác nhau của trẻ.
- Trong quá trình dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cần sử dụng các biện pháp dạy học khác nhau làm cho nội dung dạy học trở nên vừa sức trẻ.
- Để đảm bảo tính vừa sức trong dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên cần dạy trẻ từ điều đã biết tới điều chưa biết, cho nên khi dạy trẻ giáo viên nhất thiết phải nắm được những gì trẻ đã biết.
=> Tóm lại việc tuân theo nguyên tắc dạy học vừa sức trẻ là điều kiện đảm bảo cho quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mần non đạt hiệu quả cao.
Cho một VD v/v vận dụng nguyên tắc này hình thành biểu tương hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi.
- Chẳng hạn trong bài giới thiệu hình vuông. Trong tiết học như sau:
- Cô giáo sử dụng đồ dùng trực quan. Giới thiệu hình vuông, tổ chức cho trẻ nhận biết và đọc tên hình vuông khác nhau bẳng hình thức dạy học đồng loạt (dạy học cả lớp ).
- Để tổ chức luyện tập cho trẻ, giáo viên hướng dẫn trẻ tô hình vuông. Trong lúc trẻ làm việc, cô đến từng trẻ, gợi ý hợp lí với mức độ tiếp thu hướng dẫn trẻ hoàng thành bài tập, kết hợp hỏi “cháu đã tô được hình gì” ?
- Ngoài ra, cô có thể yêu cầu trẻ tìm kiếm những đồ vật có hình vuông ở MTXQ
4.1 Anh( chị) hãy phân tích một số đặc điểm của PP HTBTTH sơ đẳng cho trẻ MN. Cho 1 VD cụ thể V/v vận dụng ít nhất một trong các đặc điểm trên khi hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 3- 4 tuổi.
a) PPHTBTTH cho trẻ MN phụ thuộc vào nội dung dạy trẻ những biểu tương toán học sơ đẳng
- Nội dung dạy học quy định PP dạy học. Nội dung dạy học được triển khai trên cơ sở mục đích dạy học đã đề ra. Trong trường MN, trẻ nhỏ được lĩnh hội hệ thống các kiền thức toán học sơ đăng (những biểu tượng số lương, con số và phép điềm, biểu tượng về kích thước, hình dạng, không gian và thời gian) và những kỹ năng hành động (kĩ năng điếm, đo lường, so sánh số lượng, kích thước…) thông qua các hoạt động cho trẻ làm quen với toán, do đó người ta phải phối hợp sử dụng nhiều PP dạy học khác nhau để phù hợp với từng nội dung dạy học cụ thể.
b)PP dạy trẻ HTBTTH sơ đẳng phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và đặc điểm riêng của trẻ.
- Nhận thức cảm tính là con đường nhận thức chính của trẻ nhỏ, cho nên PP dạy học trực quan thường xuyên được sử dụng trong quá trình dạy trẻ.
- Trẻ nhỏ được đặc trưng bởi sự chú ý không chủ định và trí nhớ kém bền vững. Do đó không nên kéo dài nội dung bài hco5 dễ gây cho trẻ sự mệt mõi.
Sự phát triển cuả trẻ chỉ diễn ra và hàng thiện trong hoạt động, vì vậy trong quá trình dạy trẻ, giáo viên cần tổ chức các hoạt động thực tiễn có tính tìm tòi, khám phá đa dạng
- Vui chơi là hoạt động chủ đạo cho trẻ nhỏ “học bằng chơi, chơi mà học” là con đường, cách thức dạy học với trẻ nhỏ, vì vậy trong quá trình dạy trẻ, cần tăng cường sử dụng các PP trò chơi.
c) PP dạy trẻ HTBTTH sơ đẳng phụ thuộc vào năng lực giáo viên MN.
- Giáo viên MN đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ nhỏ. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển và đánh giá các hoạt động làm quen với toán của trẻ.
d) PP dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng phụ thuộc vào những yếu tố khác.
Tình hình thiết bị của trường MN có vai trò hổ trợ lớn đến hiệu quả sử dụng các PP dạy học của giáo viên
VD: ta thấy rằng việc lựa chọn PP dạy học của cô giáo nhằm hình thành BTTH cho trẻ MN phù hợp và tâm sinh lý của trẻ MG.
ở lứa tuổi này đặc điểm nổi bật của trẻ là thích hoạt động, thích tìm tòi hoạt động qua các hoạt động vui chơi,sắp xếp chỉnh sửa đồ vật đồ chơi, các cháu lại rất hạn chế năng lực chú ý và các khả năng tiếp thu ngôn ngữ khác vì thế trong mỗi tiết dạy ở MN cô giáo tập trung các PP.
PP trình bày trực quan, luyện tập và sử dụng trò chơi, các PP giảng giải và gợi mở vấn đáp được kết hợp sử dụng sang kẻ tạo mối liên kết giữa các hoạt động gợi ý giúp trẻ tự khám phá
5.1 Các hoạt động chủ yếu khi tiến hành một tiết học “ cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học” ở trường MN.
* Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức, kỹ năng đã học.
Trong hoạt động này cô giáo có thể sử dụng PP gợi mở vấn đáp, luyện tập hoặc các hoạt động thực hành khác nhằm kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của trẻ về các nội dung vừa học đặc biệt chú ý đến các kiến thức mà cô giáo sẽ dùng làm nền tảng để hình thành kiến thức trong tiết học mới.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Trong hoạt động này cô giáo sử dụng chủ yếu PP luyện tập đưa ra các bài tập tái tạo hoặc bài tập sáng tạo kết hợp sử dụng PP gợi mở vấn đáp để giúp trẻ tự khám phá tìm ra kiến thức mới.
- Cô giáo có thể lồng toàn bộ các hoạt động này vào 1 câu chuyện giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức và đây cũng là các thể hiện những vận dụng nguyên tắc thực tiễn vào quá trình dạy học.
* Hoạt động 3: Luyện tập kiến thức vừa học
Ứng dụng tái tạo hoặc sáng tạo những kiến thức đã học, hoạt động này có thể chia làm 3 hoạt động thành phần.
+ Luyện tập củng cố kĩ năng kiến thức đã học có thể sử dụng PP luyện tập hoặc sử dụng PP trò chơi.
+ Ứng dụng tái tạo các kiến thức kĩ năng đã học cô giáo đưa các bài tập sáng tạo bởi dạng hoạt động thực hành hoặc sử dụng trò chơi.
+ Ứng dụng sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã học. Thông qua các bài tập sáng tạo.
5.2 Cho một ví dụ cụ thể về việc vận dụng các hoạt động trên để dạy bài “ so sánh chiều cao của hai đối tượng”
- Cô chuẩn bị 2 búp bê cao, thấp. 2 ghế cao, thấp có hai màu xanh, đỏ.
- Mỗi trẻ có 2 bup bê cao, thấp mặc váy xanh đỏ.
- Lớp ngồi theo hình tròn.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Đột nhiên có tiếng gỏ cửa, GV yêu cầu trẻ có ai đến lớp thăm chúng ta. GV mở cửa mang 2 búp bê váy xanh, đỏ vào lớp. GV cho búp bê giới thiệu tên mình.
- GV tạo tình huống hai bạn đang tranh luận ai cao hơn ai, bạn nào củng cho mình cao hơn. Vậy các cháu so sánh xem bạn nào cao hơn. GV đặt búp bê đứng cạnh nhau và dùng tay chỉ dọc theo chiều cao từ đưới lên trên hỏi trẻ:
+ So sánh chiều cao của 2 bạn?( 2 bạn ko = nhau)
+ Bạn nào cao hơn bạn nào?( Búp bê váy đỏ cao hơn búp bê váy xanh)
+ Bạn nào thấp hơn bạn nào?( Búp bê váy xanh thấp hơn búp bê váy đỏ)
- Cô yêu cầu trẻ lấy 2 cái ghế (cao thấp), chúng mình mới 2 bạn búp bê học chung, vậy theo các cháu nên bạn mời bạn nào ngồi ghế nào?Vì sao?( Bạn búp b ê cao ngồi nghế cao, bạn búp bê thấp ngồi ghế thấp), GV đặt 2 cái ghế cạnh nhau cho trẻ so sánh.
+ Ghế nào cao hơn ghế nào?( ghế xanh cao hơn ghế đỏ)
+ ghế nào thấp hơn ghế nào?( Ghế đỏ thấp hơn ghế xanh)
- GV mời trẻ lên mời búp bê ngồi ghế tương ứng.
Hoạng động 2: GV yêu cầu trẻ nhặt búp bê ở trong rổ của mình ra trước mặt để búp bê đi học trường mẫu giáo, trong trường có 2 lớp: MG bé và MG lớn> bạn nào lớn sẽ đi học lớp lớn, bạn nào bé sẽ học lớp bé. Vậy làm thế nào để biết bạn nào sẽ học lớp nào? GV yêu cầu trẻ SS chiều cao của 2 bạn và bạn nào cao sẽ cho học lớp lớn và ngược lại, bạn nào thấp sẽ học lớp bé.
- Búp bê nào cao hơn búp bê nào?( búp bê váy đỏ cao hơn búp bê váy xanh)
- búp bê nào thấp hơn búp bê nào?( Búp bê xanh thấp hơn búp bê đỏ)
- GV yêu cầu trẻ so sánh độ lớn của hai lớp học được cô vẽ bằng hai vòng tròn( to, nhỏ) trên sàn nhà. Vòng tròn nào to hơn( nhỏ hơn) vòng tròn nào?
- GV yêu cầu trẻ dùng tay phải cầm búp bê cao cho vào lớp lớn( vòng tròn to) dùng tay trái cầm búp bê thấp cho vào lớp bé( vòng tròn nhỏ)
Cả lớp hát bài: “ cháu đi mẫu giáo”
* Hoạt động 3: Giờ học của các bạn đi dạo chơi nhé. GV yêu cầu trẻ tay phải cầm một búp bê thấp, tay trái cầm búp bê cao cho các em làm thành một cặp đi dạo chơi. Cho các bạn búp bê chơi trò chơi “ Trốn tìm” để cô giáo không nhìn thấy 1 trong 2 bạn búp bê, vậy bạn bào nấp sau bạn nào để cô không nhìn thấy( Búp bê váy xanh trốn sau búp bê váy đỏ), vì sao? ( vì búp bê váy đỏ thấp hơn búp bê váy xanh). Sau khi chơi cả lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát và để búp bê vào chổ quy định.
I. Yêu cầu:
- Dạy trẻ xác định phái phải, phía trái của bản thân.
- Ôn nhận biết tay phải, tay trái.
- ôn xác định các hướng không gian như: Phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân.
II. Chuẩn bị:
- Cô đặt trước một số đồ vật, đồ chơi ở xung quang lớp.
- Mỗi trẻ có 4 hình: Hình tròn, hình vuông, hình Cn, Hình TG và 2 BG: 1 dài 1 ngắn.
- Trẻ ngồi vào bàn tất ả cùng quay về một hướng
III> Hướng dẫn trẻ hoạt động.
Hoạt động 1: Ôn xác định tay phải tay trái.
Cả lớp cùng hát một bài” Cháu vẽ ông mặt trời” và cùng làm động tác minh họa cầm bút và vẽ.
- vậy các cháu cầm bút tay nào?( tay phải)
- vậy khi ăn cơm cháu cấm thìa bằng tay nào?( tay phải) cầm bát bằng tay nào?( Tay trái)
GV cho trẻ làm động tác mô phỏng hành động ăn cơm để phân biệt chính xác tay phải tay trái của mình.
Cho trẻ luyện tập với các đồ vật như:
- Cầm hình tròn bằng tay phải, cầm hình vuông bằng tay trái giơ lên.
- Cầm BG dài bằng tay phải, BG ngắn bằng tay trái giơ lên.
Sau những lần trẻ thực hiện xong nhiệm vụ GV hỏi trẻ.
- Cháu cầm hình vuông( tròn) bằng tay nào?
- Cháu cầm BG dài( ngắn) bằng tay nào?
Hoạt động 2: dạy trẻ xác định phái phải, phái trái của trẻ.
GV để một số con vật như: gà, cá, chim, mèo chó….ở phái phải và trái của trẻ và yêu cầu trẻ:
- Giơ tay phải lên( trẻ giơ tay phải và nói tay phải)
- GV giảng giải cho trẻ: Phía có tay phải của là phía phải của con.
- Phía phải của con có những gì?( Phía phải của con có con gà, mèo, cá..)
- giơ tay trái lên( trẻ giơ tay trái và nói “ tay trái”)
- GV giảng giải cho trẻ: Phía có tay trái của con là phía trái của con.
- Phía trái của con có những con gì?( Phía trái của con có con chim, con chó, con mèo)
GV yêu cầu trẻ nhắm mắt, đổi vị trí của một số đồ vật so với trẻ.
* Hoạt động 3; Trẻ luyện tập tự sắp đặt cá đồ vật ở phía phải – phải trái, phía trước, phía sau của trẻ.
Cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ như:
- Đặt hình tròn ở phái phải của cháu, hình vuông ở phía trước của cháu.
- Đặt hình tam giác ở phái trái của cháu, hình chữ nhật ở phái sau của cháu…
+ Sau mỗi lần trẻ thực hiện xong nhiệm vụ, GV hỏi trẻ:
- Cháu đặt hình vuông( hình tròn, hình tam giác hay hình chữ nhật) ở phía nào củ
File đính kèm:
- Đề cương Môn HTBTTH.doc