Đề cương môn văn - Lớp 11b9

STT Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Nội dung tác phẩm Nghệ thuật

1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

 

Nguyễn Đình Chiểu Viết theo yêu cầu của Đỗ Quang Tuần Phủ Gia Định để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trận tập kích đồn Pháp đêm

16-12-1861 Tác Phẩm là tiếng khóc bi tráng cho 1 thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ Quốc. Bài văn cũng là 1 thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực; ngôn ngữ bình dị , trong sáng, sinh động .

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn văn - Lớp 11b9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN - LỚP 11B9 a a a & b b b 1. BẢNG TÓM TẮT CÁC TÁC PHẨM : STT Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Nội dung tác phẩm Nghệ thuật 1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu Viết theo yêu cầu của Đỗ Quang Tuần Phủ Gia Định để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trận tập kích đồn Pháp đêm 16-12-1861 Tác Phẩm là tiếng khóc bi tráng cho 1 thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ Quốc. Bài văn cũng là 1 thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực; ngôn ngữ bình dị , trong sáng, sinh động . 2. Chiếu cầu hiền Ngô Thì Nhậm Của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay (1788- 1789) nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức triều đại cũ (Lê-Trịnh) ra cộng tác với triều Tây Sơn . Chiếu Cầu hiền là 1 văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước . Bài chiếu được viết với Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước . 3. Hai Đứa trẻ Thạch Lam In trong tập Nắng trong vườn. Hòa quyện 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình . Bằng 1 truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố Huyện nghèo trước Cách Mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ . - Cách viết văn nhuần nhị, tinh tế, gọn gàng và gợi được tâm trạng của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn . - Câu văn mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh nhạc điệu, ít thừa lời, thừa chữ . 4. Chữ người tử tù Nguyễn Tuân - Lúc đầu tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau tuyển in trong tập Vang bóng một thời (1940) gồm 11 truyện ngắn . Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao –1 con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện cái đẹp, khẳng định sự bất của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước . Thể hiện trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng . Thể hiện trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình . 5. Hạnh phúc của 1 tang gia (trích Số Đỏ) Vũ Trọng Phụng Tiểu thuyết Số Đỏ đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7-10-1936 . In thành sách lần đầu năm 1938 . Nhà văn đả kích sâu cay chế độ xã hội “thượng lưu” thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại những năm trước cách mạng . Nghệ thuật đối lập, sử dụng biện pháp cường điệu hóa . Nói ngược, nói mỉa, nghệ thuật trào phúng sắc bén . 6. Chí Phèo Nam Cao Lúc đầu tên “Cái lò gạch cũ” , in thành sách NXB đổi là “Đôi lứa xứng đôi” Sau tác giả đặt tên “Chí phèo” (Đổi tên 3 lần). - Tố cáo xã hội thực dân nửa Phong kiến tàn bạo đã cướp đi người nông dân cả “Nhân hình” lẫn “Nhân tính” . - Nhà văn trân trọng phát hiện, khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay cả khi tưởng chừng họ đã biến thành “Quỷ dữ ”. Xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc . 2 . BẢN TÓM TẮT CÁC TÁC GIẢ : tt Tên Nội dung thơ văn Tác phẩm chính Tóm tắt cuộc đời 1 . Ng~ Đình Chiểu (1822–1888) - Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa : (Lục Vân Tiên) ca ngợi những phẩm chất, thủy chung, giữ gìn nhân cách ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh và có sức mạnh để chiến thắng thế lực bạo tàn ; là bản án kết tội những kẻ phi nghĩa bất nhân . - Lòng yêu nước thương dân : Phơi bày thảm họa mất nước, thương dân; tố cáo tội ác xâm lược lên án bọn tay sai; ca ngợi những người yêu nước chiến đấu hi sinh vì đất nước; ca ngợi những lãnh tụ anh hùng bất tử; ca ngợi tri thức có nhân cách cao quý và ý thức dân tộc sâu sắc . - Giai đoạn đầu : Truyện Lục Vân Tiên, và Dương Từ –Hà Mậu . - Giai đoạn sau : Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục Tỉnh, Ngư tiều y thuật vấn đáp . - Nghệ thuật : Nhất là văn chương trữ tình, đạo đức; Không rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm, bút pháp trữ tình, nhiệt thành, trong sáng, từ trữ tình đạo đức đến trữ tình yêu nước - Tự Mạnh Trạch, Hiệu Trọng Phủ, Hối Trai Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định - Đậu tú tài năm 1843, thửơ niên thiếu gặp nhiều bất hạnh, cha bị cắt chức, mẹ mất, 2 mắt bị mù, vợ chưa cưới bội ước . - Năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định , Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, Ba Tri (Bến Tre), dạy học, làm thuốc, liên lạc với các sĩ phu yêu nước và viết thơ văn . => Là người hiếu thảo, có nghị lực và thông tuệ, có tinh thần yêu nước, đạo nghĩa và căm thù giặc . 2 . Thạch Lam ( 1910 – 1942) - Cách viết văn nhuần nhị, tinh tế, gọn gàng và gợi được khá rõ tâm trạng, trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn . - Câu văn mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh nhạc điệu, ít thừa lời, thừa chữ . - Ngòi bút tinh tế, trân trọng đối với những người dân quê nghèo khổ,lam lũ, thái độ cảm thông đáng quý . Truyện ngắn :Gió đầu mùa , nắng trong vườn, sợi tóc . Tiểu thuyết Ngày mới. Tập tiểu luận Theo dòng Tùy bút HàNội Băm sáu phố phường . Tên khai sinh : Nguyễn Tường Lân (Sau là Nguyễn Tường Lân) . Sinh tại Hà Nội, trong 1 gia đình công chức gốc quan lại Đỗ tú tài ở Hà Nội sau làmbáo,viết văn . Là người đôn hậu, tinh tế, biệt tài viết truyện ngắn, truyện không có truyện. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày, văn ông trong sáng, giản dị, thăng trầm, sâu sắc. 3. Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) Một chuyến đi, vang bóng 1 thời, thiếu quê hương, chiếc lư đồng mắt cua, Đường vui, Tình chiến dịch, sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi . - Hiệu Hi Doãn . Sinh tại làng Tả Thanh Oai (Làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam - Năm 1775, đỗ tiến sĩ từng được chúa Trịnh giao giữ chức Đốc Đồng trấn Kinh Bắc . - Ông đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông soạn thảo . 4. Ng~ Tuân (1910 – 1987) - Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, trong 1 gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn . - Ông học đến bậc thành chung (Cấp THCS) ở Nam Định, sau về Hà Nội viết văn và làm báo.Sau cách mạng tháng 8, đến với cách mạng, phục vụ 2 cuộc kháng chiến. Năm 1948 – 1958, là Tổng thư kí hội văn nghệ VN. 5 . Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) Căm phẫn mãnh liệt xã hội thối nát đương thời . Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, cơm thầy cơm cô; Tiểu thuyết: giông tố, Số Đỏ, vỡ đê, lấy nhay vì tình, trúng số độc đắc . - Sinh tại Hà Nội , trong 1 gia đình nghèo. Quê ở tỉnh Hưng Yên. Cuộc sống chật vật, bấp bênh. - Sống bằng nghề viết báo, viết văn - Sau bị bệnh lao và mất tại Hà Nội 6. Nam Cao (1917 – 1951) Quan điểm Nghệ thuật : Văn chương phải gắn bó với đời sống (Hiện thực) . Mang tính sáng tạo Mang tính nhân đạo . => Nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ, thoát ra từ những kiếp lầm than , nhà văn cần phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những rung động cảu đời (Giăng sáng) TRƯỚC CÁCH MẠNG: - Người Nông dân nghèo: Chí Phèo, Lão Hạc, dì Hảo, Lang Rận, 1 bữa no, Mua danh, trẻ con không được ăn thịt chó. - Người trí thức nghèo : Giăng sáng, đời thừa, những truyện không muốn viết, quên điều độ, cười, nước mắt… Tiểu thuyết “Sống mòn” SAU CÁCH MẠNG: Nhật kí ở rừng, truyện ngắn Đôi mắt, kí sự Chuyện Biên giới . - Tên khai sinh là Trần Hữu Tri, trong 1 gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam . - Học hết bậc thành chung, vào Sài Gòn kiếm sống, bắt đầu sáng tác. - Sau 3 năm, ốm đau, về quê . - Sau dạy học ở ngoại ô Hà Nội . - Năm 1943, tham gia nhóm Văn hóa cứu Quốc, bị khủng bố , lánh về quê tham gia khởi nghĩa ở phủ Lí Nhân (8-1945) . -Năm 1946, có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ . - Mùa thu (1947) lên Việt Bắc làm báo chí, tuyên truyền . - Năm 1950, tham gai chiến dịch biên giơí . - 11 – 1951, trên đường công tác ở vùng hậu Liên Khu III, bị Pháp phục kích, sát hại . 3. THÀNH NGỮ : Khái niệm : Là 1 đơn vị ngôn ngữ , có vai trò tổ chức câu, tương đương với từ và cụm từ tự do, không tương đương với câu . Là loại cụm từ cố định, đã hình thành từ trước, thuộc loại đơn vị có sẵn, có giá trị nổi bật về : + Tính hình tượng . + Tính khái quát nghĩa . + Tính biểu cảm . + Tính câu đối , có nhịp và có thể có vần . Ví dụ : Một dyên hai nợ . – Nuôi ong tay áo . – Đội trời đạp đất . Năm nắng mười mưa . - Nước đổ đầu vịt . - Lòng lang dạ thú . Ếch ngồi đáy giếng . - Dầm mưa dãi nắng . - Mẹ tròn con vuông . Aên cháo đá bát . - Lòng lang dạ thú . - Đi guốc trong bụng . - Đầu trâu mặt ngựa . - Dĩ hòa vi quý . - Nấu sử sôi kinh . 4. ĐIỂN CỐ : Khái niệm : Là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự. Mỗi điển cố nhưu 1 sự việc tiêu biểu, điển hình, mà chỉ cần nhắc đến đã chứa đựng điều mà người nói muốn diễn đạt . Ví dụ : Giường kia treo cũng hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn ( Nói lên tình bạn keo sơn, thắm thiết). Ba thu, chín chữ, Liễu Chương Đài, Mắt xanh … Gót chân A-Sin Gã sở Khanh Nợ như chúa Chổm Sức trai Phù Đổng Đẽo cày giữa đường

File đính kèm:

  • docTOM TAT ON TAP NGU VAN 11.doc
Giáo án liên quan