A/ Nghị luận là gì ?
Bàn bạc, thảo luận.
? Thế nào gọi là kiểu bài nghị luận ?
- Nghị luận là kiểu bài, là phương pháp sd thao tác bàn bạc, phân tích, giải thích, chứng minh .giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rộng một vấn đề, chỉ rõ vấn đề ấy đúng hay sai, tốt hay xấu, cũ hay mới đồng thời giúp người đọc, người nghe có thái độ đúng, hành động đúng đ/v vấn đề đang nghị luận.
B/ Phân loại :
Có 2 loại nghị luận :
- Nghị luận chính trị, xã hội : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận văn chương : Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích).
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
VD :
+ Nghị luận câu : Không có gì quý hơn độc lập tự do là nghị luận chính trị.
+ Nghị luận về thói đố kị, lòng khoan dung, lòng nhân ái, tệ tham nhũng là nghị luận xã hội.
+ Nghị luận tục ngữ, ca dao: Uống nước nhớ nguồn, Tốt danh hơn lành áo, Có công mài sắt có ngày nên kim là nghị luận xã hội.
67 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ngữ Văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị luận
A/ Nghị luận là gì ?
Bàn bạc, thảo luận.
? Thế nào gọi là kiểu bài nghị luận ?
- Nghị luận là kiểu bài, là phương pháp sd thao tác bàn bạc, phân tích, giải thích, chứng minh ...giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rộng một vấn đề, chỉ rõ vấn đề ấy đúng hay sai, tốt hay xấu, cũ hay mới …đồng thời giúp người đọc, người nghe có thái độ đúng, hành động đúng đ/v vấn đề đang nghị luận.
B/ Phân loại :
Có 2 loại nghị luận :
- Nghị luận chính trị, xã hội : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận văn chương : Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích).
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
VD :
+ Nghị luận câu : Không có gì quý hơn độc lập tự do là nghị luận chính trị.
+ Nghị luận về thói đố kị, lòng khoan dung, lòng nhân ái, tệ tham nhũng… là nghị luận xã hội.
+ Nghị luận tục ngữ, ca dao: Uống nước nhớ nguồn, Tốt danh hơn lành áo, Có công mài sắt có ngày nên kim là nghị luận xã hội.
C/ Cách làm bài nghị luận :
I/ Tìm hiểu đề, tìm ý :
1/ Tìm hiểu đề : Gồm 2 thao tác :
a/ Đọc đề bài : Đọc kĩ để để có cái nhìn tổng quát, chú ý không bỏ sót một chi tiết nào để tránh những chỗ hiểu sai.
b/ Phân tích đề : Một đề ra cho HS là đặt HS trước một tình huống có vấn đề. Vì thế, khâu PT đề là phải tìm ra cho được cái tình huống có vấn đề, nghĩa là phải phát hiện được cái vấn đề cần được giải quyết nằm trong đề bài, kết cấu của một đề bài thường gồm 2 bộ phận :
*Bộ phận A : Chứa đựng những dữ kiện, những điều đề bài cho biết trước :
- Lời dẫn giải, giới thiệu, xuất xứ của một tính văn.
- Tính văn : câu nói, ý kiến phát biểu, câu thơ được dẫn.
- Yêu cầu : gạch dưới những từ ngữ then chốt để xác định :
+ Vấn đề cần nghị luận.
+ Giới hạn của vấn đề.
*Bộ phận B : Chứa đựng những điều đề bài yêu cầu phải thực hiện, nghĩa là cách thức giải quyết vấn đề. Bộ phận này thường được diễn đạt dưới hình thức của 1 câu cầu khiến :
+ Em hãy trình bày và nêu suy nghĩ ....
+ Em hãy nêu suy nghĩ...
+ Hãy nêu ý kiến ...
+ Nêu những nhận xét, suy nghĩ của em ...
+ Cảm nhận và suy nghĩ của em về ...
- Yêu cầu : gạch dưới những từ ngữ then chốt để xác định :
+ Thể loại của đề bài.
VD : Phân tích đề sau :
- Đề 1 : Đất nước ta có nhiều tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
+ Xác định từ ngữ then chốt :
Bộ phận A : tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi Vấn đề nghị luận.
Bộ phận B : trình bày, suy nghĩ Thể loại : Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề 2 : Suy nghĩ về đ/s t/c gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
+ Xác định từ ngữ then chốt :
Bộ phận A : đ/s t/c gia đình trong chiến tranh Vấn đề nghị luận.
truyện ngắn Chiếc lược ngà Giới hạn của vấn đề.
Bộ phận B : suy nghĩ Thể loại : Nghị luận về 1 tác phẩm truyện.
2/ Tìm ý : Triển khai vấn đề nghị luận thành hệ thống các luận điểm.
II/ Lập dàn bài :
1/ Khái niệm : Lập dàn bài là chọn lựa, sắp xếp các ý chính, ý phụ theo một trật tự hợp lý.
Dàn bài phải thể hiện được :
+ Nội dung cơ bản của vấn đề cần được giải quyết.
+ Trình tự lập luận chung của toàn bài văn.
2/ Tầm quan trọng của việc lập dàn bài :
Có 1 dàn bài tốt đã là 1 đảm bảo khá chắc chắn cho sự thành công của bài làm.
3/ Bố cục : 3 phần: MB – TB – KB (GTVĐ - GQVĐ - KTVĐ).
III/ Viết bài :
1/ Dùng từ :
- Đảm bảo sự chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, t/c 1 cách rõ ràng.
- Phải tuân theo các tiêu chuẩn chính tả, quy tắc viết hoa.
- Viết chữ đều, ngay ngắn, không thừa, không thiếu nét, tránh lối viết cẩu thả, tuỳ tiện.
- Dùng nhiều từ trừu tượng, khái quát, mang sắc thái lí trí (VD : phẩm chất, đạo đức, lí tưởng).
- Sử dụng những từ giàu h/ả, gợi cảm xúc, mang sắc thái biểu cảm (VD : nồng nàn, xót thương, sôi nổi ...).
- Thường dùng nhiều từ Hán – Việt (VD : nhân đạo, chính nghĩa, cách mạng…).
- Thường sử dụng các biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, điệp từ điệp ngữ....
2/ Đặt câu :
a/ Khái niệm :
- Câu là đơn vị nhỏ nhất của văn bản.
- Mỗi câu là 1 đơn vị liên kết của văn bản.
- Khi phân đoạn, đoạn văn sẽ được chia hết thành những câu, không có phần dư.
b/ Đặc điểm :
- ở dạng viết : câu được bắt đầu bằng những chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu chấm (chấm hỏi, chấm than, hai chấm, chấm lửng ...).
- ở dạng nói : câu có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng quãng ngắt hơi.
- Về nội dung : ý của mỗi câu phải thống nhất với chủ đề nhỏ của đoạn văn và với chủ đề chung của toàn văn bản
- Về hình thức : các câu trong đoạn phải gắn bó với nhau, liên kết với nhau bằng các phép liên kết : lặp, thế, nối, liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa...Ngoài ra, còn phải có câu nối đoạn để liên kết đoạn văn trên và dưới.
- Câu trong văn bản không chỉ mang chức năng biểu đạt, thông báo mà còn lồng vào đấy sự đánh giá, thái độ và tình cảm của mình đ/v hiện thực được phản ánh, đ/v nội dung thông tin chứa đựng trong câu.
- Chú ý quy tắc dùng dấu câu để đảm bảo mối quan hệ ngữ pháp, lôgíc – ngữ nghĩa giữa các câu và giữa các TP câu với nhau.
c/ Tính liên kết của câu :
- Liên kết : nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đv với đv = các từ ngữ có td liên kết.
- Liên kết : nội dung: quan hệ chủ đề, quan hệ lôgíc giữa câu – câu, giữa đv - đv.
hình thức.
- Liên kết hướng nội :
+ Sự kết hợp các từ thành cụm từ, vế câu để tạo thành câu.
+ Sự kết hợp giữa CN – VN, giữa 2 vế của câu ghép.
+ Căn cứ vào mục đích nói, câu có thể chia thành 4 loại : trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Sau đây là 1 số kiểu câu thường gặp :
* Câu khẳng định : C phải V phải, buộc phải, nhất định...
- VD : Tôi phải học.
* Câu nhấn mạnh sự khẳng định : C không thể không V
- VD : Tôi không thể không học.
? So sánh 2 kiểu câu trên, kiểu câu nào mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn ?
NX : Câu này có hiệu quả diễn đạt cao hơn.
* Câu giảm nhẹ sự khẳng định : C không phải (là) không V.
Không phải (là) C không V.
- VD : Tôi không phải là không học.
Không phải là tôi không học.
* Câu hỏi tu từ : là loại câu hỏi trong đó đã có hàm ý trả lời (trong câu hỏi tu từ đã bao hàm ý khẳng định hay phủ định).
- Câu hỏi tu từ có thể đứng ở đầu – giữa – cuối đoạn văn :
- VD :
+ H/ả ông cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là 1 h/ả ân tình, ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khoẻ, 1 lời an ủi, động viên ân cần : “Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ ?”. Còn gì cao quý hơn, ấm áp hơn, tình nghĩa hơn ? Được sống trong tình yêu thương của đồng loại mới thật hạnh phúc. Và đó là sắc màu ý vị trong c/đ mỗi chúng ta, là “bến quê” trong tâm hồn mỗi chúng ta.
+ Còn gì đẹp hơn mùa xuân? Có ty nào sâu nặng hơn, rộng lớn hơn ty TN, ty quê hương đất nước? Biết sống đẹp và biết hiến dâng mới là con người chân chính. Mỗi con người phải là “1 MX nho nhỏ” để tô đẹp quê hương. Cảm nhận ấy, bài học ấy vô cùng său sắc đ/v nhiều người khi chúng ta đọc thơ Thanh Hải.
+ Nếu như trong bài thơ “Tre VN” câu thơ lục bát có khi được tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng thì ở bài thơ “ánh trăng” này lại có 1 nét mới. Chữ đầu của dòng thơ, câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, kỷ niệm?
* Câu đảo hoặc thuận cú pháp : trật tự các TP trong câu TV là cố định, không thể thay đổi 1 cách tuỳ tiện. Nhưng 1 số kiểu câu cho phép dùng cả trật tự thuận (câu thuận) lẫn trật tự đảo (câu đảo). Có 2 loại : câu thuận và đảo vị ngữ, thuận và đảo bổ ngữ :
- So sánh : 1/ Lát sau, thống lý Pá tra bước vào. Theo sau thống lý là 1 lũ thông quán, xéo phải.
2/ Lát sau, thống lý Pá tra bước vào. Một lũ thông quán, xéo phải theo sau thống lý.
- NX : Câu 1 là câu đảo VN vừa hay vừa hợp lý hơn câu 2 (câu thuận) : VN Theo sau thống lý được đảo lên trước CN chính là vì chúng đã được XĐ từ câu trước và biến thành chủ đề thông báo ở câu sau.
* Câu chủ động hoặc bị động :
- So sánh : 1/ Nguyễn Du đã sáng tác ra 1 tác phẩm xuất sắc là “Truyện Kiều”. Từ đó đến nay, “Truyện Kiều” luôn luôn được nhân dân ta hâm mộ.
2/ Nguyễn Du đã sáng tác ra 1 tác phẩm xuất sắc là “Truyện Kiều”. Từ đó đến nay, nhân dân ta luôn luôn hâm mộ “Truyện Kiều” .
- NX : Nên dùng câu bị động (câu 1) hay hơn câu chủ động (câu 2) vì nhờ sự xuất hiện của câu đầu, “Truyện Kiều” như 1 cái gì đấy “đã biết” ở câu sau và trở thành chủ đề của câu mới.
- Liên kết hướng ngoại :Khi nằm trong văn bản, câu chẳng những có tính liên kết hướng nội mà còn có tính liên kết hướng ngoại. Đó là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nó với các câu xung quanh.
Tính liên kết hướng ngoại của câu được thực hiện bằng các phép liên kết : lặp, thế, nối, liên tưởng ...
+ 4 phép LK:
LK từ vựng : lặp từ ngữ.
từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng (sd yếu tố từ vựng : DT, ĐT ... để LK, không thể sd tuỳ tiện để LK).
LK NP : phép nối, thế.
* Phép lặp : hiện tượng dùng nhiều lần trong văn bản 1 từ hay 1 ngữ nào đó nhằm mục đích liên kết.
+ Vị trí : lặp liên tiếp hoặc cách quãng.
+ Chức năng : lặp CN, VN, bổ ngữ, trạng ngữ.
+ Từ loại : DT, ĐT, TT ...
+ Mục đích : lặp liên kết, lặp nhấn mạnh, lặp biểu cảm (trong các văn bản nghệ thuật là điệp từ, điệp ngữ).
VD : Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước ...(lặp liên tiếp – lặp DT – lặp CN – lặp liên kết – lặp biểu cảm).
* Phép thế : hiện tượng thay 1 hay nhiều từ, ngữ hoặc câu đã xuất hiện ở phần trước văn bản = 1 từ ngữ có giá trị tương đương ở phần sau.
Phép thế đại từ thường rút ngắn độ dài văn bản, tránh được việc lặp từ không cần thiết.
Phép thế đồng nghĩa giúp cho việc diễn đạt thêm sinh động.
- Phép thế đại từ :
+ Các đại từ : nó, chúng, họ, đó, này, đây, ấy, kia, thế, vậy ...
VD : Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
+ Các đại từ hoá : ông, bà, anh, chị, chàng ..., tất cả, cả hai ...
VD : Thạch Sanh là người nhân hậu. Chàng giúp đỡ người nghèo.
- Phép thế đồng nghĩa, gần nghĩa :
VD : Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
- Trái nghĩa :
VD : Tuỳ đấy, mày có tin nhà tao thì điểm chí vào, đem về cho chồng mày kí tên, và xin chữ lí trưởng nhận thực tử tế rồi mang sang đây, thì tao sẽ giao tiền cho. Nếu mày không tin thì thôi. Đây tao không ép. (Tắt đèn – NTT).
- Thay thế để LK = tổ hợp “DT + chỉ từ” như : cái này, việc ấy, điều đó ...
* Phép nối : sd các từ ngữ chỉ quan hệ, từ ngữ có td chuyển tiếp. Các từ ngữ làm phương tiện LK trong phép nối thường đứng trước CN.
- Nối QHT : và, rồi, nhưng, mà, còn nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để ...
- Nối = từ ngữ có td chuyển tiếp :
+ Từ ngữ chỉ trình tự : trước hết, đầu tiên, bắt đầu là, 1 là, 2 là, 3 là, ngoài ra, mặt khác, bên cạnh đó, cuối cùng, sau cùng ....
+ Từ ngữ chỉ sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết: tóm lại, nói tóm lại, kết luận lại, tổng kết lại, nhìn chung ...
+ Từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản : ngược lại, trái lại, đối lập với, thế mà, tuy vậy ...
+ Từ ngữ chỉ sự giải thích, minh hoạ : = chứng là, chẳng hạn như, VD như, cụ thể là ...
- Các tổ hợp : “QHT + đại từ” kiểu như : vì vậy, nếu thế, tuy thế, thế thì, vậy thì, vậy nên.
* Phép liên tưởng : sd các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng ....có quan hệ gần gũi với nhau để LK câu.
Phép liên tưởng được thực hiện nhờ vào những mối quan hệ nhân quả, giải thích, bao hàm, đồng loại. Ngoài td LK, phép liên tưởng còn giúp cho việc mở rộng nội dung trình bày được hợp lí.
- Liên tưởng theo mối quan hệ bao hàm :
VD : Chim chích choè rất đẹp. Đôi cánh mượt mà. Đôi chân nho nhỏ.
Trong phép liên tưởng bao hàm, thông thường câu đầu tiên nêu lên 1 sự vật, sự việc hoặc hiện tượng tổng quát bao gồm những TP sẽ được diễn tả trong các câu tiếp theo. (Trả lời câu hỏi : Bao gồm cái gì?).
Phép liên tưởng bao hàm thường nằm ở vị trí đường LK chủ đề (chủ ngữ).
- Liên tưởng theo mối quan hệ giải thích :
Trong phép liên tưởng giải thích, thông thường câu đầu tiên nêu lên 1 hành động, trạng thái hoặc tính chất (được thể hiện = ĐT, TT...). Những câu tiếp theo giải thích hành động, trạng thái, tính chất đó (trả lời ? : ntn ? làm gì?).
Phép liên tưởng giải thích thường nằm ở đường liên kết lô-gíc (vị ngữ).
- Liên tưởng theo mối quan hệ nhân quả :
Câu đầu tiên nêu nguyên nhân, các câu tiếp theo đưa ra kết quả.
Thường nằm ở đường liên kết lô-gích (vị ngữ).
- Liên tưởng theo mối quan hệ đồng loại :
VD : Hoa lay ơn giống như ....Bông hướng dương ....
Thường nằm ở vị trí đường LK chủ đề (chủ ngữ).
3/ Dựng đoạn:
a/ Khái niệm:
Đoạn văn là phần văn bản nằm giữa hai chỗ xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Về hình thức: chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào độ 1 ô (khoảng 1 cm) tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng.
b/ Câu chủ đề của đoạn:
Câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung chính, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ chủ ngữ, vị ngữ và thường đứng ở vị trí đầu đoạn văn.
c/ Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
+ Đoạn diễn dịch: Diễn dịch là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể, chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt (câu chủ đề) đứng đầu đoạn; các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ cho câu chốt.
VD: Lịch sử đã có nhiều cuộc k/c vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. H/ả người anh hùng làng Gióng có ngựa sắt phun lửa, có roi sắt và gốc tre làm vũ khí đánh đuổi giặc Ân là niềm tự hào của tuổi thơ Việt Nam. Lý Nam Đế đánh đuổi giắc Lương lập nên nước Vạn Xuân độc lập. Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc. Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Quốc Tuấn đã dùng kì mưu tiêu diệt giặc Nam Hán, giắc Tống, giắc Mông Cổ trên sông Bạch Đằng. ải Chi Lăng, gò Đống Đa là mồ chôn quân xâm lược phương Bắc. Cuộc k/c chống Pháp và chống Mĩ là những bản anh hùng ca của nhân dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước của nhân dân ta đã tô thắm những trang sử vàng chói lọi.
+ Đoạn quy nạp: Quy nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung, khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề (câu chốt) đứng cuối đoạn.
VD: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ .Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như: Giàu vì bạn, sang vì vợ; hay Học thầy không tày học bạn. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài Bạn đến chơi nhà được nhiều người yêu thích. Trong đời người hầu như ai cũng có bạn. bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta.
+ Đoạn song hành: Song hành là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn song hành không có câu chủ đề.
VD: Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta sương buông trắng xoá. Con thuyền bơi trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ long bong trên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc cộc của bạn chài săn cá, âm vang mặt vịnh. Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn sương.
+ Đoạn móc xích: Móc xích là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước.
VD: Muốn xây dựng CNXH thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá. Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết.
(Hồ Chí Minh)
+ Đoạn văn diễn dịch – quy nạp: (tổng – phân – hợp) Câu đầu (câu chủ đề của đoạn giới thiệu khái quát ý của toàn đoạn (tổng). Tiếp theo là một chuỗi câu cụ thể, minh hoạ cho câu đầu, phát triển ý của câu đầu (phân). Cuối cúng lại là một câu khái quát nữa chốt lại nội dung chính (hợp).
VD:
+ Đoạn văn so sánh: So sánh là phân tích bằng cách đối chiếu, đặt sóng đôi 2 đối tượng, 2 vấn đề trên cơ sở sự giống nhau giữa chúng (thường là đối chiếu 1 sự vật không biết hoặc biết ít với một sự vật quen thuộc đểlàm cho ý nghĩa của chúng rõ ràng hơn, sinh động hơn).
- So sánh tương tự: 2 đối tượng giống nhau ở một số dấu hiệu (1 số mặt, t/c hoặc quan hệ) từ đó rút ra kết luận 2 đối tượng này cũng giống nhau ở các dấu hiệu khác.
VD: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có thể cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc k/c.
- So sánh tương đồng: là đặt vấn đề này bên vấn đề khác có chung 1 số nét đồng nhất để làm nổi bật vấn đề cần phân tích.
VD: Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu k/c, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp.
- So sánh tương phản (đối lập): là đặt cái sáng bên cái tối, cái trắng bên cái đen, cái tốt bên cái xấu để làm nổi bật cái cần được giải thích.
VD: Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Hồ Chí Minh
* Lưu ý: So sánh được coi là 1 thủ pháp PT hay bình giá mang lại mang lại nhiều hiệu quả vì nó vừa là 1 phương pháp lập luận hùng hồn, sắc cạnh, đanh thép, vừa là 1 phương pháp văn học giàu giá trị biểu cảm.
- Trong nghị luận chính trị xã hội, ta có thể so sánh hai vấn đề:
+ ở 2 thời đỉêm, 2 thời kì khác nhau …
+ ở 2 nơi, 2 địa điểm khác nhau …
+ ý kiến của các danh nhân …
- Trong nghị luận văn chương, ta có thể so sánh:
+ 2 tác phẩm văn học cùng thời đại hoặc khác thời đại.
+ 2 tác giả cùng thời đại hoặc khác thời đại.
+ Bản dịch của tác phẩm với nguyên bản.
d/ Liên kết đoạn văn:
* Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn:
- Từ ngữ chỉ trình tự: trước hết, đầu tiên, bắt đầu là, 1 là - 2 là - 3 là, ngoài ra, mặt khác, bên cạnh đó – cuối cùng, sau này …
- Từ ngữ chỉ sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết hoặc khái quát vấn đề: tóm lại, nói tóm lại, kết luận lại, tổng kết lại, nhìn chung …
- Từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản: ngược lại, trái lại, đối lập với, thế mà, tuy vậy …
- Dùng các đại từ thay thế: như vậy, do đó, vì thế, cho nên …
* Dùng câu nối để liên kết đoạn văn:
- Dùng câu nối liên kết với phần trước của văn bản:
- Dùng câu nối liên kết với phần trước của văn bản:
- Dùng câu nối liên kết với phần trước và phần sau của văn bản:
IV/ Đọc lại và sửa chữa:
- Đối chiếu lại bài làm với các yêu cầu đã đặt ra trong dàn bài.
- Đính chính, bổ sung nếu thấy có vấn đề và sửa chữa cho phù hợp.
- Xem kĩ lại bài văn đã viết.
* Đối với bài làm trên lớp: sửa dấu câu, từ, lỗi chính tả, lỗi viết tắt, viết số, viết cẩu thả ..
* Đối với bài làm ở nhà: xem xét lại chủ đề, đoạn văn, câu, từ …
Các yếu tố của bài văn nghị luận
1/ Luận đề: - Là vấn đề bàn luận, chủ đề bàn luận.
2/ Luận điểm:
- Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra & bàn luận (Từ điển từ Hán Việt – Phan Văn Các).
- Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói (viết) nêu ra ở trong bài (Ngữ văn 8).
- Phải có nhiều luận điểm mới giải đáp được luận đề nêu ra.
3/ Luận cứ: - Là căn cứ để lập luận, chứng minh hoặc bác bỏ.
4/ Luận chứng: - Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận.
5/ Lập luận: - Là cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng.
6/ Trình bày luận điểm:
a/ Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch: luận điểm chính là câu chủ đề, đứng đầu đoạn văn:
VD: Tiếng Việt có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là 1 thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam & để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.
(Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai)
b/ Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp: luận điểm là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn.
VD: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, 1 dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
c/ Các luận điểm, luận cứ trong 1 bài văn nghị luận phải được trình bày theo 1 trật tự, trình tự hợp lí; liên kết với nhau, hô ứng nhau 1 cách chặt chẽ.
7/ Bản chất văn nghị luận:
- Lí lẽ
Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống
I/ Khái niệm:
Bàn về 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đ/v xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
II/ Yêu cầu:
* Về nội dung: + Nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Phân tích mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.
+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
* Về hình thức: + Có bố cục mạch lạc.
+ Có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
III/ Dàn bài:
1/ MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
2/ TB: Liên hệ thực tế, PT các mặt, đánh giá, nhận định.
3/ KB: KL, k/đ, phủ định, lời khuyên.
Nghị luận văn chương
I/ Phân loại:
1/ Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích, 1 khía cạnh về nội dung hoặc nghệ thuật trong truyện ngắn.
2/ Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
3/ Nghị luận nhân vật (PT nhân vật), 1 nhóm nhân vật.
4/ Giới thiệu, bình luận về một tác giả (nhà văn, nhà thơ).
5/ Nghị luận một câu văn, câu thơ.
6/ Nghị luận về 1 vấn đề trong 1 số TPVH.
II/ Các kiểu bài nghị luận văn chương:
A/ thuyết minh về tác giả, tác phẩm:
I/ Dàn ý:
1/ MB : + Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Nêu NX, đánh giá chung.
2/ TB: Tác giả:
Tên thật (hiệu, bút danh).
Năm sinh – mất.
Quê quán.
Đặc điểm cuộc đời.
Sự nghiệp: + Phong cách nghệ thuật.
+ Vị thế của tác giả trên văn đàn, tao đàn.
+ Giải thưởng.
+ Tác phẩm chính.
Tác phẩm: + Xuất xứ.
+ Hoàn cảnh sáng tác.
+ Tóm tắt.
+ Nội dung – Nghệ thuật.
3/ KB: Đánh giá tổng quát.
II/ Đề bài:
Đề 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục – Chuyện người con gái Nam Xương.
1/ MB: + Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục – Chuyện người con gái Nam Xương.
+ NX - đánh giá chung.
2/ TB:
a/ Tác giả:
- Nguyễn Dữ (? - ?) quê huyện Trường Tân (Thanh Miện – Hải Dương) là 1 trong những học trò giỏi của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống ở thế kỉ XVI – thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc – Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
- ông học rộng, tài cao, đỗ cử nhân nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.
- Ông để lại một số thơ và cuốn “Truyền kì mạn lục” viết bằng chữ Hán (1 kiệt tác văn xuôi cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”, văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian. Phần lớn là nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, một ít là trí thức phong kiến sống gần gũi với nhân dân. 19 trong 20 truyện có lời bình. “Truyền kì mạn lục” là áng văn xuôi cổ giàu giá trị nhân đạo và có tính nhân dân sâu sắc.
b/ Tác phẩm:
- Xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16/20 truyện của Truyền kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ 1 truyện dân gian trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được gọi là truyện Vợ chàng Trương. Đây là 1 trong những truyện hay nhất của TKML, đã được chuyển thể thành vở chèo Chiếc bóng oan khiên.
- Tóm tắt:
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương), người huyện Nam Xương, dung nhan xinh đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na, chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng không có học vấn và có tính đa nghi. Xảy ra chuyện binh đao, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà 1 lòng thờ mẹ nuôi con.
Việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ ngây thơ khiến nàng mắc nỗi oan khiên. Để tỏ lòng trong sạch, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn, được Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, cứu sống. Khi rõ nguồn cơn, Trương Sinh hối hận và lập đàn giải oan cho vợ ở bến Hoàng Giang. Trương Sinh gặp được Vũ Nương, nàng chỉ tạ tình nhưng quyết không về nhân gian được nữa.
- Nội dung:
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của ng
File đính kèm:
- Nghi luan.doc