Câu 1: Nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng nào? Biểu hiện của xu hướng đó và ảnh hưởng của nó đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta?
* Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hoá ngày càng rõ rệt. Đặc trưng nổi bật là tăng cường liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu. Nó bắt nguồn từ nhu cầu phát triển KTXH của mỗi nước, vì trong thời đại khoa học công nghệ phát triển muốn tăng tiềm lực kinh tế mỗi nước cần phải mở rộng sự liên kết với các nước khác.
Ở ĐNA, nền kinh tế của nhiều nước phát triển khá nhanh do nắm được những thời cơ thuận lợi và nhạy cảm với tình hình thế giới. Hiện nay cả 11 nước trong khu vực đều là thành viên chính thức của ASEAN. Mối quan hệ về kinh tế giữa các nước ngày càng trở nên mật thiết.
*Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá:
Trên phạm vi toàn cầu: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời và hoạt động từ năm 1995. Hiện nay đã có 150 nước thành viên ( Việt Nam là thành viên thứ 150) thúc đẩy quan hệ buôn bán trên phạm vi toàn cầu.
12 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập địa lí 12
Câu 1: Nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng nào? Biểu hiện của xu hướng đó và ảnh hưởng của nó đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta?
* Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hoá ngày càng rõ rệt. Đặc trưng nổi bật là tăng cường liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu. Nó bắt nguồn từ nhu cầu phát triển KTXH của mỗi nước, vì trong thời đại khoa học công nghệ phát triển muốn tăng tiềm lực kinh tế mỗi nước cần phải mở rộng sự liên kết với các nước khác.
ở ĐNA, nền kinh tế của nhiều nước phát triển khá nhanh do nắm được những thời cơ thuận lợi và nhạy cảm với tình hình thế giới. Hiện nay cả 11 nước trong khu vực đều là thành viên chính thức của ASEAN. Mối quan hệ về kinh tế giữa các nước ngày càng trở nên mật thiết.
*Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá:
Trên phạm vi toàn cầu: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời và hoạt động từ năm 1995. Hiện nay đã có 150 nước thành viên ( Việt Nam là thành viên thứ 150) thúc đẩy quan hệ buôn bán trên phạm vi toàn cầu.
Trên phạm vi toàn khu vực: nhiều tổ chức kinh tế khu vực đã ra đời và phát triển hình thành ra nhiều khu vực kinh tế quan trọng. Tây á, Liên minh châu Âu, Bắc Mĩ, Châu á Thái Bình Dương( diễn đàn hợp tác APEC)
Khu vực Đông Nam á phát triển năng động nhất. Nhiều quốc gia và lãnh thổ đã tranh thủ được thời cơ phát triển kinh tế nhanh (ASEAN là tổ chức thành công nhất).
* ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Tạo thời cơ và thuận lợi mới để kinh tế xã hội nước ta có thể hội nhập vào nền KTXH thế giới . Cụ thể là:
Tạo điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ và đẩy mạnh việc quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới và trong khu vực.
Việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế trên thế giới tạo cơ hội cho nước ta có điều kiện thu hút kĩ thuật, công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 2: Tại sao nói nền KTXH nước ta bước vào giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt?
a, Thực trạng của nền KTXH nước ta trước khi tiến hành công cuộc đổi mới thể hiện ở hoạt động của các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, sản xuất mang tính chất độc canh cây lúa nước, sản lượng lúa tăng chậm và bấp bênh, năng suất lao động thấp.
- Công nghiệp và xây dựng đã có vị trí khiêm tốn trong nền kinh tế. Sự phát triển thất thường, quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa tốt.
- Ngành GTVT, TTLL thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém.
- Hoạt động du lịch mang đậm nét bao cấp, phân tán, kém hiệu quả.
* Những nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển trước khi tiến hành công cuộc đổi mới:
+ Nguyên nhân khách quan:
- Nước ta đi lên xây dựng CNXH từ điểm xuất phát thấp.
- Việc xây dựng đất nước luôn bị gián đoạn bởi chiến tranh
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Việc quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất .
- Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế chưa hợp lí.
- Kinh tế phát triển dựa vào nguồn viện trợ từ nước ngoài.
b, Những biểu hiện chứng tỏ nước ta đang ở giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt.
- Công cuộc đổi mới KTXH được manh nha từ năm 1979. Qua nhiều bước tìm đường và thử nghiệm, đã có những chuyển biến bước đầu từ giữa năm 1988 và đang tiếp tục định hình và phát triển.
Đổi mới là một quá trình lâu dài và hết sức phức tạp với mục tiêu “Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Nội dung đổi mới: phát triển theo 3 xu thế:
Dân chủ hoá đời sống KTXH
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.
- Nền KTXH nước ta đang có những đổi mới quan trọng, từng bước thoát khỏi nền kinh tế chậm phát triển, thiếu ổn định để trở thành nền kinh tế mới năng động và phát triển, tiến vào thời kì CNH - HĐH
c, Những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới
Công cuộc đổi mới ở nước ta, tuy mới triển khai trong thời gian không lâu nhưng đã thu được những kết quả tốt đẹp
Nét nổi bật là nền kinh tế phát triển khá nhanh
Tỉ lệ tăng trưởng trung bình năm khá cao, Sản lượng lương thực liên tục tăng đạt 34 triệu tấn năm 1999
Nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát được đẩy lùi xuống 6,8% ( năm2005)
Nguồn thu ngân sách được cải thiện vốn đầu tư phát triển trong nước và nước ngoài tăng nhanh.
Câu 3: Những khó khăn của nền kinh tế xã hội nước ta khi bước vào xây dựng và phát triển đất nước .
+ Nhìn chung đất nước ta chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KTXH
- Sản xuất xã hội tăng chậm trong khi dân số lại tăng nhanh
- Thu nhập quốc dân chưa thật đủ để cân đối với tiêu dùng
- Nền kinh tế chưa có khả năng tự đảm bảo được các yếu tố tái sản xuất mở rộng.
- Tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế do lịch sử để lại vẫn còn.
- Kết cấu hạ tầng chưa đủ sức phục vụ cho việc phát triển đất nước.
+ CSVCKT chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH trong giai đoạn hiện nay
- Trừ một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng, nhìn chung trình độ kĩ thuật và công nghệ của nước ta còn lạc hậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn phổ biến, kết cấu hạ tầng còn thấp kém.
- Phân bố CSVCKT không đồng đều, tập trung và phát triển ở ĐBSH và Đông Nam Bộ ( đặc biệt ở TPHCM) trong khi đó ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên thì CSVC và kết cấu hạ tầng còn rất hạn chế.
Câu 4: Nêu khái niệm nguồn lực. Trình bày đặc điểm của vị trí địa lí, và vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
a, Nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội nước ta bao gồm:
Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, các đường lối phát triển kinh tế xã hội, hệ thống tài sản quốc gia và con người Việt Nam.
b, Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta
- Lãnh thổ Việt Nam gồm 2 bộ phận
Phần đất liền: diện tích 330.991 Km2
Phần biển rộng lớn gấp nhiều lần phần đất liền trong đó có 2 quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa và hàng nghìn đảo nhỏ trong vịnh Bắc Bộ
- Tọa độ địa lí phần đất liền
Cực Bắc: 23022’B ( Xóm Lũng Cú Cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang)
Cực Nam: 8030’B ( Xóm Mũi - Năm Căn - Cà Mau)
- Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.
- Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.
- Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp lục địa và đại dương
giao giữa các luồng di cư động thực vật từ Trung Quốc xuống, nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
c, ý nghĩa của vị trí địa lí.
+ Thuận lợi:
- Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có nguồn nhiệt lớn, mưa và độ ẩm cao nên có tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế ( sản xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, khả năng tăng vụ tương đối cao).
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế. Do nằm trên vành đai sinh khoáng nên khoáng sản nước ta tương đối phong phú với hơn 80 loại khoáng sản khác nhau gồm khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Đó là cơ sở để xây dựng một nền công nghiệp hiện đại.
- Nằm gần trung tâm khu vực ĐNA, nước ta vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương với thềm lục địa rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển cả giao thông đường bộ và giao thông đường biển với nhiều nước và các châu lục khác trên thế giới.
- Việt Nam nằm trên khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Từ đó cho phép nước ta có thể dễ dàng hội nhập với các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới. Tiếp thu có chọn lọc những bài học, kinh nghiệm thành công cũng như thất bại về phát triển kinh tế của các nước và vận dụng trong điều kiện cụ thể của nước ta.
+ Khó khăn:
- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng có những mặt trái của nó. Đó là sự phân hoá theo mùa của khí hậu, các hiện tượng bất thường của thời tiết, các tai biến của thiên nhiên ( bão, lụt) gây nên những tổn thất cho đời sống và sản xuất.
- Đường biên giới trên biển và trên đất liền dài, do đó việc bảo vệ chủ quyền đất nước, vùng trời, vùng biển của nước ta là rất quan trọng.
- Đất nước trải dài theo chiều Bắc Nam nên giao thông xuyên Việt tốn kém và nhiều khó khăn.
Câu 5: CMR: Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta phong phú và đa dạng vì nó có đủ 5 thành phần của tự nhiên, đất, nước, khí hậu, khoáng sản và sinh vật. ở mỗi thành phần lại có sự phân hoá phức tạp tạo nên tính đa dạng, nó có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta.
a, Tài nguyên đất:
Nước ta có khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất phù sa ở đồng bằng phù hợp với cây trồng LTTP, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Nước ta có 2 đồng bằng lớn là: ĐBSH, ĐBSCL và một loạt ĐB duyên hải miền Trung.
- Đất feralit ở miền núi và Trung Du gồm: đất feralit đỏ vàng ở chân núi, vàng đỏ ở vành đai cao và đất xám trên phù sa cổ.
Các loại đất này thích hợp với việc trồng rừng. Có những vùng tập trung đất đỏ badan ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), đất xám phù sa cổ( ĐNB), đất đỏ đá vôi ( TD & MNPB thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây CN với quy mô lớn.
b, Tài nguyên khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: nhiệt độ trung bình 22 - 270C, lượng mưa >1500mm, độ ẩm >80% thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp nhiệt đới.
- Khí hậu có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao và theo mùa là cơ sở để có lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng, nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa vụ từ Bắc vào Nam và từ ĐB lên TDMN
c, Tài nguyên nước.
- Mật độ sông suối dày đặc
- Tổng lượng nước dồi dào (900tỷ m3 nước) nhưng phân bố không đều
- Chế độ dòng chảy theo mùa, mùa mưa chiếm 70-90% tổng lượng nước chảy cả năm. Mùa cạn từ 10-30% cả năm thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
d, Tài nguyên sinh vật:
Phong phú về số lượng và loài, có cả thực vật và động vật trên cạn, dưới nước, ngoài biển, trên không.
Có 12000 loại thực vật bậc cao, 650 loài rong biển
Gần 300 loài thú, 200 loài cá nước ngọt, 2000 loài cá biển và 70 cá loại tôm cua.
Có giá trị lớn trong việc cung cấp gỗ, dược liệu, cây, con xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
e, Tài nguyên khoáng sản:
Đã phát hiện khoảng 3500 mỏ và điểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản. Các mỏ phong phú về chủng loại, có khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim loại.
Nó là nguồn nguyên, nhiên liệu tại chỗ cung cấp cho sản xuất công nghiệp trong nước, là điều kiện, cơ sở để phát triển một nền công nghiệp hiện đại.
Câu 6: Tại sao vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí ở nước ta lại có ý nghĩa cấp bách. Hãy nêu những biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta.
Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Với mục đích sử dụng TNTN một cách hợp lí, người ta phân TNTN ra làm 3 loại: Tài nguyên không thể phục hồi, tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên vô tận.
TNTN nước ta phong phú đa dạng, tuy nhiên trong quá trình khai thác TNTN, bên cạnh những tác động tích cực chúng ta đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Mức khai thác vượt quá khả năng phục hồi làm cho nhiều loại tài nguyên bị cạn kiệt. ở nhiều nơi, thế cân bằng của thiên nhiên bị phá vỡ và dẫn đến những hậu quả nặng nề. Rừng bị phá huỷ ( năm 1999 độ che phủ rừng là 32%) Diện tích rừng bị thu hẹp làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, kéo theo là lũ lụt và khô hạn ngày càng nghiêm trọng, thường xuyên hơn.
Rừng đầu nguồn bị phá, khiến cho thiên tai, lũ lụt đe doạ vùng ĐB nhất là các tỉnh miền Trung. ở vùng ven biển, nhiều nơi rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng. Do phá rừng cùng với sự săn bắt bừa bãi, nhiều loại thực động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Mặt khác, do trình độ thâm canh hạn chế, lạc hậu, sự khai thác bừa bãi mà tài nguyên khai thác còn lãng phí nhiều gây ô nhiễm môi trường.
Tài nguyên nước vô cùng quan trọng đối với sản xuất và đời sống con người nhưng hiện nay hiện tượng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động công nghiệp gia tăng và vấn đề chất thải sinh hoạt tăng về số lượng đã và đang làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Vì vậy vấn đề khai thác hợp lí, bảo vệ và tái tạo TNTN ở nước ta ngày càng trở nên cấp bách.
Giải pháp:
Sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ TNTN.
Chống xói mòn đất đai.
Phát triển hệ sinh thái rừng
Khai thác có chiến lược với công nghệ cao.
Chống hiện tượng sa mạc hoá ở vùng ven biển miền Trung.
Câu 7: Kết cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì? Liên hệ với Việt Nam?
* Một nước có kết cấu dân số trẻ là một nước có cơ cấu dân số theo độ tuổi như sau:
Số người dưới độ tuổi lao động chiếm từ 35% dân số trở lên.
Số người ngoài độ tuổi lao động chiếm dưới 10% dân số
* ảnh hưởng :
+ Thuận lợi: Kết cấu dân số trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào và lực lượng bổ sung cho nguồn lao động lớn. Nếu khai thác và sử dụng tốt thì nguồn lực lao động sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.
+ Khó khăn: Lực lượng lao động đông đảo gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề của xã hội ( nhất là vấn đề việc làm). Số người ở độ tuổi sinh đẻ cao sẽ dẫn tới tình trạng tăng dân số nhanh nếu không có các biện pháp giảm tỷ lệ tăng tự nhiên hữu hiệu.
* Liên hệ với Việt Nam:
Nước ta thuộc loại nước có kết cấu dân số trẻ đang chuyển sang dân số già:
Năm
Dưới tuổi lđ
Trong tuổi lđ
hết tuổi lđ
1989
1999
41,2%
33,1%
50,5%
59,3%
8,3%
7,6%
Nước ta có kết cấu dân số trẻ, tỷ lệ người dưới tuổi lao động cao
Cơ cấu dân số đang có sự thay đổi: Tỷ lệ người dưới tuổi lao động đang giảm dần, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tăng. Tương lai tỷ lệ người ngoài tuổi lao động sẽ tăng.
*Nguyên nhân: Do dân số tăng nhanh và hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm (nhất là tỷ lệ sinh giảm), đời sống của người dân tăng cao, tuổi thọ trung bình cao
*ảnh hưởng :
Thuận lợi: Dân số trrẻ, nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm có thêm 1,1 triệu lao động mới đó là lực lượng bổ sung nguồn lao động rất lớn. lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu KHKT, công nghệ tiên tiến.. Lực lượng lao động đông đảo làm cho giá lao động hạ và có sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn.
Khó khăn: Tỷ lệ sinh sẽ tăng nếu không thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ. Trong khi nền kinh tế còn chưa phát triển, lực lượng lao động trẻ còn gây ra những khó khăn trong việc giải quyết việc làm và các vấn đề khác của xã hội.
Câu 8: Trình bày đặc điểm của dân số nước ta. ảnh hưởng của những đặc điểm đó. Giải pháp khắc phục?
* Đặc điểm dân cư và nguồn lao động nước ta. ảnh hưởng.
Việt Nam là một nước đông dân và có nhiều thành phần dân tộc.
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999 dân số nước ta là 76.327.900 người. Năm 2003 đạt 81,6 triệu người. Dân số Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực, thứ 14 trong tổng số hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Số dân đông có những mặt thuận lợi: Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích sản xuất phát triển và xuất khẩu lao động.
Khó khăn lớn nhất : Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Nước ta có 54 thành phần dân tộc. Trong đó người Kinh chiếm khoảng 85% dân số, còn lại là các dân tộc ít người. Hiện nay trình độ phát triển KTXH của các dân tộc còn có sự chênh lệch. Vì vậy phải chú trọng hơn nữa việc phát triển KTXH ở các dân tộc ít người.
Dân số nước ta tăng nhanh:
- Sự phát triển dân số Việt Nam qua các thời kì 1901-2003 ( đơn vị : triệu người)
1901
1921
1939
1960
1970
1980
1990
1993
1999
2003
13
15,6
19,6
30,2
41,9
53,7
66,2
70,9
76,3
81,6
- Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX. Tuy nhiên ở từng vùng lãnh thổ, từng thành phần dân tộc, mức độ bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trong phạm vi toàn quốc, dân số nước ta tăng gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người trong 25 năm ( 1960-1985)
- Nhịp độ tăng dân số cũng biến đổi theo các thời kì:
Thời kì 1931-1965 tốc độ gia tăng trung bình là 1,85%/năm
Thời kì 1965-1975 tốc độ gia tăng trung bình là 3%/năm
Thời kì 1979-1989 tốc độ gia tăng trung bình là 2,1%/năm
Thời kì 1989-1999 tốc độ gia tăng trung bình là 1,7%/năm
Năm 2001 tốc độ gia tăng trung bình là 1,35%/năm
Dự kiến năm 2020 là 1,2%/năm
ảnh hưởng : Dân số tăng nhanh không cân xứng với sự tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn tới hậu quả
- Đối với kinh tế: Nhu cầu tiêu dùng lớn, dẫn đến hạn chế tích luỹ, ảnh hưởng đến đầu tư và hạn chế phát triển kinh tế. Số người không có việc làm tăng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp cao.
- Đối với giáo dục, y tế, văn hoá: Tỷ lệ trẻ em cao gây sức ép lớn với giáo dục, văn hoá, y tế, môi trường
* Giải pháp khắc phục:
Hạn chế tỷ lệ tăng tự nhiên bằng cách giảm tỷ lệ sinh.
Thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ
Tăng cường giáo dục dân số.
Câu 9: Đặc điểm của phân bố dân cư nước ta, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục:
* Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
Sự phân bố dân cư không đồng đều thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ vùng, trong từng lãnh thổ.
-Không đồng đều giữa các vùng đồng bằng và Trung du miền núi
Đồng bằng chỉ chiếm 25% diện tích nhưng có tới 73,8% dân số cả nước
Miền núi và cao nguyên chiếm 75% diện tích nhưng chỉ có 26,2% dân số cả nước
Năm 2003 mật độ dân số trung bình ở ĐBSH là 1195 người /km2, ĐBSCL là 426 người /km2, trong khi đó khu vực Tây Bắc chỉ có 67 người /km2 và Tây Nguyên 82 người/km2.
- Không đều giữa vùng nông thôn và thành thị. Dân cư tập trung đông ở nông thôn (76,5% dân số cả nước) và quá ít ở thành thị.
- Không đều giữa các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế KV2. và KV3 khoảng 30% còn lại là KV1.
* ảnh hưởng :
Sự phân bố dân cư không đều gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.
Vùng ĐB đất chật, người đông thừa nhân lực, thiếu việc làm, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm và bình quân lương thực đầu người
Vùng núi và cao nguyên: đất rộng, người thưa, thiếu nhân lực. ở đây có tiềm năng to lớn về TNTN. đặc biệt nơi đây có đường biên giới quốc gia với các nước nên khó khăn trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
*Giải pháp:
- Đưa một bộ phận lao động dôi dư ở vùng đồng bằng lên miền núi để khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
- Phát triển kinh tế xã hội ở vùng miền núi, biên cương, hải đảo để ổn định và nâng cao mức sống người dân.
- Xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng vùng núi để thu hút lao động
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn để thu hút nguồn lao động tại chỗ
Câu 10 : Nêu những đổi mới về đường lối phát triển kinh tế xã hội nước ta. Tại sao nói hệ thống chính sách là đòn bảy cho việc phát triển kinh tế xã hội.
a, Những đổi mới về đường lối phát triển kinh tế xã hội nước ta:
* Nội dung:
Đổi mới KTXH một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệ thống chính sách của Đảng và nhà nước.
Đây là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc định hướng phát triển nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội chủ yếu đang đặt ra ở nước ta. Nền kinh tế đã trải qua từ việc phi tập trung hoá về mặt hành chính đến việc bước đầu đổi mới toàn diện. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986). Quá trình đổi mới được định hình và phát triển đúng hướng.
Sự đổi mới thể hiện:
- Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
- Xây dựng cơ cấu kinh tế năng động
- Sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN
* Chiến lược phát triển KTXH đến năm 2020 đã được vạch ra nhằm giải quyết những vấn đề KTXH cấp bách của đất nước.
Mục tiêu tổng quát là:
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
- Đặt nền móng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Nâng cao năng lực con người và các cơ sở hạ tầng kinh tế, quốc phòng, an ninh
- Năm 2010, GDP tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống khoảng 50%
* Chính sách:
Để thực hiện chiến lược đổi mới, nhiều chính sách cụ thể được ban hành:
- Chính sách tạo vốn ( huy động vốn trong và ngoài nước)
- Chính sách mở cửa và luật đầu tư hấp dẫn
Việt Nam được coi là một thị trường khá hấp dẫn, là nơi có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đến đầu tư.
b, Hệ thống chính sách là đòn bẩy cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Muốn thực hiện được đường lối thì phải có chiến lược, phải có hệ thống chính sách cụ thể để thực hiện. Đó là chính sách tạo vốn trong nước, mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút sự chuyển giao công nghệ KHKT từ các nước phát triển.
Câu 11: Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế nước ta:
Nước ta hiện nay đã xây dựng được một hệ thống cơ sở VCKT có trình độ nhất định để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
+Về phương diện ngành:
CSVCKT bước đầu được hình thành:
- Trong nông nghiệp cả nước có khoảng 5000 công trình thuỷ lợi, ngoài ra còn có rất nhiều cơ sở bảo vệ thực vật, thú y, trạm giống
- Trong công nghiệp cả nước có khoảng 2821 xí nghiệp Trung ương và địa phương 59026 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh phân bố tương đối rộng khắp trên phạm vi cả nước. Một số ngành công nghiệp có năng lực đáng kể: CNghiệp điện lực, khai thác, sản xuất hàng tiêu dùng, xi măng
- Trong GTVT, mạng lưới giao thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc vào Nam, từ Đồng bằng đến Trung Du, miền núi. Dọc duyên hải là hệ thống cảng biển, trong đó đáng kể nhất là các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gònnăng lực vận chuyển hàng hoá của các bến cảng này đạt 11,6 triệu tấn/1999.
- Mạng lưới thương mại phát triển rộng khắp với 1,5 triệu người kinh doanh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp
+ Về phương diện lãnh thổ:
Các trung tâm công nghiệp quan trọng( Hà Nội, TpHCM) và một số vùng chuyên canh ( lúa, cây công nghiệp) có quy mô lớn, thực sự trỏ thành bộ khung cho việc hình thành và phát triển các vùng kinh tế .
Tuy nhiên cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay
Trình độ kĩ thuật và công nghệ của nước ta nhìn chung còn lạc hậu, sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn phổ biến kết cấu hạ tầng đang ở trạng thái kém phát triển.
Sự phân bố CSVCKT của nền kinh tế chưa đồng bộ giữa các vùng ( chủ yếu tập trung ở ĐBSH và Đông Nam Bộ).
Câu 12: Nguồn lao động nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế xã hội nước ta.
1. Thuận lợi
+ Về số lượng: Hiện nay có khoảng 40 triệu người, lao động trẻ chiếm tỉ lệ lớn nên lực lượng lao động dồi dào, mỗi năm được bổ sung trên 1,1 triệu lao động, chiếm khoảng 3% tổng số lao động. Đó là một nguồn lực để phát triển kinh tế nước ta.
+ Về chất lượng: Cũng được nâng cao lên. Cụ thể về thể lực, tuổi thọ ngày càng tăng, từ bình quân 43 tuổi (1945) đến nay tuổi thọ bình quân là 65 tuổi, trong đó nữ 67 tuổi, nam 63 tuổi. Về trí tuệ, được nâng lên theo chiều rộng và chiều cao vì vậy những người lao động chân tay đã có khả năng áp dụng được những kĩ thuật thông thường. Trình độ người lao động giỏi nghề thủ công, số lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao đến nay có khoảng 4 triệu người. Lao động của ta được tập trung hầu hết ở các khu vực kinh tế lớn, tạo ra khả năng sản xuất lớn, phát huy tích cực với toàn quốc, thu hút được sự chú ý đầu tư của nước ngoài.
2. Khó khăn
+ Hầu hết lao động nước ta được chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, thiếu tác phong và kỹ thuật công nghiệp ảnh hưởng đến sản xuất và hợp tác nước ngoài .
+ Trình độ kỹ thuật của lao động nước ta tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn thiếu những ngành nghề mới đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật hiện đại, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ
+ Lao động tập trung quá đông ở các thành phố, ở đồng bằng, gây khó khăn về sắp xếp công việc đồng thời cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội ở miền núi
- Tỉ lệ cơ cấu ngành kinh tế của ta cũng chưa hợp lý theo thống kê 1989 : nông nghiệp chiếm : 63,5% số lao động, dịch vụ: 24,6%, công nghiệp chiếm 11,9%. Các ngành kinh tế khác chiếm tỷ lệ lao động rất nhỏ.
- Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế nước ta cũng gặp nhiều khó khăn về sử dụng nguồn lao động với nhiều ngành nghề chưa được đào tạo, khả năng lao động còn hạn chế.
Câu 13: Tại sao nói việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt hiện nay ở nước ta. Phương hướng giải quyết vấn đề này ở nước ta như thế nào?
Muốn giải quyết tốt giá trị lao động cần phải xử lý đúng việc làm trong xã hội đây là vấn đề cấp bách nhạy cảm, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội và vấn đề trật tự và an ninh.
- Theo thống kê 1989 cả nước có 1,8 triệu lao động chưa có việc làm chiếm 5,8%. trong đó thành thị số người chưa có việc làm: 13,2%, nông thôn: 4%. 1995 tổng số chưa có việc làm 2,5 triệu chiếm 6,7
File đính kèm:
- On thi tot nghiep Dia li 12.doc