Câu 2: a/ Hoàn thành phương trình xảy ra khi cho axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng tác dụng với các chất?
1/ Cu + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
2/ Fe + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí màu nâu.
3/ Zn + HNO3 → sản phảm khử duy nhất không phải là khí.
4/ FeO + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
5/ Fe(OH)2 + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
6/ Fe3O4 + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
7/ FeCO3 + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
8/ C + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí màu nâu.
9/ Al + HNO3 → sản phảm khử duy nhất không phải là khí.
10/ Al + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, không duy trì sự cháy và hô hấp.
b/ Viết phương trình nhiệt phân các muối . NaNO3; KNO3; Mg(NO3)2; Al(NO3)3; Fe(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3; Hg(NO3)2.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Nguyễn Xuân Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ 1- NĂM HỌC 2012-2013 –KHỐI 11
Câu 1: Thực hiện chuỗi phản ứng ( Nito , cacbon và phot pho) .
Vd: Thực hiện các chuỗi sau?
1) C→ CO → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 →CaCO3→Ca(NO3)2→Ca3(PO4)2 →H3PO4.
2) C →CO2→CO→CO2→Ca(HCO3)2→ CaCO3→CO2→ Na2CO3→ NaNO3
3) CO2→CaCO3→CO2→ K2CO3→CaCO3→Ca3(PO4)2→H3PO4→Na3PO4→Ag3PO4
4) C →CO2→Na2CO3→CaCO3→CaO→Ca(NO3)2→Ca3(PO4)2→H3PO4→ K3PO4
5) P→ P2O5→H3PO4→ Na3PO4 → NaNO3→HNO3→CO2→ CaCO3→CaO
Câu 2: a/ Hoàn thành phương trình xảy ra khi cho axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng tác dụng với các chất?
1/ Cu + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
2/ Fe + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí màu nâu.
3/ Zn + HNO3 → sản phảm khử duy nhất không phải là khí.
4/ FeO + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
5/ Fe(OH)2 + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
6/ Fe3O4 + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
7/ FeCO3 + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, hóa nâu trong không khí.
8/ C + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí màu nâu.
9/ Al + HNO3 → sản phảm khử duy nhất không phải là khí.
10/ Al + HNO3 → sản phảm khử duy nhất là khí không màu, không duy trì sự cháy và hô hấp.
b/ Viết phương trình nhiệt phân các muối . NaNO3; KNO3; Mg(NO3)2; Al(NO3)3; Fe(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3; Hg(NO3)2.
câu 3; chỉ dùng một thuốc thử cho sẵn để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn ?
1/ chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết : Na2CO3 , BaCl2 , H2SO4 ; KNO3.
2/ chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết : K2CO3 , Ba(NO3)2 , Na2SO4 ; KCl
3/. chỉ dùng thêm dd Ba(OH)2 hãy nhận biết :(( NH4)2CO3 , KCl , K2SO4 ; HNO3.
4/ chỉ dùng thêm dd Ba(OH)2 hãy nhận biết : NaOH , NaCl , HNO3 ; (NH4)2CO3.
5/ chỉ dùng thêm dd HCl hãy nhận biết : Na2CO3 , AgNO3 , K3PO4 ; NH4NO3.
6/ chỉ dùng thêm dd HCl hãy nhận biết : K2CO3 , BaCl2 , H2SO4 ; KOH
7/ . chỉ dùng thêm dd H2SO4 hãy nhận biết : BaCl2 , Na2CO3 , Mg(NO3)2 ; KOH.
Câu 4: Toán hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với axit HNO3 loãng hay HNO3 đặc.
Phương pháp: gọi x,y lần lượt là số mol các kim loại, lập hệ phương trình, giải hệ tìm x, y
VD1: Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al phản ứng vừa đủ với 200,6 gam dung dịch HNO3 . Sau phản ứng thu được dd Y và 11,2 lít khí NO (đktc) bay ra. ( biết NO là sản phẩm khử duy nhất).
a)Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. b) Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dd Y?
VD2: Cho 2,48 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào lượng vừa đủ dung dịch HNO3 có nồng độ 12,6 %. Sau phản ứng thu được dd X và 672 ml khí NO (đktc) bay ra. ( biết NO là sản phẩm khử duy nhất).
a)Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp. b) Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dd X?
VD3: Cho 5,9 gam hỗn hợp gồm Al và Cu tác dụng với lượng vừa đủ 96 gam dung dịch HNO3 đặc,nóng . Sau phản ứng thu được 8960 ml khí NO2 (đktc) và dung dịch Y. ( biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất).
a)Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp. b)Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dd Y.
VD4: Cho 2,625 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với 120 ml dung dịch HNO3 ( D= 1,6 g/ ml ) . Sau phản ứng thu được dd Y và 1,008 lít khí NO (đktc) bay ra. ( biết NO là sản phẩm khử duy nhất).
a)Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp.
b)Tính nồng độ mol/lít các chất tan trong dung dịch Y ?
VD5: 8,85 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với 125 gam dung dịch HNO3 . Sau phản ứng thu được dd Y và 19,04 lít một khí (đktc) bay ra duy nhất, Biết khí này màu nâu đỏ .
a)Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp. b)Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dd Y?
VD6: Hòa tan 3,12 gam hh Mg, FeO vào 80 gam dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,448 lít một khí (đkc), biết khí này không màu và bị hóa nâu trong không khí.
a/ Tính % khối lượng chất trong hh ? b/ Tính nồng độ % chất tan trong dd Y ?
VD7: Hòa tan 30,4 gam hh Mg, Fe2O3 vào 80 ml dung dịch HNO3 (D= 1,6 g/ml ) vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít một khí (đkc), biết khí này không màu và bị hóa nâu trong không khí.
a/ Tính % khối lượng chất trong hh ? b/ Tính nồng độ % chất tan trong dd Y ?
VD8: Hòa tan 5,37 gam hh Cu , K2CO3 vào 150 gam dung dịch HNO3 . Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 1,008 lít hỗn hợp khí (đkc), biết trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí.
a/ Tính % khối lượng chất trong hh ? b/ Tính nồng độ % chất tan trong dd Y ?
Câu 5: lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ với hợp chất chứa 4 nguyên tố (C,H,O,N)?
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất A thu được 3,36 lít khí CO2 (đkc), 3.15 g H2O và 0,56 lít khí N2(đkc). Mặt khác khi hóa hơi 1,78 g chất A có thể tích bằng thể tích của 1,42g khí Clo (ở cùng đk về nhiệt độ ,áp suất). Xác định CTPT của chất A. ( đs: C3H7NO2)
Câu 2: Đốt cháy hết 2,06 gam chất X, thì thu được 1,792 lít khí CO2 (đktc), 1,62 gam H2O và 0,224 lít khí N2 (đktc) . Xác định CTPT của X , biết khi hóa hơi 2.06 gam chất X thì có cùng thể tích với 0,64 gam khí Oxi ( ở cùng điều kiện,nhiệt độ,áp suất ) (đs: C4H9O2N)
Câu 3: Đốt cháy hết 4,45 gam chất A, thì thu được 6,6 gam CO2, 3,15gam H2O và 560 ml khí N2 (đKtc) . xác định CTPT của A ,biết tỉ khối của A so với không khí bằng 3,069. (đs: C3H7O2N)
Bài 4. Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,2 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTPT của X, biết tỷ khối hơi của X so với khí Heli bằng 22,25.
(đs: C3H7O2N).
Bài 5. Để đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X phải dùng hết 15,12 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 22 g CO2 , 9,9 gam H2O và 1,12 lít khí N2 (đktc). Xác định CTPT của X, biết tỷ khối hơi của X so với không khí gần bằng 4,035. ( đs: C5H11O2N).
Xem thêm trong tờ bài tập chương 4
Cho: C=12, H=1, O=16,Ba=137, N=14, Ca=40, Na=23, K=39, Al=27, Mg=24,Cu=64,Fe=56,P=31
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_nguyen_xuan_thang.doc