I. PHẦN LÝ THUYẾT
- Nắm vững khái niệm chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, độ điện li.
- Định nghĩa axit-bazơ theo Areleuyt.
- Hiđroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3.
- Viết thành thạo phương trình trình điện li (cả chất điện li mạnh và yếu), axit-bazơ.
- Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit-bazo. Biết xác định môi trường theo [H+], [OH-] và pH.
- Nắm vững điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion và viết thành thạo các phương trình hóa học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
- Nắm vững tính chất hóa học của: nitơ (vừa khử, vừa oxi hóa), amoniac (tính bazo yếu, tính khử, muối amoni (tính axit, phản ứng nhiệt phân), axit nitric (tính axit, tính oxi hóa mạnh), muối nitrat (nhiệt phân muối nitrat, tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường axit), photpho (tính khử, tính oxi hóa), axit photphoric (tính axit), muối photphat, cacbon và hợp chất của cacbon, silic và hợp chất của silic.
- Viết thành thạo phương trình hóa học khi cho kim loại tác dụng với axit HNO3.
- Nắm vững cách nhận biết các ion: NH4+, NO3-, PO43-, SO42-, Cl- và của axit.
- Nắm vững các phản ứng điều chế: nitơ, axit nitric, photpho, axit photphoric (trong PTN, công nghiệp).
- Phân bón hóa học: Phân đạm, phân lân, kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
HÓA 11
PHẦN LÝ THUYẾT
Nắm vững khái niệm chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, độ điện li.
Định nghĩa axit-bazơ theo Areleuyt.
Hiđroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3.
Viết thành thạo phương trình trình điện li (cả chất điện li mạnh và yếu), axit-bazơ.
Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit-bazo. Biết xác định môi trường theo [H+], [OH-] và pH.
Nắm vững điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion và viết thành thạo các phương trình hóa học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Nắm vững tính chất hóa học của: nitơ (vừa khử, vừa oxi hóa), amoniac (tính bazo yếu, tính khử, muối amoni (tính axit, phản ứng nhiệt phân), axit nitric (tính axit, tính oxi hóa mạnh), muối nitrat (nhiệt phân muối nitrat, tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường axit), photpho (tính khử, tính oxi hóa), axit photphoric (tính axit), muối photphat, cacbon và hợp chất của cacbon, silic và hợp chất của silic.
Viết thành thạo phương trình hóa học khi cho kim loại tác dụng với axit HNO3.
Nắm vững cách nhận biết các ion: NH4+, NO3-, PO43-, SO42-, Cl- và của axit.
Nắm vững các phản ứng điều chế: nitơ, axit nitric, photpho, axit photphoric (trong PTN, công nghiệp).
Phân bón hóa học: Phân đạm, phân lân, kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp.
DẠNG BÀI TẬP
Tính pH của dung dịch thu được khi trộn dung dịch axit với dung dịch bazơ.
Kim loại và hợp chất tác dụng với axit HNO3.
Axit H3PO4, CO2 tác dụng với dung dịch bazơ.
Nhiệt phân muối nitrat và tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường axit.
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Viết phương trình điện li của các chất: HCl, HNO3, H2SO4, HClO, H3PO4, CH3COOH, KOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Mg(NO3)2, Al2(SO4)3,
Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có) sau:
a) FeSO4 + KOH; b) KNO3 + NaCl; c) NaHSO3 + NaOH;
d) Al(OH)3 + NaOH; e) Al(OH)3 + HCl; f) HNO3 + Fe ->NO ;
g) Na2SO4 + BaCl2; h) NaOH + H3PO4; i) CaCO3 + HCl
Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO3) là chất được dùng để trung hòa bớt lượng axit (dư) HCl trong dạ dày. Hãy viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng đó. Tính thể tích dung dịch HCl 0,01M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO2 sinh ra (đktc) khi uống 0,0084 gam NaHCO3.
Cho biết hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học khi cho từ từ (đến dư) dung dịch NH3 lần lượt vào từng dung dịch CuSO4, ZnSO4, AlCl3, FeCl3.
Cho biết hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho:
a) Đốt khí NH3 trong khí oxi (có xúc tác và không xúc tác).
b) Khí NH3 (dư) vào bình chứa khí clo.
Viết các phương trình hóa học điều chế khí N2 (trong PTN), khí NH3 và axit HNO3 (trong PTN và trong CN).
Cho các dung dịch không màu sau : Ba(OH)2, HCl, NaCl, Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch trên mà chỉ dùng thêm quỳ tím.
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết từng dung dịch đã bị mất nhãn đựng riêng biệt sau:
a) NH4NO3, (NH4)2SO4, NaCl. b) NH4NO3, NaNO3, K3PO4, NH4Cl.
c) HNO3, H2SO4, HCl. d) NaCl, BaCl2, NaOH, Ba(OH)2, HCl, H2SO4
Viết đầy đủ các phương trình hóa học của phản ứng trong các chuỗi biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
a) Canxi photphat ® supephotphat kép ® canxi hiđrophotphat ® canxi photphat ® photpho ® nitơ (II) oxit ® nitơ (IV) oxit ® axit nitric ® đồng (II) nitrat ® oxi ® nitơ.
b) Nitơ ® amoniac ® nitơ oxit ® nitơ đioxit ® axit nitric ® axit photphoric ® canxi photphat ® photpho ® kali clorua ® kali nitrat ® kali nitrit.
c) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
a. NH3HClFeCl3Fe(NO3)3Fe2O3Fe2(SO4)3Fe(NO3)3
(7)
NH4NO3 NH3NONO2HNO3Cu(NO3)2CuO
(1) P2O5 H3PO4 Na3PO4 Ag3PO4
b. P (2)
H3PO4 Ca3(PO4)2 Ca(H2PO4)2CaHPO4Ca3(PO4)2 P
c.
d.
Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây?
a) Cu +HNO3 đ →;b) Cu +HNO3 l→ ;c)Ag +HNO3 đ→ ;d) Ag + HNO3 l →; e) Al + HNO3 l →? + NH4NO3 +?; f) Mg + HNO3 → ? + N2 + ? ;g) C + HNO3 đ → ; h) P + HNO3 đ → ; i) FeO + HNO3 l → ? + NO + ?
Viết phương trình nhiệt phân (nếu có) các muối trong các trường hợp sau:
a) NaNO3 ; b) Zn(NO3)2 ; c) AgNO3 ; d) NH4NO2
e) NH4NO3 ; f) NaHCO3 ; g) Na2CO3 ; h) CaCO3
Tính pH của các dung dịch: HCl 0,001M; H2SO4 0,05M; Ba(OH)2 0,0005M; NaOH 0,1M.
Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được. Cho biết [H+][OH-] = 10-14 (mol2/lit2)
Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3, biết tỉ khối của hỗn hợp khí đối với H2 bằng 19,2.
Cho 200 ml dung dịch axit photphoric 1,5M vào 250 ml dung dịch natri hiđroxit 2M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol/l của dung dịch tạo thành.
Cho 0,2 mol CO2 vào dd có chứa 0,15 mol Ca(OH)2. Tính khối lượng muối sau phản ứng.
Sục 8,96 lit khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Sục 3,36 lit khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch A gồm KOH,0,5M và Ba(OH)20,5M thu được bao nhiêu gam kết tủa
Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
Cho 17,4g hỗn hợp Al, Fe và Cu. Chia hỗn hợp này làm 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho vào HNO3 đặc, nguội thì có 2,24 lít (đktc) một chất khí bay ra (sản phẩm khử duy nhất). Phần thứ hai cho vào dung dịch HCl thì có 4,48 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
21. Cho m gam hỗn hợp A gồm : Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 dư ,thu được dd B và 8,96 lít khí NO. Mặt khác m gam phản ứng hoàn toàn với dd HCl thu được 11,2 lít H2(đktc). Tính m và % khối lượng mỗi kim loại trong A. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu khi cho dd B tác dụng với dd NaOH dư.
22. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp sắt và bạc vào dd HCl dư thu được 2,24 lít khí (đkc) và chất rắn X. Hoà tan toàn bộ X vào dd HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO(đktc). tính % klượng từng chất trong hhợp ban đầu
23. Cho 11,8 (g) hỗn hợp A gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 17,92 (l) khí có màu nâu đỏ (đktc) và dung dịch B.
a. Nếu cô cạn dung dịch B rồi nung chất rắn thu được tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu (l) hỗn hợp C khí (đktc)?
b. Dẫn hỗn hợp khí C thật chậm qua 0,8 (l) dung dịch KOH 1M. Tính nồng độ của sản phẩm tạo thành (coi thể tích dung dịch không đổi)
24. Chia m (g) hỗn hợp A gồm Cu và Fe thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 (l) khí (đktc).
Phần 2: Cho tác dụng với dd HNO3 đặc, nóng, dư thu được 17,92 (l) khí có màu nâu đỏ (đktc) và ddịch B.
Tính m =?
25 Chia hỗn hợp A gồm Cu và Al làm hai phần bằng nhau:
- phần 1: Cho tác dụng với HNO3 đăc nguội thì có 8,96 lít khí màu nâu bay ra.
- phần 2: Cho tác dụng với axit HCl có 6,72 lit khí H2 bay ra (đktc)
Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
26. Cho 7,22 g hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi. Chia X làm hai phần bằng nhau.
phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,128 lit H2
phần 2: Hòa tan hết và dung dịch HNO3 thu được 1,972 lit NO duy nhất (đktc)
a. Xác định kim loại M.
b. Tìm % khối lượng mỗi kim loại trong X.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_truong_thpt_mac_dinh.doc