Đề cương ôn tập Học kì 1 Lịch sử Lớp 11

Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.

- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.

- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

* Về chính trị:

- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.

- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 Lịch sử Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: NHẬT BẢN 1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868. - Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) làm vào khủng hoảng suy yếu. * Về kinh tế: - Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. - Công nghiệp :ở  các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. - Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. * Về xã hội: - Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có. - Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị. - Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột. * Về chính trị: - Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân. - Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”. - Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị * Nguyên nhân: - Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. - Phong trào đấu tranh chống Sô gun  nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. - Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách. * Nội dung cải cách Minh Trị: - Tháng 1- 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May- gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu. ● Về chính trị : - Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do. - Ban hành Hiến pháp 1889. ● Về kinh tế: - Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến. - Tăng cường phát triển  kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. - Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc. ● Về quân sự: - Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây. - Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. - Chú trọng đóng tàu  chiến, sản xuất vũ khí đạn dược. ● Về giáo dục: - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. - Chú trọng nội dung  khoa học - kỹ thuật  trong chương trình giảng dạy,. - Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây * Tính chất – ý nghĩa: - Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. - Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX  (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. - Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. - Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:           + Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.           + Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật           + Năm 1904 - 1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa- kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.           + Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á. - Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động. - Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến” Đế quốc Nhật Bản cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ XX * Chính sách đối nội: - Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp. - Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân. Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) I. Nguyên nhân của chiến tranh: 1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX –đầu thế kỷ XX:  - Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX. - Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt. - Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:      - Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa . Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. - Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX). - Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi. Liên minh                                    Hiệp ước ĐỨC - ÁO - HUNG                    ANH - PHÁP - NGA (1882)                                      (1890- 1907) 2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh * Nguyên nhân sâu xa:    + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc  về thuộc  địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.    +   Sự tranh  giành thị trường thuộc địa  giữa  các đế quốc với nhau. * Nguyên nhân  trực tiếp:   + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.   + Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua (Thái tử) Áo - Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi) II. Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) 1. Giai đoạn thứ nhất( 1914- 1916)  *  Chiến tranh bùng nổ + 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo - Hung bị ám sát + 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc- bi. + 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.         + 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp + 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu Thời gian Chiến sự Kết quả 1914 Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa- ri. Cứu nguy cho Pa- ri. 1915 Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.  Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. 1916 Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc- doong. Đức không hạ được Véc- đoong, 2 bên thiệt hại nặng. Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu => không mang lại ưu thế cho cả hai bên tham chiến. 2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918) Thời gian Chiến sự Kết quả 2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. 2/4/1917  Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. Hai bên ở vào thế cầm cự. 11/1917  Cách mạng tháng 10 Nga thành công Chính phủ Xô viết thành lập 3/3/1918 Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ- rét Li- tốp  Nga rút khỏi chiến tranh Đầu 1918 Đức tiếp tục tấn công Pháp Một lần nữa Pa- ri bị uy hiếp 7/1918 Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.  Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ Nền quân chủ bị lật đổ 1/11/1918  Chính phủ Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc III. Kết  cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất: * Hậu quả của chiến tranh: - Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.     + 10 triệu người chết.     + 20 triệu người bị thương.     + Chiến  phí 85 tỉ đô la. - Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ. - Bản đồ thế giới  thay đổi . - Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới. * Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Bài 9 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI  NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG . I. Cách mạng tháng Mười Nga 1917. 1.  Tình hình nước Nga trước cách mạng. - Về chính trị:    + Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng    + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. - Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn. - Về xã hội:         + Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.         + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra  khắp  nơi. 2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917: - Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân  ở Pê-tơ-rô-gơ-rát. - Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. - Lãnh đạo là Đảng Bôn- sê- vích - Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân. - Kết quả:     + Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.     + Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917)     + Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.     + Nga trở thành nước Cộng Hoà - Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:       + Chính phủ lâm thời (tư sản)       + Xô viết đại biểu (vô sản). b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917. * Hoàn cảnh: - Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:          + Chính phủ lâm thời (tư sản)          + Xô viết đại biểu (vô sản)          + Nên cục diện không thể kéo dài. - Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). - Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. * Diễn biến khởi nghĩa:       + Tháng 4: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.       + Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.       + Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.       + Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.       + Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn. * Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa III. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga : - Với nước Nga.         + Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.        + Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Với thế giới:      + Làm thay đổi cục diện thế giới. + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. Bài 11 :TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN  GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai – Oa-sinh-tơn - Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn. - Hệ thống Vexai - Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận   Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc -   Để duy trì trật tự  thế giới mới, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước. 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó. * Nguyên nhân : - Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về  kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cùng vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cùng vượt quá xa cầu. - Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 * Hậu quả : + Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ. + Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. + Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát. - Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp  phong trào cách mạng  và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới. - Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng  chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai - Oa-sinh-tơn. - Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_lich_su_lop_11.doc