Đề cương ôn tập Học kì 1 Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Hoàng Sơn

Câu 1: Ý nghĩa tương quan trội lặn trong sinh vật ?

- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật.

- Tính trạng trội thường có lợi → vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.

Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? Mô tả ?

- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào vì vào thời kì này, các NST đã co ngắn cực đại và có dạng đặc trưng.

- NST lúc này ở trạng thái kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau dính với nhau ở tâm động. Tại tâm động có eo sơ cấp chia NST làm 2 cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào , nhờ đó khi sợi tơ co rút, kéo NST di chuyển về cực tế bào lúc phân bào. Ở một số NST còn có eo thứ cấp trên một cánh của NST.

Câu 3: Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập

- Quy luật phân ly:

- Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

- Quy luật phân ly độc lập:

Lai hai bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Hoàng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP SINH 9 HKI Câu 1: Ý nghĩa tương quan trội lặn trong sinh vật ? - Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật. - Tính trạng trội thường có lợi → vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? Mô tả ? - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào vì vào thời kì này, các NST đã co ngắn cực đại và có dạng đặc trưng. - NST lúc này ở trạng thái kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau dính với nhau ở tâm động. Tại tâm động có eo sơ cấp chia NST làm 2 cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào , nhờ đó khi sợi tơ co rút, kéo NST di chuyển về cực tế bào lúc phân bào. Ở một số NST còn có eo thứ cấp trên một cánh của NST. Câu 3: Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập - Quy luật phân ly: - Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. - Quy luật phân ly độc lập: Lai hai bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Câu 4: So sánh AND và ARN về cấu tạo, chức năng AND - Chuỗi xoắn kép cĩ 2 mạch song song. - Loại đại phân tử cĩ kích thước và khối lượng lớn. - 4 loại nuclêơtit : A, T, G, X Chức năng: AND: Có 2 chức năng quan trọng + Lưu giữ thông tin di truyền. + Truyền đạt thông tin di truyền ARN - Chuỗi xoắn đơn. - Loại đại phân tử cĩ kích thước và khối lượng nhỏ. - 4 loại ribơnuclêơtit: A, U, G, X Chức năng: ARN: - tARN cĩ chức năng vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp Prơtêin - mARN truyền đạt thơng tin quy định cấu trúc của Prơtêin cần tổng hợp. - rARN tham gia cấu tạo ribơxơm. Câu 5: Đột biến gen là gì ? Vì sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật ? - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen cĩ liên quan đến một hay một số cặp nuclêơtit nào đĩ, xảy ra ở một hay một số vị trí nào đĩ trên phân tử AND. - Đột biến gen thường cĩ hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hịa trong kiểu gen đã chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prơtêin và biểu hiện tính trạng của cơ thể. Câu 6: Bản chất mối quan hệgen – mARN – protein tính trạng ? - Mối quan hệ giữa các gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ: Gen ( một đoạn AND ) → mARN → prôtêin → tính trạng. - Trong đó, trình tự các nuclêôtit trên AND quy định trình tự các ribônuclêôtit trong ARN, thông qua đó AND quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng. Câu 7: Trình bày chức năng NST ? - NST là cấu trúc mang gen, có bản chất là AND, chính nhờ sự tự sao của AND đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Câu 8: Cơ chế NST xác định giới tính ? - Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính. - Sự phân ly của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng nngang nhau.Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1 : 1 ở đa số các loài. Câu 9: Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì nguyên phân ? - Kỳ đầu: + NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. + Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. - Kỳ giữa: + Các NST kép đóng xoắn cực đại. + Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kỳ sau:Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào. - Kỳ cuối:Các NST đơn dãn xoẵn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc. Câu 10: Bản chất hóa học và chức năng của gen ? - Bản chất hóa học của gen là AND. - Một gen cấu trúc là một đoạn của phân tử AND, lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin. - Chức năng:Có 2 chức năng quan trọng + Lưu giữ thông tin di truyền. + Truyền đạt thông tin di truyền Câu 11: Phân biệt đột biến và thường biến ? Thường biến - Là những biến đổi kiểu hình khơng biến đổi trong vật chất di truyền. - Diễn ra đồng loạt cĩ định hướng. - Khơng di truyền được. - Cĩ lợi Đột biến: - Biến đổi AND, NST là biến đổi trong vật chất di truyền. - Biến đổi riêng từng cá thể gián đoạn. - Vơ hướng - Di truyền được. - Đa số cĩ hại nhưng đơi khi cĩ lợi Câu 12: Chức năng c hính của Prôtêin ? 1. Chức năng cấu trúc: - Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất ( mô, cơ quan, cơ thể ) 2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: - Prôtêin là thành phần chủ yếu của các enzim có tác dụng thúc đẩy các phản ứng hóa học. 3. Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất. - Prôtêin là thành phần cấu tạo nên phần lớn các hooc môn có vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_9_nguyen_hoang_son.doc