1. Tại sao ếch đồng thường sống quanh bờ vực nước?
A. Dễ tránh được kẻ thù tấn công. B. Có lợi cho việc hô hấp qua da.
C. Tìm kiếm thức ăn dễ dàng. D. Vì ếch đồng là động vật biến nhiệt.
2. Những đặc điểm cấu tạo của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước là:
A. Đầu dẹt nhọn, mắt mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có màng bơi giữa các ngón, da trần phủ chất nhầy
B. Da trần phủ chất nhầy, tai có màng nhĩ, mũi là cơ quan hô hấp.
C. Đầu dẹt nhọn khớp với thân thành một khối, mắt có mí giữ nước mắt.
D. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm, mắt có mí, tai có màng nhĩ.
3. Cơ quan hô hấp của ếch đồng là gì?
A. Mang và phổi. B. Mang và da. C. Da và phổi. D. Hoàn toàn bằng phổi.
4. Hệ thần kinh của ếch đồng gồm những bộ phận nào?
A. Não trước và thuỳ thị giác phát triển. C. Hành tuỷ và tuỷ sống.
B. Tiểu não kém phát triển. D. Cả A, B và C đúng.
5. Cấu tạo tim thằn lằn gồm những bộ phận nào?
A. Một tâm nhĩ và một tâm thất. C. Hai tâm thất và một tâm nhĩ.
B. Hai tâm nhĩ và một tâm thất. D. Hai tâm nhĩ và một tâm thất có vavhs hụt.
6. Đặc điểm da khô, có vảy sừng bao bọc của thằn lằn bóng đuôi dài có ý nghĩa gì?
A. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
B. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
C. Tham gia sự di chuyển trên cạn.
D. Phát huy được các giác quan, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II.
Môn: Sinh Học 7. Năm học: 2009 – 2010.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
I/ Trắc nghiệm: Trong các câu dưới đây có các phương án trả lời A, B, C và D,hãy khoanh tròn vào một phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
1. Tại sao ếch đồng thường sống quanh bờ vực nước?
A. Dễ tránh được kẻ thù tấn công. B. Có lợi cho việc hô hấp qua da.
C. Tìm kiếm thức ăn dễ dàng. D. Vì ếch đồng là động vật biến nhiệt.
2. Những đặc điểm cấu tạo của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước là:
A. Đầu dẹt nhọn, mắt mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có màng bơi giữa các ngón, da trần phủ chất nhầy
B. Da trần phủ chất nhầy, tai có màng nhĩ, mũi là cơ quan hô hấp.
C. Đầu dẹt nhọn khớp với thân thành một khối, mắt có mí giữ nước mắt.
D. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm, mắt có mí, tai có màng nhĩ.
3. Cơ quan hô hấp của ếch đồng là gì?
A. Mang và phổi. B. Mang và da. C. Da và phổi. D. Hoàn toàn bằng phổi.
4. Hệ thần kinh của ếch đồng gồm những bộ phận nào?
A. Não trước và thuỳ thị giác phát triển. C. Hành tuỷ và tuỷ sống.
B. Tiểu não kém phát triển. D. Cả A, B và C đúng.
5. Cấu tạo tim thằn lằn gồm những bộ phận nào?
A. Một tâm nhĩ và một tâm thất. C. Hai tâm thất và một tâm nhĩ.
B. Hai tâm nhĩ và một tâm thất. D. Hai tâm nhĩ và một tâm thất có vavhs hụt.
6. Đặc điểm da khô, có vảy sừng bao bọc của thằn lằn bóng đuôi dài có ý nghĩa gì?
A. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
B. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
C. Tham gia sự di chuyển trên cạn.
D. Phát huy được các giác quan, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
7. Đặc điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn ếch và thằn lằn là gì?
Có hai tâm thất.
B. Tâm thất có một vách hụt làm giảm sự pha trộn máu.
Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha trộn giảm đi.
D. Tâm thất có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn.
8. Bộ nào sau đây thuộc lớp bò sát?
A. Bộ cá sấu. B. Bộ cá sun. C. Bộ lưỡng cư có đuôi. D. Bộ gặm nhấm.
9. Tác dụng của lông đuôi chim bồ câu là gì?
A. Như bánh lái giúp chim định hướng khi bay. B. Để giữ thăng bằng, khi chim rơi xuống.
C. Như chiếc quạt để đẩy không khí. D. Tạo đà cho chim khi cất cánh.
10. Các bộ phận của hệ hô hấp chim bồ câu gồm những gì?
A. Khí quản và 9 túi khí. C. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.
B. 9 túi khí và phổi. D. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí.
11. Ở bồ câu, máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì?
A. Đỏ tươi. B. Đỏ thẩm. C. Máu pha. D. Đỏ tươi và máu pha.
12. Đặc điểm hàm rất dày, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng; trứng có vỏ đá vôi bao bọc, có ở đại diện nào của lớp bò sát:
A. Cá sấu xiêm. B. Rắn ráo. C. Thằn lằn bóng. D. Rùa núi vàng
13. Bộ não chim bồ câu gồm những bộ phận nào?
A. Não trước, não giữa. C. Não trước, não giữa, tiểu não, hành tuỷ và tuỷ sống.
B. Tiểu não, hành tuỷ và tuỷ sống. D. Não trước, não sau, tiểu não, hành tuỷ và tuỷ sống.
14. Ở thỏ chức năng của hệ tuần hoàn là:
A. Vận chuyển khí ôxi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
B. Dẫn khí và trao đổi khí.
C. Lọc và thải bỏ nước tiểu ra ngoài cơ thể.
D. Tiêu hoá thức ăn (đặc biệt là xenlulôzơ)
15. Những xương nào cấu tạo nên lòng ngực ở thú?
Các đốt xương sống. C. Các đốt xương sống và các xương sườn.
B. Các xương sườn. D. Các xương sườn và các xương chi.
16. Những loại động vật nào dưới đây được xếp vào bộ gặm nhấm?
A. Chuột đồng, sóc, nhím B. Sóc, sư tử C. Nhím, hổ, báo. D. Mèo, chuột đồng.
17. Đặc điểm có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi có ở đại diện nào của bộ linh trưởng?
A. Vượn B. Khỉ. C. Khỉ hình người. D. Tinh tinh.
18. Những động vật nào dưới đây được xép vào thú Guốc chẳn nhai lại?
A. Trâu, bò, de. B. Lợn, trâu, bò. C. Gôrila sống theo đàn. D. Ngựa, voi, lợn.
19. Điểm giống nhau giữa chim và thú là gì?
A. Thụ tinh trong và đẻ trứng. B. Chăm sóc con non và nuôi con bằng sữa.
C. Có lông mao và lông vũ. D. Là động vật sống trên cạn.
20. Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gi?
Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại.
Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dể thực hiện.
Cả A và B.
II/ Tự luận:
1. Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp cá?
2. Trình bày sự sinh sản và biến thái của ếch?
3. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?
4. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
5. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
6. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hệ tuần hoàn của thằn lằn và chim bồ câu?
7. Trình bày đặc điểm cấu tạo của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thỏ? Giải thích tại sao thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
8. Nêu đặc điểm chung của lớp thú? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thú tránh nguy cơ bị tuyệt chủng?
9. Thế nào là sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính? Cho ví dụ minh hoạ?
10.Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật?
11.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ?
Yang Mao, ngày tháng năm 2010
Xác nhận của tổ chuyên môn GVBM
Xét duyệt của chuyên môn
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_7.doc