Đề cương ôn tập học kì I - Môn hoá học khối 10 cơ bản và nâng cao năm học: 2013 – 2014

Câu 1: Cho các nguyên tố Natri, kali, canxi, magie, nhôm, flo, clo, oxi, lưu huỳnh, nitơ, photpho. Neon, argon.

 a.Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: ( Chu kỳ, nhóm, ô nguyên tố)

 b.Hãy cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm,.

 c.Nguyên tử của các nguyên tố trên có khả năng nhường hay nhận electron. Viết phương trình tạo ion và viết cấu hình của ion tương ứng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I - Môn hoá học khối 10 cơ bản và nâng cao năm học: 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯƠNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU TỔ HOÁ HỌC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN HOÁ HỌC KHỐI 10 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO Năm học: 2013 – 2014 A.NỘI DUNG: TT Lớp 10 cơ bản Lớp 10 nâng cao 1 Chương 1: Cấu tạo nguyên tử Chương 1: Cấu tạo nguyên tử 2 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật TH 3 Chương 3: Liên kết hóa học Chương 3: Liên kết hóa học 4 Chương 4: Phản ứng hóa học Chương 4: Phản ứng hóa học 5 Chương 5: Bài Clo và dd HCl B.BÀI TẬP THAM KHẢO I.Phần chung cho cơ bản và nâng cao: Câu 1: Cho các nguyên tố Natri, kali, canxi, magie, nhôm, flo, clo, oxi, lưu huỳnh, nitơ, photpho. Neon, argon. a.Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: ( Chu kỳ, nhóm, ô nguyên tố) b.Hãy cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm,. c.Nguyên tử của các nguyên tố trên có khả năng nhường hay nhận electron. Viết phương trình tạo ion và viết cấu hình của ion tương ứng. Câu 2: a.Cho ion X- có cấu hình e là 1s22s22p6. Định vị trí của X trong bảng tuần hoàn ? b.Cho ion X2- có cấu hình e là 1s22s22p6. Định vị trí của X trong bảng tuần hoàn ? c.Cho ion A+ có cấu hình e là 1s22s22p63s23p6 . Định vị trí của A trong bảng tuần hoàn ? d.Cho ion A3+ có cấu hình e là 1s22s22p63 . Định vị trí của A trong bảng tuần hoàn ? Câu 3: Viết cấu hình electron của nguyên tử, Biết: a.Cho nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn b.Cho nguyên tố Y ở chu kì 2, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn c.Cho nguyên tố Z ở chu kì 4, nhóm IA trong bảng tuần hoàn d.Cho nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoà Câu 4: Viết kí hiệu của các nguyên tử A, B, E, F biết: a. Nguyên tử F có số khối bằng 207, số hạt mang điện tích âm là 82. b. Nguyên tử E có tổng số hạt cơ bản là 18, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. c. Nguyên tử A có tổng số hạt cơ bản là 24. Số hạt không mang điện chiếm 33,33% tổng số hạt. d. Nguyên tử B có tổng số hạt cơ bản là 34, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là một hạt. Câu 5: a.Nguyên tố argon có 3 đồng vị: . Xác định nguyên tử khối trung bình của Ar. b.Antimon có 2 đồng vị, biết chiếm 62 %, chiếm 38% . Tính khối lượng nguyên tử trung bình của antimon . Câu 6: a.Đồng có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Xác định thành phần % của đồng vị . b.Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Bo có hai đồng vị là 10B và 11B. Xác định thành phần % của mỗi đồng vị. Câu 7:Hãy giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử bằng cách góp chung hoặc nhường nhận electron: a. F2, N2, HCl, PCl3, NH3, CH4, SiF4, H2O, H2S b. KCl, NaF, CaCl2, KF. Câu 8: Hoàn thành các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. 1. Al + Fe3O4 ® Al2O3 + Fe 2. H2S + HClO3 ® HCl + 3H2SO4 3. NH3 + O2 ® NO + H2O 4. Cl2 + KOH ® KCl + KClO + H2O 5. Fe + HNO3 ® Fe(NO3)3 + N2O + H2O 6. Ca + HNO3 → Ca(NO3)2 + NH3 + H2O 7. K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O 8. Al + H2SO4 ® Al2(SO4)3 + SO2 + H2O II.Phần riêng cho chương trình cơ bản: Câu 1: Hoà tan 15,07 gam một kim loại R hoá trị II vào dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 2,464 lít khí (đktc). Xác định tên kim loại R và tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng? Câu 2: Hoà tan 4,05 gam một kim loại R hoá trị III vào dung dịch HCl thì thu được 0,45 gam khí. Xác định tên kim loại R và tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M cần dùng? Câu 3: Cho 15,6 gam một kim loại R hoá trị I tác dụng với 400ml dung dịch H2SO4 0,5M. Xác định tên kim loại R và tính nồng độ mol/lít của dung dịch muối tạo thành.? Câu 4: Cho 8,4 gam một kim loại R hoá trị II tác dụng với 500ml dung dịch H2SO4 0,7M. Xác định tên kim loại R và tính nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ? Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại M thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Tìm kim loại M. Câu 6: Hoà tan 1,26 gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 3,42 gam muối khan. Tìm kim loại M Câu 7:a. Cho 8,1 gam nhôm tác dụng với 2000 ml dd HCl 0,3M. Tím khối lượng các chất sau phản ứng. b.Cho 7,2 gam magie tác dụng với 500 gam dung dịch HCl 3,65%. Tím khối lượng các chất sau phản ứng. III. Phần riêng cho chương trình nâng cao: Câu 1:a. M thuộc nhóm IIIA. Trong oxit bậc cao nhất của M, oxi chiếm 47,05% khối lượng. Xác định tên nguyên tố M. b X thuộc nhóm VIA. Trong oxit bậc cao nhất, X chiếm 40% khối lượng. Xác định tên nguyên tố X. Câu 2: Hoàn thành các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron 1. FeSO4 + Cl2 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + HCl 2. K2S + KMnO4 + H2SO4 → S + MnSO4 + K2SO4 + H2O 3. Mg + HNO3 ® Mg(NO3)3 + NH4NO3 + H2O 4. FeS2 + O2 ® Fe2O3 + SO2 5. CuS2 + HNO3 ® Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2O + H2O Câu 3: Viết 4 phương trình điều chế khí clo. Câu 4: Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIIA tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lit khí (đkc). Xác định 2 kim loại đó. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại R hóa trị II bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa axit dư cần dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tìm kim loại R Câu 6: Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M? Câu 7: Cho 13,9 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 7,84l ít khí (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 8: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan m gam muối khan. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và m. Câu 9: Cho 7,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn (tỉ lệ mol 1:2) tác dụng 500 mL với dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch A và V ml khí B (đktc). a. Tính V b. Tính khối lượng dung dịch AgNO3 10% cần dùng để tác dụng vừa đủ với dung dịch A. DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP KT HOC KI 1.doc