Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trần Văn Quan
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trần Văn Quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu 1: Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật Cu lông.
Nội dung: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường
thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với
bình phương khoảng cách giữa chúng.
q1q2
Biểu thức: F k
r 2
Câu 2: Điện trường là gì? Nêu tính chất cơ bản của điện trường.
Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Tính chất cơ
bản của điện trường là tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Câu 3: Nêu định nghĩa và viết biểu thức cường độ điện trường tại một điểm.
Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường
tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q
dương đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
F
Biểu thức: E
q
Câu 4: Nêu đặc điểm của E do một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách Q một khoảng r:
- Điểm đặt: tại điểm đang xét.
- Phương: là đường thẳng nối từ điện tích đến điểm đang xét.
- Chiều: hướng ra xa Q nếu Q > 0, hướng vào Q nếu Q < 0.
Q
- Độ lớn: E k
r 2
Câu 5: Đặc điểm công của lực điện trong điện trường đều.
Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN qEd,
không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N
của đường đi.
Câu 6: Nêu định nghĩa và viết biểu thức của hiệu điện thế.
Định nghĩa: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của
điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công
của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.
A
Biểu thức: U MN
MN q
Câu 7: Nêu định nghĩa và viết biểu thức điện dung của tụ điện.
Định nghĩa: Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu
điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai
bản của nó.
Q
Biểu thức: C
U
Câu 8: Định nghĩa và viết biểu thức cường độ dòng điện. Nêu khái niệm dòng điện không đổi?
Định nghĩa: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được
xác định bằng thương số của điện lượng Δq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời
gian Δt và khoảng thời gian đó.
q
Biểu thức: I
t
Khái niệm: Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu 9: Định nghĩa và viết biểu thức suất điện động của nguồn điện?
Định nghĩa: Suất điện động của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công
của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện
tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.
A
Biểu thức:
q
Câu 10: Phát biều nội dung và viết biểu thức định luật Jun-Len-xơ?
Nội dung: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường
độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.
Biểu thức: Q RI 2t
Câu 11: Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch?
Nội dung: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện
và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
Biểu thức: I
RN r
Câu 12: Công thức tính b và rb của bộ nguồn nối tiếp và bộ nguồn song song?
- Bộ nguồn nối tiếp: b 1 2 ... n ; rb r1 r2 ... rn
Nếu n nguồn (ξ, r) giống nhau mắc nối tiếp thì b n. ; rb n.r
r
- Bộ nguồn song song (n nguồn (ξ, r) giống nhau mắc song song): ; r
b b n
Câu 13: Nêu hạt tải điện và bản chất dòng điện trong các môi trường: Kim loại, chất điện phân,
chất khí?
Môi trường Kim loại Chất điện phân Chất khí
Hạt tải Electron tự do Ion dương và ion âm Ion dương, ion âm và các electron
điện tự do
Bản chất Là dòng chuyển dời Là dòng chuyển dời có hướng Là dòng chuyển dời có hướng của
có hướng của các của các ion dương cùng chiều các ion dương cùng chiều điện
electron tự do ngược điện trường và các ion âm trường và các ion âm, electron tự
chiều điện trường. ngược chiều điện trường. do ngược chiều điện trường.
Câu 14: Phát biểu nội dung các định luật Fa-ra-đây. Công thức tính khối lượng vật chất giải phóng
ở điện cực của bình điện phân?
Định luật I Farađây: Khối lượng vật chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện
lượng chạy qua bình đó. m k.q
Định luật II Farađây: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của
1 A
nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1/F, trong đó F là số Farađây. k
F n
1 A
Khối lượng vật chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân: m It với F 96500C mol
F n
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_11_nam_hoc_2019_2020.docx