Câu 1: Các cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên ) là địa bàn cư trú chủ yếu của người.
a.Tày, Thái, Nùng; b.Ê đê, Gia rai, Mnông; c.Mường, Dao, Khơ me; d.Chăm, Mông, Hoa.
Câu 2: Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ.
a.Năm 1976; b. Năm1986; c.Năm 1996; d.Tất cả đều sai.
Câu 3: Những điều kiện có tính quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta:
a.Điều kiện tự nhiên; b.Điều kiện kinh tế xã hội; c.Cả hai đều đúng; d.Cả hai đều sai.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I - Năm học 2009 – 2010 môn địa lí – khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HOA LƯ
TỔ XÃ HỘI
GV: HUỲNH TẤN SỸ BẮC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI-NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 9
I/.Trắc nghiệm:
Câu 1: Các cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên ) là địa bàn cư trú chủ yếu của người.
a.Tày, Thái, Nùng; b.Ê đê, Gia rai, Mnông; c.Mường, Dao, Khơ me; d.Chăm, Mông, Hoa.
Câu 2: Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ.
a.Năm 1976; b. Năm1986; c.Năm 1996; d.Tất cả đều sai.
Câu 3: Những điều kiện có tính quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta:
a.Điều kiện tự nhiên; b.Điều kiện kinh tế xã hội; c.Cả hai đều đúng; d.Cả hai đều sai.
Câu 4: Sản xuất lúa ở nước ta đảm bảo đủ ăn và còn đủ để xuất khẩu. Nguyên nhân quan trọng thứ nhất là:
a.Tính cần cù lao động của nhân dân ta; b.Đường lối đổi mới nông nghiệp của nhà nước.
c.Thời tiết thuận lợi nhiều năm; d.Diện tích trồng lúa tăng lên.
Câu 5: Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở:
a.Vùng núi và Trung du Bắc Bộ; b.Đông Nam Bộ. c.Tây Nguyên; d.Cả 3 vùng trên.
Câu 6:Miền Núi và Trung Du Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp:
a.Khai khoáng, năng lượng; b.Hóa chất; c.Vật liệu xây dựng; d.Chế biến.
Câu 7:Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản quan trọng nhất thuộc về:
a.Đồng bằng Bắc Bộ; b.Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung.
c.Miền Đông Nam Bộ; d.Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Câu 8: Nhà máy thủy điện có công xuất lớn nhất nước ta đang được xây dựng là:
a.Thái Bình; b.Hòa Bình; c.Sơn La; d.Trị An.
Câu 9: Công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta phát triển mạnh ở:
a.Vịnh Bắc Bộ; b.Vịnh Thái Lan; c.Thềm lục địa đông nam nước ta; d.Một kết quả khác
Câu 10 Công nghiệp nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng:
a.Đồng bằng sông Hồng; b.Miền núi và Trung Du Bắc Bộ.
c.Duyên hải Nam Trung Bộ; d.Đông Nam Bộ.
Câu 11:Trong các loại dịch vụ, vai trò kinh tế Nhà nước đứng hàng đầu là loại:
a.Dịch vụ tiêu dùng; b.Dịch vụ sản xuất; c.Dịch vụ công cộng; d.Câu b và c đúng.
Câu 12: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta trước hết là nhờ:
a.Có số dân đông nhất; b.Có nhiều điểm tham quan du lịch.
c.Có công nghiệp tiến bộ nhất; d.Tất cả đều đúng.
Câu 13: Hiện nay ngành vận tải nước ta có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và có tỉ trọng tăng nhanh nhất là ngành:
a.Đường sắt; b.Đường bộ; c.Đường sông; d.Đường biển.
Câu 14: Ba cảng biển lớn nhất nước ta là:
a.Sài Gòn, Cam Ranh, Vũng Tàu; b.Đà Nẵng, Hải Phòng, Cam Ranh.
c.Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn; d.Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu.
Câu 15: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với Lào và cả Trung Quốc.
a.Lai Châu; b.Sơn La; c.Lào Cai; d.Hà Giang.
Câu 16: Vùng mỏ than tập trung lớn nhất nước ta thuộc tỉnh:
a.Lạng Sơn; b.Quảng Ninh; c.Cao Bằng; d.Bắc Cạn.
Câu 17:Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là miền thuận lợi cho việc phát triển:
a.Chuyên canh quy mô cây công nghiệp, khu công nghiệp và đô thị.
b.Khai thác rau màu quan trọng; c.Chăn nuôi gia cầm; d.Cả 3 đều đúng.
Câu 18:Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tỉnh có nhà máy nhiệt điện lớn là:
a.Hải Dương; b.Quảng Ninh, c.Thái Nguyên; d.Lạng Sơn.
Câu 19: Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là mặt:
a.Khai thác khoáng sản, thủy điện; b.Nghề rừng, cây công nghiệp lâu năm.
c.Rau quả cận nhiệt và ôn đới; d.Tất cả các mặt trên.
Câu 20: Nét độc đáo của nền văn minh sông Hồng, văn hóa Việt Nam từ lâu đời là:
a.Hệ thống đê điều ven sông ven biển; b.Cảng Hải Phòng cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ
c.Kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội) có quá trình đô thị hóa lâu đời;
d.Có nhiều làng nghề truyền thống.
Câu 21: Ở Đồng bằng sông Hồng ngô đông được trồng trong khoảng thời gian:
a.Từ tháng 4 đến tháng 7; b.Từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.
c.Từ tháng 2 đến tháng 5; d.Từ tháng 7 đến tháng 10.
Câu 22:Khu tam giác công nghiệp lớn của Đồng bằng sông Hồng gồm 3 tỉnh:
a.Hà Nội-Thái Bình-Bắc Ninh; b.Hà Nội-Hải Phòng-Nam Định.
c.Hà Nội-Hải Dương-Vĩnh Phúc; d.Hà Nội-Hưng Yên-Hà Nam.
Câu 23:Thế mạnh công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là:
a.Khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng; b.Chế biến thực phẩm, dệt may.
c.Năng lượng, khai khoáng; d.Luyện kim, đóng tàu.
Câu 24: Các cửa khẩu chính giữa Việt Nam và Lào ở vùng Bắc Trung Bộ là:
a.Lao Bảo - A lưới - Cầu Treo - Khe Sanh; b.Nậm Cắn - Cầu Treo - Lao Bảo - Cha Lo
c.Lao Bảo - Cầu Treo - Khe Sanh - Nậm Cắn; d.Cầu Treo - Khe Sanh – A Lưới – Cha Lo.
Câu 25: Nơi nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng nhất về nghề làm muối?
a.Cam Ranh; b.Cà Ná; c.Sa Huỳnh; d.Phan Rí.
Câu 26: Hai địa điểm văn hóa lịch, sử ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới là:
a.Phố cổ Hội An-Di tích Mĩ Sơn; b.Phố cổ Hội An-Di tích Núi Thành.
c.Phố cổ Hội An-Tháp Chàm; d.Thành phố Đà Nẵng-Thành Đồ Bàn.
Câu 27: Vì sao vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vùng Cà Ná phát triển nghề làm muối?
a.Nước ở đây rất mặn dễ làm muối; b. Lượng mưa rất ít, vị trí sát biển.
c.Khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa ít nhất trong cả nước; d.Hai câu a và b đúng.
Câu 28:Nhiều đặc sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được ưa chuộng và nổi tiếng trong cả nước là:
a.Quế Trà My, đường phèn, đường phổi Quãng Ngãi, tơ lụa Bình Định.
b.Quýt Hương Cần, bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ; c.Cả 2 câu đều đúng; d.Cả 2 câu đều sai.
Câu 29: Các tỉnh ven biển Miền Trung có điểm chung nào về hoạt động kinh tế biển?
a.Khai thác thủy sản ở đầm phá; b.Xuất khẩu nông sản, nhập khẩu máy móc.
c.Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; d.Nuôi tôm hùm, tôm sú.
Câu 30: Các tỉnh hiện nay ở Tây Nguyên từ Bắc xuống Nam là:
a.Kom tum, Plâyku, Đắk Lắck, Buôn Ma Thuộc;
b.Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm đồng.
c. Gia Lai, Kom Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm đồng.
d. Lâm đồng, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Câu 31:Vùng nào ở nước ta không có đường bờ biển:
a.Vùng Đông Nam Bộ; b.Vùng Đồng Bằng sông Hồng.
c.Vùng Tây Nguyên; d.Vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 32:Vì sao cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên?
a.Vùng Tây Nguyên có nhiều đất ba dan (diện tích 1, 36 triệu ha) thích hợp với cây cà phê
b.Khí hậu vùng Tây Nguyên thích hợp với cây cà phê.
c.Cả hai câu a và b đều đúng; d,Cả hai câu a và b đều sai.
II/. Tự luận:
Câu 1: Nêu địa bàn phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người ở nước ta.
Câu 2: Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?
Câu 3: Nêu tình hình phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 4: Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì về điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 5: Nêu tình hình phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 6: Nêu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế?
Câu 7 (3 đ):Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và nhận xét.
Bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%).
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
2002
100,0
100,0
63,9
62,8
19,3
17,5
12,9
17,3
3,9
2,4
Câu 8: Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%).
Năm
Ngành kinh tế
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
Nông-lâm-ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
100,0
40,5
23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0
27,2
28,8
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0
25,4
32,1
42,1
100,0
23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
a.Hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002.
b.Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì?Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?
Câu 9: Căn cứ bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%).
Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
a.Hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện 3 tiêu chí trên.
b.Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu
File đính kèm:
- ontap9 HKI, 09.doc