Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 11-HK 2- 2028-2019
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Cấu trúc đề thi
Phần I: Trắc nghiệm 20 câu: ( 5 điểm) Nhận biết 10 câu, thông hiểu 6 câu, vận dụng 3 câu, vận dụng cao 1 câu.
Phần II: Tự luận:
Nhận biết, thông hiểu: Viết phương trình phản ứng: 6 phương trình( 3 điểm).
Vận dụng thấp: Bài tập xác định công thức ancol ( 1,5 điểm)
Vận dụng cao: Bài tập tổng hợp về ancol ( 0,5 điểm)
b. Ma trận cụ thể
1. Hidrocacbon no
- Trắc nghiệm: Nhận biết 2 câu, thông hiểu 1 câu
- Tự luận: Viết phương trình 1 pt.
2. Hidrocacbon không no :
-Trắc nghiệm: Nhận biết 5 câu, thông hiểu 3 câu, vận dụng 2 câu, vận dụng cao 1 câu.
- Tự luận: Viết phương trình phản ứng 3 pt
3. Ancol:
-Trắc nghiệm: Nhận biết 3 câu, thông hiểu 2 câu, vận dụng 1 câu.
- Tự luận: Viết phương trình phản ứng 2 pt
Bài tập xác định CT ancol; bài tập tổng hợp ancol
II. ĐỀ THAM KHẢO
Đề số 1.
PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Công thức tổng quát của ankan là:
A. C H B. C H ( n 2) C. C H ( n 1) D. C H (n>1)
n 2n n 2n-2 n 2n + 2 n 2n+ 2
Câu 2: Có bao nhiêu ankan đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?
A. 3 đồng phân B. 4 đồng phân C. 5 đồng phân D. 6 đồng phân
Câu 3: Tiến hành clo hóa 3-metylpentan tỉ lệ 1:1, có thể thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo là đồng phân của
nhau? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 4. Phản ứng đặc trưng của ankan là :
A. phản ứng cộng B. phản ứng thế. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy.
Câu 5. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế metan trong PTN ?
A. Cracking butan B. CH3COONa + NaOH (vôi tôi xút) C. Al4C3 + H2O D. Cả B,C
Câu 6: Công thức tổng quát của ankin là:
A. C H B. C H ( n 2) C. C H ( n>1) D. C H ( n 3)
n 2n n 2n-2 n 2n + 2 n 2n-2
Câu 7. Phản ứng đặc trưng của hidrocacbon không no là :
A. phản ứng cộng B. phản ứng thế. C. phản ứng tách. D. phản ứng cháy.
Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dd AgNO3/ dd NH3 tạo kết tủa màu vàng
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Cho các chất (1) H2/ Ni,t ; (2) dd Br2 ; (3) AgNO3 /NH3 ; (4) dd KMnO4. Etilen pứ được với:
A. 1,2,4 B. 1,2,3,4 C. 1,3 D. 2,4
Câu 10: Từ axetylen qua mấy phản ứng (ít nhất), có thể điều chế được cao su Buna:
A. 4 B. 2 C. 3. D. 5
Câu 11: Cho các chất sau :metan , etilen, but-2 –in và axetilen .Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Cả 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom
B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrac trong amoniac
C. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch KMnO4
Câu 12: Để phân biệt 3 lọ chất khí mất nhãn : C2H6 , C2H4 , C2H2 ta dùng hoá chất nào sau đây
A. Dd AgNO3 / dd NH3 , dd Br2 B. Dd Br2
C. Dd AgNO3/ dd NH3 D. Dd HCl , dd Br2
Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 14: Etanol tác dụng được với chất nào sau đây: HCl(1), NaOH(2), CH3COOH(3), Na(4), Br2 (5). A. 1, 2, 3 ,5. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 15: Hợp chất X có CTPT C4H10O. X tác dụng với Na sinh ra chất khí, khi đun X với H2SO4 đặc, sinh ra hỗn hợp
2 anken đồng phân của nhau. Tên của X là
A. butan-1-ol. B. anclo isobutylic. C. butan-2-ol. D. ancol tert-butylic.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm H 2 và C2H4 có tỉ khối so với H 2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ
khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 70%. B. 60%. C. 50%. D. 80%.
Câu 17: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ toàn toàn vào 500 ml dd hỗn
hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH )2 0,2M sinh ra 9,85 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25,00 gam B. 15,00 gam C. 12,96 gam D. 13,00 gam
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp được 2,5 mol CO 2 và 3,5 mol H2O. Hai
hiđrocacbon là:
A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H6 và C4H8 D. C2H4 và C3H6
Câu 19. Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken.
Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol
AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol
Br2 trong dung dịch. Giá trị m là
A. 92,0. B. 91,8. C. 75,9. D. 76,1.
Câu 20: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp
thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
o
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140 C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete
trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là
A. 20% và 40% B. 40% và 20%. C. 25% và 35% D. 30% và 30%
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có:
1. Butan + Cl2 (as) 4. but-1-en + H2O
2. axetilen + H2 (Pd/PbCO3) 5. glixerol + Cu(OH)2
3. etilen + dd KMnO4 6. propin + dd AgNO3/NH3
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,48
lít khí CO2 (đktc) và 4,95 gam nước.
a. Tính m
b. Xác định CTPT, viết CTCT 2 ancol
c. Tính % khối lượng mỗi ancol trong hh
d. Cho 4m gam hh 2 ancol trên đi qua H2SO4 đặc, nóng thu được x gam hỗn hợp Y anken và ete. Cho Y đi qua
dd brom dư thấy có 0,075 mol brom tham gia phản ứng. Tính x biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
Đề số 2.
PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. phản ứng cộng B. phản ứng thế. C. phản ứng tách. D. phản ứng cháy.
Câu 2: Chất có công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH(CH3)CH2CH3 có tên là :
A. 2,2-đimetylpentan B. 2,3-đimetylpentan
C. 2,2,3-trimetylpentan D. 2,2,3-trimetylbutan
Câu 3: Cho Isobutan tác dụng với clo, số dẫn xuất monoclo thu được tối đa là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan, thu được 9g H 2O. Dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch, nước
vôi trong dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
A. 30g B. 32g C. 35g D. 40g
Câu 5: Công thức tổng quát của anken là:
A. C H ( n 2) B. C H ( n 2) C. C H ( n>1) D. C H ( n 3)
n 2n n 2n-2 n 2n + 2 n 2n
Câu 6: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 7: chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 ?
A. But-1-in B. But-2-in C. propin D. etin
Câu 8: Poli(butadien) ( hay cao su buna) là sản phẩm trùng hợp của:
A. CH2= CH – CH = CH2 B. CH2 = CH= CH2
C. CH2= C(CH3)- CH= CH2 D. CH2 = C = CH2
Câu 9: Axetilen có thể điều chế bằng cách :
A. Nhiệt phân Metan ở 1500C B. Cho nhôm cacbua hợp nư ớc
C. Đun CH3COONa với vôi t ôi xút D. A v à B
Câu 10: Có 4 chất :metan, etilen, but-1-in và but-2-in.Trong 4 chất đó, có mấy chất tác dụng được với dung dịch
AgNO3 trong amoniac tạo thành kết tủa : A. 4 chất B. 3 chất C. 2 chất D. 1 chất
Câu 11: Khi đốt cháy hoàn toàn ankin thu được số mol CO2 và số mol H2O là:
A. n > n B. n = n C. n < n D. n ≤ n
CO2 H 2O CO2 H 2O CO2 H 2O H2O CO2
Câu 12: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2. B. ancol bậc 3.
C. ancol bậc 1. D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
o
Câu 13: Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140 C có thể thu được số ete tối đa
là A. 2.B. 4. C. 5. D. 3.
o
Câu 14: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140 C có thể thu được số ete tối đa là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3
Câu 15: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
o o
A. HBr (t ), Na, CuO (t ), CH3COOH (xúc tác).
o
B. Ca, CuO (t ), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
o
D. Na2CO3, CuO (t ), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 16: Cho các hợp chất sau :
(a) HOCH2CH2OH. (b) HOCH2CH2CH2OH. (c) HOCH2CH(OH)CH2OH.
(d) CH3CH(OH)CH2OH. (e) CH3CH2OH. (f) CH3OCH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:
A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).
Câu 17 . Cho các phát biểu sau:
1. Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn ete, dẫn xuất halogen tương ứng vì giữa các ancol có liên kết H.
2. Hidrocacbon no là ankan(hay parafin)
3. Ankan là thành phần chính của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.
4. Anken(hay olefin) là hidrocacbon no mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C=C.
5. Có thể phân biệt anken và ankin bằng dung dịch brom
6. But-1-in có thể tham gia phản ứng cộng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng
Chọn số câu sai: 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ
lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30,0 gam kết tủa và dung dịch X.
Biết dung dịch X có khối lượng giảm 12,4 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 48,0. B. 24,3. C. 43,2. D. 27,0.
Câu 19: Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol
bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy
khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,477.B. 43,931.C. 42,158.D. 45,704.
Câu 20 . Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lương X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y
gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn
hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 33,6 lítB. 22,4 lít C. 26,88 lít D. 44,8 lít.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có:
1. propan + Cl2 (as) 4. but-2-en + HCl
2. buta-1,3-đien + 2H2 5. glixerol + Cu(OH)2
3. propilen + dd KMnO4 6. vinylaxetilen + dd AgNO3/NH3 Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon thu được
13,44 lít khí CO2 (đktc) và 16,2 gam nước.
a. Xác định CTPT, viết CTCT 2 ancol
b. Tính % khối lượng mỗi ancol trong hh
c. Cho 21,5 gam hỗn hợp (2 ancol trên và glixerol) tác dụng với Na dư thu được 7,28 lít khí (đktc)
Mặt khác, cho 0,6 mol hỗn hợp trên phản ứng với Cu(OH)2 thấy có 19,6 gam Cu(OH)2 phản ứng.
% m các chất trong hh .
Đề số 3.
PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Câu 1.Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai?
A. Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế
B. Tất các chất có công thức phân tử CnH2n+2 (n≥1)đều là ankan
C. Các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.
Câu 2: Hidrocacbon X có CTPT C5H12 khi tác dụng với Clo tạo được 3 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. X
là:A. isopentan B. pentan C. neopentan D. 2-metyl butan
Câu 3: Hợp chất sau: CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH3 có tên gọi là:
A. Isopentan B. 2-metyl hexan C. 2 – metylpentan D. 4- metylpentan
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m g hh X gồm CH4 , C3H8 , C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O .Giá trị của m là
A. 6g B. 2 g C. 4 g D. 8 g
Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Ank-1-in có khả năng thế bởi ion kim loại (+ dd AgNO3/NH3)
B. Ankin có đồng phân hình học
C. Ankin và Anken chỉ có đồng phân vị trí liên kết bội
D. Ankin không có đồng phân mạch cacbon
Câu 6: Cho CTCT (CH3)2CH- CH2- CH = CH2 .Tên gọi của chất trên là:
A. 4-metyl pent-1-en B. 1,1- dimetyl but-3-en
C. 4,4- dimetyl but-1-en D. 2-metyl but-4-en
Câu 7 . Cho các phát biểu sau:
1. Phản ứng đặc trưng của hidrocacbon không no là phản ứng cộng
2. Ạnken là hidrocacbon có chứa 1 liên kết đôi trong phân tử
3. Ancol bậc 1 tác dụng với CuO,t0 tạo ra andehit
4. C4H8 có 5 đồng phân cấu tạo
5. Etilen bị khử bởi dung dịch KMnO4
6. C5H8 có 3 đồng phân ankin có thể tác dụng với AgNO3/NH3
Chọn số phát biểu đúng:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm etilen được điều chế bằng phương pháp nào sau đây:
A. Tách hidro từ etilen. B. Crackinh propan.
C. Cho H2 tác dụng axetilen. D. Đun nóng etanol với H2SO4 đặc
Câu 9. Có bao nhiêu ancol có cùng công thức phân tử C3H8Ox có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch
màu xanh? 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 10: Ancol etylic được tạo ra khi
A. thủy phân saccarozơ B. thủy phân tinh bột C. lên men glucozơ D. lên men tinh bột
Câu 11: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol. B. 2-etyl butan-3-ol. C. 3-etyl hexan-5-ol. D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 12: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C5H12O là
A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần
trăm số mol của anken trong X làA. 40%. B. 75%. C. 25%. D. 50%.
Câu 14 Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 36 gam kết
tủa. Công thức phân tử của X là A. C4H4 B. C3H4 C. C4H6 D. C2H2.
Câu 15. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H 2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X,
tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là A. 20,40 g am. B. 18,96 gam. C. 16,80 gam. D. 18,60 gam.
Câu 16: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết
hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg.
Câu 17. Cho các phát biểu sau
(1) Ankadien là hidrocacbon không no, mạch hở có 2 liên kết ba.
(2) Ancol tan nhiều trong nước do ancol có khả hình thành liên kết hidro với nước.
(3) Ankin có liên kết ba đầu mạch có phản ứng thế với ion kim loại (AgNO3/NH3).
(4) Ankin làm mất màu dung dịch Brom và dung dịch thuốc tím
(5) Hidrocacbon không no có liên kết ba là ankin
(6) Ankan có khả năng tham gia phản ứng thế với dung dịch Brom
Số phát biểu sai là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 18. Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá (cộng nước)tạo thành hỗn
hợp gồm ba ancol là A. 6. B. 3. C. 5.D. 4
Câu 19: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác thích hợp nung
nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C 2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom
tăng m gam so với ban đầu và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 8. Để đốt cháy hoàn toàn Y
cần 33,6 lít O2 (đktc). Giá trị m là A. 14,0. B. 9,8. C. 10,8. D. 13,4.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một
liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,40 B. 2,34 C. 8,40 D. 2,70 .
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có:
1. 2-metylpropan + Cl2 (as) 4. axetilen + H2O
2. buta-1,3-đien + Br2 (1:1) 5. etilen glicol + Cu(OH)2
3. but-1-en + dd KMnO4 6. vinylaxetilen + dd AgNO3/NH3
Câu 2. Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, no hở, tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí (đktc).
a. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo 2 ancol
b. Xác định % khối lượng mỗi ancol
c. Cho hỗn hợp Y gồm glixerol, etanol, H2O và 2 ancol trên. Cho m gam Y tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít
khí H2(đktc) . Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thu được 11,34 gam H2O. Biết trong Y glixerol chiếm 25% về số
mol. Tính giá trị m?
HẾT
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2018_20.docx