Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

docx2 trang | Chia sẻ: Khánh Linh 99 | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 Năm học: 2018-2019 MÔN: SINH HỌC 7 I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Ếch có đời sống là : A. Hoàn toàn trên cạn B. Hoàn toàn ở nước C. Nửa nước nửa cạn D. Sống ở nơi khô ráo. Câu 2: Thân của thằn lằn bóng lớp da khô có vảy sừng có tác dụng . A. Dễ bơi lội trong nước . B .Di chuyển dễ dàng trên cạn . C. Chống mất nước của cơ thể ở môi trường khô. D. Giữ ấm cơ thể . Câu 3: Hệ tuần hoàn chim bồ câu có đặc điểm là : A. Tim có 4 ngăn máu pha riêng biệt. B. Tim có 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể . C. Tim 3 ngăn máu pha nuôi cơ thể . D. Tim 4 ngăn máu đỏ thẫm nuôi cơ thể . Câu 4: Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều ,có chức năng : A . Định hướng chống trả kẻ thù . B. Định hướng tham gia tìm thức ăn . C. Định hướng âm thanh vào tai giúp thỏ nghe rõ . D. Định hướng cơ thể khi chạy . Câu 5: Phương thức sinh sản nào sau đây được xem là tiến hóa nhất : A. Sinh sản vô tính. B. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài . C. Hữu tính, đẻ trứng và thụ tinh trong . D. Hữu tính thụ tinh trong, đẻ con . Câu 6: Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học : A. Dùng keo dính chuột . B .Dùng mèo bắt chuột C. Bẫy chuột . D . Thuốc diệt chuột Câu 7 :Những động vật thuộc lớp bò sát là: A. rắn nước, cá sấu, thạch sùng B. thạch sùng, ba ba, cá trắm C. baba, cá sấu, tắc kè, ếch D. ếch, cá voi, thạch sùng. Câu 8: Ếch sinh sản: A. Thụ tinh trong và đẻ con B.Thụ tinh ngoài và đẻ trứng C.Thụ tinh trong và đẻ trứng D.Thụ tinh trong. Câu 9: Ở chim bồ câu mái chỉ buồng trứng bên trái phát triển có tác dụng: A. Vì chim đẻ số lượng trứng ít. B.Giảm trọng lượng cơ thể. C.Vì khả năng thụ tinh cao. D.Vì chim có tập tính nuôi con. Câu 10: Cá voi được xếp vào lớp Thú vì: A. Hô hấp bằng phổi, sống trong nước. B.Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa C.Hô hấp bằng phổi, kích thước cơ thể lớn. D.Hô hấp bằng phổi, không có răng Câu 11: Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú: A. Bộ dơi. B.Bộ móng guốc. C.Bộ linh trưởng. D.Bộ ăn thịt. Câu 12: ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng: A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại B.Gây vô sinh sinh vật gây hại C.Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại D.Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại Câu 13: Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì? A. Nuôi để khi thác động vật qúy hiếm B.Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia C.Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình D.Săn tìm động vật quý hiếm. II. Tự luận : Câu 1: Trình bày đặc điểm các giác quan của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Câu 2 : So sánh các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn với ếch? Câu 3 : Nêu những điểm tiến hóa trong sinh sản của chim bồ câu so với thằn lằn? Câu 4: Đặc điểm chung của bò sát là gì ? Câu 5: Cấu tạo ngoài chim bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn Câu 6: Thú có vai trò gì đối với đời sống con người ? Câu 7: Đặc điểm nào giúp thằn lằn thích nghi với đời sống khô hạn?

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2018_20.docx