I. Tiếng Việt:
1- Khái quát về lịch sử tiếng Việt:
- Quá trình phát triển của tiếng Việt.
- Những loại chữ đã được sử dụng để ghi lại tiếng Việt.
2-Những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt:
- Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp
- Làm thế nào để sử dụng tiếng Việt hay và đạt hiệu quả trong giao tiếp.
3- Phong cánh ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Trình bày các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Tính hình tượng
+ Tính truyền cảm.
+ Tính cá thể hóa.
- Một số bài tập thực hành
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II năm học 2009 – 2010 môn ngữ văn - Khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS & THPT CHI LĂNG
TỔ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 10
------& ------
I. Tiếng Việt:
1- Khái quát về lịch sử tiếng Việt:
- Quá trình phát triển của tiếng Việt.
- Những loại chữ đã được sử dụng để ghi lại tiếng Việt.
2-Những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt:
- Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp
- Làm thế nào để sử dụng tiếng Việt hay và đạt hiệu quả trong giao tiếp.
3- Phong cánh ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Trình bày các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Tính hình tượng
+ Tính truyền cảm.
+ Tính cá thể hóa.
- Một số bài tập thực hành
4- Bài tập thực hành về phép điệp và phép đối.
II. Đọc văn:
1- Phú sông Bạch Đằng:
- Tác giả Trương Hán Siêu…
- Thể loại phú…
- Phần đọc – hiểu => Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú…
+ Giá trị nội dung: Bài phú là tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước thời Lý – Trần . Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao, vai trò vị trí của con người.
+ Giá trị nghệ thuật: Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Phú sông Bạch Đằng có cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ; lời văn nhịp điệu uyển chuyển, linh hoạt; hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình tượng vừa giàu sức khái quát và triết lý . Ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm trang trọng, tráng lệ, lắng đọng, gợi cảm và giàu chất suy tư…
2- Đại cáo bình Ngô:
- Tác giả Nguyễn Trãi:
+ Cuộc đời:…
+ Sự nghiệp thơ văn:
=> Đánh giá chung về Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Trãi là con người tòan tài trong lịch sử .
- Tác phẩm : Đại cáo bình Ngô:
+ Hòan cảnh ra đời
+ Phần đọc – hiểu => Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
~ Về nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập , là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và về chiến thắng của quân ta. Đây là một áng văn yêu nước, chói ngời tư tưởng nhân văn.
~ Về nghệ thuật: áng văn chính luận xuất sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam thời trung đại, có sự kết hợp tuyệt diệu giữa yếu tố chính luận và văn chương, là sự vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo. Sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn, giữa bút pháp tự sự , bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca, cùng với những hình ảnh giàu sức biểu cảm giúp cho bài cáo có sức thuyết phục và hấp dẫn cao.
3- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:
- Tác giả:Nguyễn Dữ
- Thể loại : truyền kỳ…
- Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục:
+ Thể hiện tinh thần dân tộc , bộc lộ niềm tự hào về nhân tài , văn hóa nước Việt , đề cao đạo đức, nhân hậu, thủy chung , đồng thời khẳng định quan điểm sống “ lánh đục về trong” của các trí thức ẩn dật đương thời.
+ Giá trị nghệ thuật cao: tuyệt tác của thể loại truyền kỳ.
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống lại thế lục gian tà.=> Củng cố lòng tin yêu của con người vào chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt Nam.
4- Hồi trống Cổ Thành:
- Tác giả La Quán Trung
- Thể loại : tiểu thuyết chương hồi.
- Tác phẩm “ Tam quốc diễn nghĩa” gồm 120 hồi , kể về cục diện cát cứ phân tranh trong thời gian gần 100 năm của nước Trung Quốc thời Tam Quốc với ba tập đoàn phong kiến: Ngô, Thục, Ngụy .
- Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành:
+ Hồi 28, kể lại cảnh anh em Quan Công, Trương Phi hội ngộ trong một hòan cảnh đầy mâu thuẫn… Đoạn trích là một màn kịch hấp dẫn thể hiện nổi bật tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, đồng thời ca ngợi tình nghĩa vườn đào cao đẹp của anh em Lưu Bị, Vân Trường, Trương Phi.
5- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
- Tác giả Đặng Trần Côn:…
- Dịch giả Đoàn Thị Điểm:…
- Tác phẩm : Chinh phụ ngâm
+ Nguyên tác : chữ Hán
+ Bản dịch : chữ Nôm.
- Đoạn trích : Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Tình cảnh và tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong thời gian chồng ra trận, không có tin tức, không rõ ngày về.
6- Truyện Kiều – Nguyễn Du :
- Tác giả Nguyễn Du:
+ Cuộc đời:…
+ Sự nghiệp văn học:…
~ Nội dung sáng tác:
> Tư tưởng nhân đạo, đề cao giá trị nhân văn của con người. Thơ văn của Nguyễn Du là sự cảm thông sâu sắc của tác giả dành cho cuộc sống và con người, nhất là những con người nhỏ bé, bất hạnh, những người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay, thua thiệt trong xã hội, những người tài sắc nhưng bạc phận…Tất cả những con người ấy đều được ông quan tâm bằng một tấm lòng thương yêu trân trọng.
> Văn chương của Nguyễn Du là tiếng nói cất lên tố cáo những xấu xa của xã hội, đặc biệt là những thế lực chà đạp con người.
~ Phong cách sáng tác:
> Nguyễn Du là một tài năng đa dạng. Oâng nắm vững và thành thục nhiều thể thơ Trung Hoa. Thơ chữ Hán của ông rất uyên thâm với nhiều bài kết tinh xuất sắc.
> Tài năng của Nguyễn Du quy tụ và nở rộ trong mảng thơ Nôm. Ngôn ngữ thơ Nôm của Nguyễn Du dồi dào, có chọn lọc; các biện pháp nghệ thuật đạt tới mức tinh luyện và mẫu mực.
> Thể thơ lục bát được nâng lên một tầm cao mới với khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình phong phú của thể loại truyện thơ.
7- Các đoạn trích trong Truyện Kiều:
* Trao duyên:
- Vị trí đoạn trích + Đại ý:
- Nội dung phần đọc – hiểu :
+ Thể hiện bi kịch tình yêu , thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, qua đó cho thấy cái nhìn hiện thực và nhân đạo của Nguyễn Du
+ Thúy Kiều trong đoạn trích không chỉ được biết đến với tư cách con người hòan tòan bổn phận mà còn là một người con gái thiết tha với tình yêu, với cuộc sống riêng tư của mình.
=> Quan niệm rất mới của Nguyễn Du.
+ Tài năng của Nguyễn Du trong việc khám phá và thể hiện những quy luật nội tâm sâu sắc của con người.
* Nỗi thương mình:
- Vị trí đoạn trích + Đại ý:
- Nội dung phần đọc – hiểu :
+ Tình cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải và nỗi niềm thương xót của Kiều trong những ngày ở lầu xanh.
+ Khả năng nắm bắt và diễn tả tâm lý nhân vật một cách sâu sắc của Nguyễn Du. Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt là hình thức đối.
* Chí khí anh hùng:
- Vị trí đoạn trích + Đại ý:
- Nội dung phần đọc – hiểu :
+ Thể hiện ước mơ đầy lãng mạn của Nguyễn Du về lý tưởng anh hùng và về hình mẫu người anh hùng với những phẩm chất phi thường trên nhiều phương diện.
+ Ngôn ngữ trong đoạn trích gồm có ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật kết hợp một cách hài hòa làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng Từ Hải.
+ Thái độ trân trọng, ngợi ca, khẳng định của tác giả đối với nhân vật từ Hải.
III. Làm văn:
- Văn thuyết minh:
+ Thuyết minh về một tác phẩm văn học
+ Thuyết minh về một tác giả văn học.
+ Thuyết minh để giới thiệu về một danh lam thắng cảnh.
- Văn nghị luận:
+Về một vấn đề xã hội:
+ Viết bài văn nghị luận ngắn: trình bày ý kiến về các câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”, “Lá lành đùm lá rách” , “Thương người như thể thương thân”.
+Về văn học: Trình bày cảm nhận về một đoạn thơ đã được học.
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP HKII VAN 10.doc