Đề cương ôn tập học kỳ I Sinh 9

I/ Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào .

-Vòng đời tế bào bao gồm : kì trung gian và thời kì phân bào nguyên nhiễm .

-Sự lặp lại vòng đời của tế bào gọi là chu kì tế bào .

-NST nhân đôi tạo NST kép ngay tại kì trung gian .

- Hình thái của NST được biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó .

-Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì liên tục qua các thế hệ tê bào .

II/ Những biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân ( phân bào nguyên nhiễm) .

-Quá trình nguyên phân chỉ xảy ra đối với tế bào sinh dưỡng ( Tế bào xôma ) và tế bào sinh dục sơ khai .

-Quá trính nguyên phân gồm 4 kì :

 + Kì đầu : NST kép bắt đầu co ngắn và đóng xoắn nên có hình thái rõ rệt .NST kép được đính vào các sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động ( 2n kép ) .

 + Kì giữa : NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( 2n kép ) .

 + Kì sau : mỗi NST kép chẻ dọc khỏi tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ( 2n.2 NST đơn) .

 + Kì cuối : các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần hình thành nhiễm sắc chất và vách ngăn ( 2n NST đơn ) .

 * Kết quả : 1 tế bào mẹ ( 2n ) → 2 tế bào con ( 2n ) .

III/ Ý nghĩa của nguyên phân :

- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể .

 - Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ .

Bài 10 : Giảm phân

 - Quá trình giảm phân chỉ xảy ra đối với tế bào sinh dục ở thời kì chín .

I/ Những diễn biến cở bản của NST trong giảm phân I .

 - Kì đầu 1 : NST kép co ngắn đóng xoắn . Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo ( 2n NST kép ) .

 - Kì giữa 1 : các NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( 2n NST kép ) .

 - Kì sau 1: các NST kép trong từng cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào ( n NST kép .2 ) .

 - Kì cuối 1 : các NST kép nằm trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng là bộ đơn bội kép ( n NST kép )

 - Kết quả GP I : Từ 1 tế bào mẹ ( 2n ) → 2 tế bào con ( n ) .

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập HKI Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân I/ Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào . -Vòng đời tế bào bao gồm : kì trung gian và thời kì phân bào nguyên nhiễm . -Sự lặp lại vòng đời của tế bào gọi là chu kì tế bào . -NST nhân đôi tạo NST kép ngay tại kì trung gian . - Hình thái của NST được biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó . -Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì liên tục qua các thế hệ tê bào . II/ Những biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân ( phân bào nguyên nhiễm) . -Quá trình nguyên phân chỉ xảy ra đối với tế bào sinh dưỡng ( Tế bào xôma ) và tế bào sinh dục sơ khai . -Quá trính nguyên phân gồm 4 kì : + Kì đầu : NST kép bắt đầu co ngắn và đóng xoắn nên có hình thái rõ rệt .NST kép được đính vào các sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động ( 2n kép ) . + Kì giữa : NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( 2n kép ) . + Kì sau : mỗi NST kép chẻ dọc khỏi tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ( 2n.2 NST đơn) . + Kì cuối : các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần hình thành nhiễm sắc chất và vách ngăn ( 2n NST đơn ) . * Kết quả : 1 tế bào mẹ ( 2n ) → 2 tế bào con ( 2n ) . III/ Ý nghĩa của nguyên phân : - Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể . - Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ . Bài 10 : Giảm phân - Quá trình giảm phân chỉ xảy ra đối với tế bào sinh dục ở thời kì chín . I/ Những diễn biến cở bản của NST trong giảm phân I . - Kì đầu 1 : NST kép co ngắn đóng xoắn . Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo ( 2n NST kép ) . - Kì giữa 1 : các NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( 2n NST kép ) . - Kì sau 1: các NST kép trong từng cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào ( n NST kép .2 ) . - Kì cuối 1 : các NST kép nằm trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng là bộ đơn bội kép ( n NST kép ) - Kết quả GP I : Từ 1 tế bào mẹ ( 2n ) → 2 tế bào con ( n ) . II/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II . - Kì đầu 2 : NST kép co ngắn cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội ( n NST kép ) . - Kì giữa 2 : NST kép xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( n NST kép ) . - Kì sau 2 : mỗi NST képchẻ dọc khỏi tâm động tạo 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ( n NST đơn .2 ) . - Kì cuối 2 : các NST đơn giản xoắn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội đơn ( n NST đơn ) . - Kết quả GP II : 1 tế bào mẹ ( n ) → 2 tế bào con ( n ) . Tổng kết quả : 1 tế bào mẹ ( 2n ) → 4 tế bào ( n ) . Bài 29 : Bệnh và tật di truyền ở người . I. Một vài bệnh di truyền ở người . 1. Bệnh đao . - Nguyên nhân : Do cặp NST số 21 có 3 NST . - Biểu hiện : bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí , khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn . - Sinh lý : Si đần bẩm sinh, không có con . 2. Bệnh Tớcnơ (OX) . - Nguyên nhân do cặp NST số 23 bị mất đi 1 NST . - Biểu hiện : nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vụ không phát triển . - Sinh lý : khi trưởng thành không có kinh nguyện, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ, không có con . 3. Bệnh bạch tạng . - Do đột biến gen lặn gây nên . - Biểu hiện : bệnh nhân có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng . 4. Bệnh câm điếc, bẩm sinh . - Do đột biến gen lăn gây nên . - Biểu hện : không có khả năng nghe và nói . II. Một số tật di truyền ở người . - Đột biến NST đã gây ra nhiều dạng quái thai và dị tật bẩm sinh ở người . - Người ra còn phát hiện các đột biến gen trội gây ra các tật : xương chi ngắn , bàn chân có nhiều ngón . VD : Tật khe hở môi hàm , bàn tay mất một số ngón ,… ( đột biến NST ) . III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền . - Có thể hẹn chế phát sinh tật , bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp sau : + Đấu tranh chống sản xuất , thử sử dụng vũ khí hạt nhân , vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường . + Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu , diệt cỏ dại , thuốc chữa bệnh . + Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gien gây các tật , bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên . Bài 30 : Di truyền học với con người . I. Di truyền y học tư vấn . - Là sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ. - Chức năng : + Chẩn đoán bệnh . + Cung cấp thông tin về bệnh . + Cho lời khuyên . II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gđ. 1. Di truyền học với hôn nhân - Những người có quan hệ huyến thống trong phạm vi 3 đời không được kết hôn với nhau. - Hôn nhân 1 vợ 1 chồng là có cơ sở sinh học . 2. Di truyền học và KHHGĐ. - Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại từ 1 đến 2 con . - Phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 25 →34 tuổi là hợp lí . - Từ độ tuổi 35 trở lên không nên sinh con vì tỉ lệ trẻ sơ siinh bị bệnh đao cao . - Khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 → 5 năm III/ Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường -Các tác nhân như chẩt phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm ô nhiễm môi trường tăng tỉ lệ người mắc bệnh và tật di truyền . Vì vậy phải đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt nhân , vũ khí hóa học chống ô nhiễm môi trường Bài 12:Cơ chế xác định giới tính I.phân biệt NST thường vs NST giới tính: NST thường -Trong tb sinh dưỡng, số cặp NST nhìu hơn 1. -luôn luôn tồn tại thành các cặp NST tương đồng. -Mag gen qui định các tính trạng thường của cơ thể(màu mắt,màu da,sống mũi…) NST giới tính -Trong tb sinh dưỡng chỉ có 1 cặp NST -Có khi tồn tại thành từng cặp NST tương đồng là XX hoặc ko tương đồng là XY. -Mang gen qui định tính trạng liên quan hay ko liên quan đến giới tính. II.Cơ chế xác định giới tính: - Ở đa số các loài giao phối,giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh . - Cơ chế sinh con trai,con gái ở người : + Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. người mẹ cho ra 1 loại tb trứng là 22A+X, người bố cho ra 2 loại tinh trùng là 22A+X và 22A+Y. + Qua thụ tinh, nếu trứng của mẹ kết hợp vs tinh trùng mag NST X của bố tạo thành hợp tử có bộ NST là 44A+XX sinh ra con gái,nếu trứng của mẹ kết hợp với NST Y của bố tạo thành hợp tử có bộ NST là 44A+XY sinh ra con trai. -Vì vậy việc sinh con trai hay con gái là do người bố quyết định III.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính: -Môi trường trog: tác dụng của hoocmôn sinh dục. -Môi trường ngoài:to,ánh sáng,đk thụ tinh. Bài 25 : THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiều hình do tác động của môi trường - Là những biến đổi ở kiển hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường Vd : Sự biến đổi lá cây rau mác : + Lá trên cạn, trong không khí hoặc trên mặt nước có hình mũi mác + Lá trong nước có hình bản dài II. Mối qhệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình - Trong sự di truyền, bố mẹ ko truyền cho con các tính trạng có sẵn mà chỉ truyền kiểu gen . - Kiểu hình là kết quả của sự tương tác của kiểu gen và môi trường . - Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể với môi trường . * Tình trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống . III. Mức phản ứng : - Là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước nhưng điều kiện môi trường khác nhau. * Một số công thức sinh học -:Chiều dài của ADN : L = x 3,4 A0 A = T ; G = X . - Tính số chu kì xoắn : C = - Tổng số nu : N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2. (A + G) = 2T + 2X - Số liên kết Hiđro : H = 2A + 3G -Khối lượng của ADN: m ADN = N x 300 đvc - Nguyên phân : - Nếu có a tế bào thực hiện nguyên phân liên tiếp k lần + Số tb con được tạo ra : a . 2k + Số tb con mới được tạo thêm : a . ( 2k – 1 ) + Số NST có trong tất cả các tb con là : a . 2k . 2n + Tổng số NST môi trường cung cấp : a . 2n . ( 2k – 1 ) + Tổng số NST đơn mới hoàn toàn mt cung cấp : a . 2n . ( 2k – 2 ) + Tổng số tâm động trong các tb con : a. 2k . 2n + Tổng số tâm động trong các tb con được tạo thành : a . 2n . ( 2k – 1 ) ( Trong đó a là số tế bào tham gia nguyên phân , k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào ) - Giảm phân : Nếu có a tế bào tham gia giảm phân k lần + Số tinh trùng tạo ta là : a . 4k + Số trứng tạo ra là : a . k + Số thể cực là : a . 3k + NST trong tb con = số tế bào con . n ; - Thể 3 nhiễm : 2n + 1 ; Thể 1 nhiễm : 2n – 1 ; Thể 0 nhiễm : 2n – 2 ; Thể 1 nhiễm kép : 2n – 1 – 1 ; Thể 3 nhiễm kép : 2n + 1 + 1 1. Sự giống nhau và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân a. Giống nhau : - Sao chép ADN trước khi vào phân bào - Đều phân thành 4 kì - Sự phân đều mỗi loại nhiễm sắc thể và các tế bào con. - Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối. - Hình thành thoi phân bào . b. Khác nhau : Nguyên phân Giảm phân 1. Xảy ra  ở tế bào soma và tế bào sinh dục. 1. Xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín 2. Một lần phân bào => 2 tế bào con 2. Hai lần phân bào tạo 4 tế bào con 3. Số nhiễm sắc thể giữ nguyên : 1 tế bào 2n => 2 tế bào 2n 3. Số nhiễm sắc thể giảm một nữa : 1 tế bào 2n => 4 tế bào n 4. Một lần sao chép ADN, 1 lần phân chia 4. Một lần sao chép ADN, 2 lần phân chia 5. Các nhiễm sắc thể tương đồng thường không bắt cặp. 5. Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp ở kì trước I. 6. Thường không có trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể 6. Có hiện tượng trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng với tỷ lệ cao hơn trong nguyên phân nhiều. 7. Tâm động phân chia ở kì giữa 7. Tâm động không phân chia ở kì giữa I, nhưng phân chia ở kì giữa II 8. Duy trì sự giống nhau : tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ 8. Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân. 9. Tế bào nguyên phân có thể là lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n). 9. Giảm phân luôn xảy ra ở tế bào lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (>2n) 2 . Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Gen ( Một đoạn ADN ) → mARN → Prôtêin → tính trạng . Trình tự các nu trong ADN quy định trình tự các nu trong mARN qua đó quy định trình tự các aa . Prôtêin tham gia vào các hoạt động của tb , biểu hiện tính trạng

File đính kèm:

  • docde cuong sinh hoc 9 HKI.doc