Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Tuần 1 đến tuần 10

I. Yêu cầu:

-Đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt của nhóm trẻ.

-Trẻ có thói quen ăn ngủ vệ sinh, hoạt động vui chơi cùng các bạn trong lớp.

-Trẻ thích đến lớp.

-Trẻ thực hiện một số yêu cầu của cô trong sinh hoạt hằng ngày.

-Cô hát trẻ biết vỗ tay cùng với cô.

II. Biện pháp:

-Cô âu yếm trẻ yêu thương trẻ.

-Cô trò chuyện với trẻ, hướng dẫn trẻ chơi những trò chơi như: “Con vịt? Kêu thế nào? Con muỗi, trời nắng trời mưa” cô và trẻ cùng đọc bài thơ ;Bạn mới

-Trò chuyện với phụ huynh để hiểu được đặc điểm tâm sinh lí cuả từng trẻ.

-Phòng nhóm trang trí đẹp có nhiều đồ chơi cho trẻ chơi theo ý thích.

-Cô trang trí phòng nhóm theo từng chủ điểm.

-Trẻ ngồi quanh cô nghe cô hát và đọc thơ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Tuần 1 đến tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ổn định Thứ hai ngày 20 tháng 08 năm 2012 Đề tài: Ổn định nề nếp trẻ ttretrẻ I. Yêu cầu: -Đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt của nhóm trẻ. -Trẻ có thói quen ăn ngủ vệ sinh, hoạt động vui chơi cùng các bạn trong lớp. -Trẻ thích đến lớp. -Trẻ thực hiện một số yêu cầu của cô trong sinh hoạt hằng ngày. -Cô hát trẻ biết vỗ tay cùng với cô. II. Biện pháp: -Cô âu yếm trẻ yêu thương trẻ. -Cô trò chuyện với trẻ, hướng dẫn trẻ chơi những trò chơi như: “Con vịt? Kêu thế nào? Con muỗi, trời nắng trời mưa” cô và trẻ cùng đọc bài thơ ;Bạn mới -Trò chuyện với phụ huynh để hiểu được đặc điểm tâm sinh lí cuả từng trẻ. -Phòng nhóm trang trí đẹp có nhiều đồ chơi cho trẻ chơi theo ý thích. -Cô trang trí phòng nhóm theo từng chủ điểm. -Trẻ ngồi quanh cô nghe cô hát và đọc thơ. Thứ ba ngày 21 tháng 08 năm 2012 Đề tài: Rèn nề nếp trẻ ttretrẻ I. Yêu cầu: -Đưa trẻ vào nề nếp ăn ngủ vệ sinh. -Trẻ thích đến lớp. -Trẻ thực hiện một số yêu cầu của cô, cô hát trẻ vỗ tay minh họa một số động tác của trò chơi. -Trẻ hoạt động vui chơi cùng bạn. -Cô âu yếm và yêu thương trẻ để trẻ có thích thú khi đến lớp học. II. Biện pháp: -Cô luôn yêu thương trẻ không quát nạt trẻ để tâm lí trẻ thích đến lớp cùng vui chơi với bạn. -Cô trò chuyện với trẻ thường xuyên nhắc nhở trẻ đi tiêu tiểu đúng nơi qui định. -Đến giờ ăn cô gọi từng trẻ ngồi vào bàn xúc cơm ăn, nhắc trẻ không làm đổ cơm ra bàn, cơm rơi nhặt bỏ vào đĩa. -Cô hát và đọc thơ cho trẻ nghe khuyến khích trẻ vỗ tay và làm động tác minh họa. -Trò chuyện trao đổi với phụ huynh để hiểu được đặc điểm tâm lí cùa từng độ tuổi của trẻ. -Lớp học trang trí đẹp có nhiều đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. -Cô trang trí lớp theo chủ điểm. Thứ tư ngày 22 tháng 08 năm 2012 Đề tài: Đưa trẻ vào nề nếp ttretrẻ I. Yêu cầu: -Đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt của nhóm. -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô trong sinh hoạt hàng ngày. -Cô hướng dẫn trò chơi trẻ hoạt động vui chơi cùng với bạn. -Trẻ có thói quen trong sinh hoạt ăn ngủ vệ sinh. -Trẻ thích đến lớp. -Trẻ biết thu dọn đồ chơi vào nơi qui định. II. Biện pháp: -Cô âu yếm trẻ trò chuyện và cùng chơi với trẻ. -Cô hướng dẫn trẻ chơi những trò chơi dân gian như con thỏ, con muỗi, … -Cô và trẻ cùng hát và đọc thơ khuyến khích trẻ thích vỗ tay và làm động tác minh họa. -Cô mời những trẻ mạnh dạn lên hát múa cho trẻ thích thú khi đến lớp. -Đến giờ ăn cô cho trẻ xếp hàng đi rữa tay để trẻ có thói quen trong sinh hoạt. -Cô sắp xếp từng góc chơi có nhiều đồ chơi phong phú và đa dạng để trẻ chơi theo ý thích của mình. -Trò chuyện với phụ huynh để hiểu tâm lí trẻ , cô và phụ huynh đưa trẻ vào nề nếp. -Phòng nhóm trang trí đẹp phù hợp với từng chủ điểm để trẻ thích thú khi đến lớp. Thứ năm ngày 23 tháng 08 năm 2012 Đề tài: Đưa trẻ vào nề nếp nhóm ttretrẻ I. Yêu cầu: -Đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt của nhóm. -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô trong sinh hoạt hàng ngày. -Trẻ thích đến lớp. -Trẻ có thói quen trong sinh hoạt ăn ngủ vệ sinh. -Trẻ biết thu dọn đồ chơi vào nơi qui định. II. Biện pháp: - Cô giới thiệu tên để trẻ biết. - Cô trò chuyện với trẻ bé tên gì? Con bố nào? Con mẹ nào? Bé đi đâu? Bé học cô nào? - Cô hát cho trẻ nghe, trẻ ngồi quanh cô. - Cô tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi như mưa rơi. - Cô luôn gần gũi âu yếm trẻ cô cùng chơi với trẻ. - Giờ trả trẻ cô trò chuyện tra đổi cùng phụ huynh tình hình sức khỏe cùa trẻ trong ngày và cô tìm hiểu thêm đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ để luyện tập thêm đưa trẻ vào nề nếp. Thứ sáu ngày 24 tháng 08 năm 2012 Đề tài: Sắp xếp đội hình tập thể dục Tiếp tục rèn nề nếp trẻ nhom1 ttretrẻ I. Yêu cầu: -Trẻ biết đứng đội hình vòng tròn. - Biết tập một số động tác theo cô. - Trẻ có nề nếp trong các giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh. - Trẻ thích đến lớp. II. Biện pháp: - Cô trò chuyện với trẻ: Ai đưa bé đi học?Bé đi học cô nào? - Cô nói: các cháu cùng chơi với cô trò chơi “Một đoàn tàu”. - Cô hướng dẫn trẻ đứng đội hình vòng tròn, rồi cùng tập với cô bài “Ồ sao bé không lắc”. - Giờ vui chơi cô cùng chơi với trẻ và cô giới thiệu cho trẻ biết tên bạn. -Trẻ ngồi quanh cô, nghe cô hát một số bài hát trong trương trình: “ Con gà trống”,”Cùng múa vui”, vận động bài “ Kéo cưa lừa xẻ”. - Giờ ăn cô gọi trẻ ngồi vào bàn, cô khuyến khích trẻ tự xúc ăn, nhắc trẻ nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa, không lấy tay bốc thức ăn. - Khi ăn xong trẻ biết lấy ca tự rót nước uống, cất ca vào nơi qui định. Giáo viên soạn bài Phạm Ngọc Hà BGH kí duyệt Nguyễn Thị Hiền Thương Chủ Đề: Bé và các bạn (Thời gian 4 tuần) Từ ngày 24. 09.2012 đến ngày 19 . 10 . 2012 I. Mục tiêu 1. Phát triển thể chất: *Phát triển vận động -Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi : Trẻ chạy theo hướng thẳng. ngồi lăn bóng , đi theo ngoằn ngoèo . - Phản xạ theo hiệu lệnh của cô . *Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe . - Bước đầu thích nghi với chế độ ăn cơm. - Biết làm một số việc đơn giản trong tự phục vụ ( Tự xúc ăn , đi vệ sinh) . 2. Phát triển nhận thức: -Trẻ thể hiện một số hiểu biết của mình về bản thân , biết tên một số bạn trong lớp và một số bộ phận cơ thể . -Trẻ chơi bắt chước một số hành động quen thuộc : Ru em , bế em -Trẻ nhận biết đồ vật to , nhỏ , màu đỏ, màu vàng . 3. Phát triển ngôn ngử: -Trẻ hiểu và trả lời được câu hỏi bản thân , về bạn : Nó tên tuổi một số bạn gần gũi . - Trẻ hiểu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của cô giáo . 4. Phát triển tình cảm xã hội -Trẻ thể hiện được trạng thái cảm xúc vui buồn - Trẻ thích chơi với bạn , biết chào cô , chào bạn khi được nhắc nhở - Thích xem tranh , tô màu ,xếp hình , nặn… Mạng nội dung Bé và các bạn Bé biết nhiều thứ Các bạn của bé Bé và các bạn cùng chơi Bé và các bạn - Tên các bạn trong nhóm - Bạn của bé : Bạn trai bạn gái - Các bạn của bé cũng biết nhiều thứ . - Bản thân : Tên tuổi giới tính.Trạng thái cảm xúc của bé : Vui buồn sợ hái - Sở thích của bản thân( đồ chơi cụ thể món ăn ..) - Nhứng viêc bé có thể làm được . - Bé chơi thân thiện với bạn . Nững trò chơi bé và bạn thích - Bé và bạn quan tâm gần gũi đến cây cối - Bé và ban học cách tránh những nơi có thể gây ra nguy hiển , không an toàn . - Bé và bạn biết làm một số việc : Cất dọn đô chơi sau khi chơi - Những việc bé có thể làm được - Bé biết chơi cạnh bạn của minh . Mạng hoạt động - Nhận biết : Lớp học của bé . -Nhận biết : Bé cùng các bạn. - Nhận biết : Bé và các bạn . + Làm quen với đất nặn . + Xâu vòng tặng bạn . +Tô màu bạn gái , bạn trai. *Phát triển vận động -Thể dục sáng: Thổi bóng -Vận động cơ bản: Chạy theo hướng thẳng . + Đi theo đường ngoằn ngoèo + Đi vào các ô + Ngồi lăn bóng -Trò chơi vận động: Bóng tròn to + Nu na nu nống. + Dung dăng dẻ Phát triển thể chất Bé và các bạn Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm xã hội -Trò chuyện về bản thân bé về các bạn trong nhóm. -Nghe đọc thơ Bài :Bạn mới -Kể chuyện : Đôi bạn nhỏ . -Nghe hát: Ru em . -Vận động theo nhạc : Bóng tròn to + Kéo cưa lừa xẻ . -Hát : Búp bê + Em búp bê . - Xem tranh và gọi tên các bạn trong lớp . Chủ Đề: Bé và các bạn ĐÓN TRẺ_CHƠI TỰ CHỌN 1. Yêu cầu: -Trẻ vào lớp chào cô, chào cha mẹ khi đi học. -Trẻ trả lời câu hỏi của cô: +Sáng ai đưa con đi học? + Con đi có ngoan không ? +Nhà cháu có những ai? 2. Chuẩn bị: -Phòng nhóm thoáng mát, sạch. -Chuẩn bị đồ chơi ở các góc phong phú và đa dạng phù hợp với độ tuổi, đúng theo chủ đề. 3. Hướng dẫn: -Một cô đón trẻ, một cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe trẻ, tìm hiểu về đăc điểm tâm lí của trẻ để cô giáo và ba mẹ trẻ cùng kết hợp để luyện tập tốt cho trẻ. -Cô khuyến khích động viên trẻ vào lớp trò chuyện và cùng chơi với trẻ. THỂ DỤC SÁNG bài: Thổi bóng I. Yêu cầu: -Trẻ tập thở sâu , phát triển cơ bắp , rèn luyện khả năng thực hiện theo yêu của cô . -Trẻ hứng thú cùng tập với bạn II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 1 quả bóng đường kính 15- 20em. III. Hướng dẩn: Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ đi thường chuyển sang nhanh dần rồi đi chậm lại cuối cùng đứng lại thành vòng tròn. Hoạt động 2: Trọng động a). Bài tập phát triển chung “ Thổi bóng” * Động tác 1: Thổi bóng TTCB : Trẻ đứng thoải mái , bóng để dưới chân , hai tay chụm lại để trước miệng cô nói “ Thổi bóng” trẻ hít vào thật sâu , rồi thở ra từ từ , kết hợp hai tay cũng dang rộng ra ( Làm bóng to ) Trở lại tư thế ban đầu *Động tác 2 : Đưa bóng lên cao TTCB : Trẻ đứng tự nhiên , hai tay cầm quả bóng để ngang ngực 1. Cô nói “ Đưa bóng lên cao’ hai tay trẻ cầm bóng đưa thẳng lên cao 2. Cô nói “ Bỏ bóng xuống” trẻ đưa hai tay cầm bóng về tư thế ban đâu . * Động tác 3 : Cầm bóng lên cao TTCB : Trẻ đứng chân ngang vai , tay thả xuôi , bóng để dưới chân Cầm bóng lên : Trẻ cúi xuống , hai tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực Để bóng xuống : Trẻ cầm bóng cúi xuống , đặt bóng xuống sàn . * Động tác 4 : Bóng nẩy TTCB : Trẻ đứng thoải mái , hai tay cầm bóng Trẻ nhảy bật tại chổ , vừa nhảy vừa nói “Bóng nảy ” * Kết thúc : Cho trẻ đi bộ nhẹ nhàng 1 phút HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát đồ chơi ngoài trời: -Quan sát : Bé và các bạn trong trường . -Trò chơi vận động. +Dung dăng dung dẻ. +Bóng tròn to. + Nu na nu nống + Bong bóng xà phòng 1. Yêu cầu: -Trẻ nhận biết được tên trường, tên lớp , tên cô giáo và tên bạn . -Nhận biết được đồ chơi ngoài trời . -Trẻ chơi theo ý thích. -Trẻ biết kết hợp cùng bạn trong khi chơi trò chơi vận động . 2. Chuẩn bị: -Cháu đi đép quần, áo gọn gàng. -Sân chơi sạch, thoáng mát. 3. Hướng dẫn: a). Quan sát có mục đích: - Con học trường nào ? - Cô giáo con tên gì ? - Con đi học có vui không ? -Cô đố con bạn … Bạn gái hay bạn trai? -Đu quay đâu? -Để làm gì? b). Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ -Yêu cầu: Trẻ biết chơi trò chơi và có phản ứng theo tính hiệu. -Cách chơi: Cô và trẻ dát tay nhau đi chơi vừa đi vừa đọc thơ bài “Dung dăng dung dẻ “ khi đọc đến câu cuối của bài, cô và trẻ ngồi xụp xuống . ( Trẻ chơi 2-3 lần) Cô đọc thơ :Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời Lậy cậu lậy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Ngồi xụp xuống đây. Bong bóng xà phòng Yêu cầu : Phát triển vận động chạy Chuẩn bị : Một lọ nước xà phòng Cách chơi : Cô nhúng các ống cuộn bằng giấy hoặc bằng cọng rơm ,hay ống nhựa nhỏ vào nước xà phòng , thổi bong bóng , tốt nhất là thổi từ trên cao , khi bóng rời khỏi ống bay theo gió . Trẻ đuổi theo bắt bong bóng xà phòng . Bóng tròn to -Yêu cầu: Phát triển vận động đi của trẻ và sự khéo léo của đôi bàn chân của trẻ. -Cách chơi:Trẻ và cô nắm tay nhau đứng thành vòng tròn, cô hát đến lời bài hát trẻ làm động tác theo lời bài hát. Động tác 1 Lời bài hát Trẻ cùng cô đi lùi ra Bóng tròn to Làm thành vòng tròn to hơn Tròn tròn tròn to Hai tay giơ lên hạ xuống Động tác 2 Đi vào phía trong làm thành Xì xì xì xì hơi nào bạn ơi, lại đây vòng tròn nhỏ xem bóng ai to tròn nào Nu na nu nống Yêu cầu : Vận động theo tín hiệu của trẻ . Chuẩn bị : Cách chơi : Tốp trẻ ngồi hình vòng cung , hai chân đuỗi thoái mái . Cô ngồi đối diện với trẻ . cô vừa đọc thơ vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ này đến trẻ khác . Khi đọc đến từ “ Chạy” tất cả trẻ chạy trốn mưa . Những lần đầu cô đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo Nu na nu nống Thấy động mưa rào Ru nhau chạy vào Chạy mau kẻo ướt Chạy ! Chạy ! Cô nói : “ Tạnh mưa rồi ” trẻ chạy về chổ chơi như trước c). Chơi tự do: Trẻ chơi tự do – Cô bao quát. ĐIỂM DANH 1. Yêu cầu: -Trẻ biết trả lời khi cô đọc đến tên mình. -Nhận biết được bạn nghĩ học trong ngày. 2. Chuẩn bị: Trẻ ngồi đội hình vòng tròn. 3. Thực hiện: -Cô gọi tên trẻ theo thứ tự ở sổ theo dõi. -Cô chấm cơm và báo cho phòng kế toán. HOẠT ĐỘNG CHUNG Thực hiện theo phân phối chương trình HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Yêu cầu: -Trẻ biết bế em và làm động tác ru ( lắc lư người vỗ nhẹ vào búp bê). -Trẻ biết cầm muỗng cho bé ăn và không làm đổ thức ăn ra ngoài. -Trẻ biết xếp các khối gỗ theo yêu cầu của cô. -Trẻ xem được sách và tranh truyện, nhận ra các hình ảnh các bạn của mình . -Trẻ biết cầm hạt bằng tay trái và cầm dây bằng tay phải xâu các hạt lại thành vòng. - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát “ Lời chào buổi sáng ” - Trẻ có kỹ năng tô màu được bạn gái , bạn trai đúng theo yêu cầu của cô . 2. Chuẩn bị: -Búp bê, muỗng, chén. -Các khối gỗ đủ cho trẻ xếp -Sách, tranh, truyện có hình ảnh bé và các bạn -Dây và hạt đủ cho cô và trẻ. 3. Hướng dẫn: *Thỏa thuận trước khi chơi: Tập trung trẻ lại giới thiệu tên trò chơi và góc chơi trẻ chọn nhóm chơi và vai chơi, cô quan sát 2-3 nhóm chơi trọng tâm. *Quá trình chơi: -Góc phân vai: - cho bé ăn- Ru bé ngủ. - Nấu ăn – Bạn nào đây . -Góc xây dựng: -Xếp đường đi – Xếp nhà - Xếp chồng các vật lên nhau . -Góc học tập: Xem sách, truyện tranh, xem ảnh bé và các bạn . -Chọn lô tô bạn gái – Bạn trai - Xem tranh ảnh các bạn ở lớp -Góc nghệ thuật: Xâu vòng tặng bạn - Hát lời chào buổi sáng - Tô màu bạn gái , bạn trai *Nhận xét sau khi chơi: -Cô đến từng góc nhận xét qua vai chơi cùa trẻ động viên kịp thời cho trẻ hứng thú chơi tốt hơn. -Nhận xét chung: Cô động viên khen ngợi kịp thời để trẻ hứng thú trong khi chơi, khen các bạn chơi tốt và khuyến khích trẻ chơi chưa tốt để lần sau trẻ chơi tốt hơn. *Kết thúc buổi chơi: Cô giáo dục trẻ chơi xong phải cất đồ chơi vào nơi qui định. VỆ SINH - ĂN TRƯA 1. Yêu cầu: -Trẻ biết xếp hàng đi rửa tay, biết lau tay bằng khăn khô. -Trẻ biết ngồi vào bàn dể ăn cơm, ăn hết suất, không làm đổ cơm, không lấy tay bốc thức ăn, không nói chuyện. -Khi ăn xong trẻ biết lấy ca uống nước. 2. Chuẩn bị: -Mỗi trẻ một cái chén, muỗng, ca, khăn riêng. -Mỗi bàn một cái bình hoa, khăn trải bàn. -Mỗi bàn ba cái đĩa. 3. Hướng dẫn: -Cô cho trẻ ngồi vào bàn và giới thiệu các món ăn, giúp cho trẻ ăn ngon miệng hơn và hết xuất. -Các cô bao quát từng bàn ăn của trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất. -Các cháu còn yếu ăn chậm, cô đúc cho trẻ ăn hết xuất. -Khi ăn xong cô hướng dẫn cho trẻ bỏ chén vào rổ đựng chén, một cô lau mặt cho trẻ, cho trẻ uống nước. -Một cô dọn vệ sinh phòng ăn và lau chùi sàn nhà. NGỦ TRƯA 1. Yêu cầu: -Mỗi trẻ một cái nệm đều được ngủ, có gối riêng. -Phòng ngủ tắt đèn, giảm ánh sáng, phải sạch va thoáng mát. -Trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc. 2. Chuẩn bị: -Mỗi trẻ một cái gối và nệm. -Chiếu. 3. Hướng dẫn: -Cô cho những trẻ có sữa uống xong, một cô sắp xếp chổ ngủ cho trẻ. -Đối với những trẻ khó ngủ cô phài vỗ về âu yếm để trẻ dễ ngủ. -Khi trẻ thức cô cho trẻ đi vệ sinh lần lượt, từng trẻ và một cô cất gối nệm cho trẻ gọn gàng. VỆ SINH – QUÀ XẾ 1. Yêu cầu: -Cô rửa tay cho trẻ. -Trẻ ngồi vào bàn trật tự, xúc ăn không rơi vãi, ăn hết xuất, không làm đổ cơm, không lấy tay bốc thức ăn, không nói chuyện. 2. Chuẩn bị: -Mỗi trẻ một khăn riêng, một chén, muỗng, ly. -Một khăn lau tay cho trẻ. -Mỗi bàn có khăn trải bàn và bình hoa. -Hai đĩa, một đựng cơm rơi, một đựng khăn. 3. Hướng dẫn: -Khi trẻ ngồi vào bàn cô giới thiệu món ăn làm cho trẻ thích thú và ăn ngon miệng hơn, giúp cho trẻ ăn hết xuất. -Cô bao quát từng bàn ăn, nếu trẻ nào yếu không tự múc cơm ăn được, cô phải đúc và động viên cho trẻ ăn hết xuất. -Sau khi ăn xong trẻ tự cất chén, muỗng, cô lau mặt và cho trẻ uống nước. -Một cô dọn vệ sinh phòng ăn và một cô thay quần áo cho trẻ. SINH HOẠT CHIỀU 1. Yêu cầu: -Trẻ có nề nếp trong buổi sinh hoạt chiều. -Trẻ nhận biết khi cô ôn bài cũ. -Trẻ làm quen tốt kiến thức của bài mới. 2. Chuẩn bị: -Đồ dùng dạy học cho trẻ ôn bài. -Hoa bé ngoan. 3. Hướng dẫn: *Ôn kiến thức cũ: -Cô cho trẻ ôn những bài đã học. -Trẻ nhận biết được kiến thức mình đã học. *Trẻ làm quen kiến thức mới: Ngày mai có tiết kể chuyện… Thì cô kể cho trẻ nghe để trẻ làm quen bài mới. *Nêu gương cuối ngày: Cô cho từng tổ và cá nhân trẻ lên cắm hoa. TRẢ TRẺ 1. Yêu cầu: -Trẻ được vệ sinh đầu tóc – quần áo sạch sẽ gọn gàng. -Trẻ cất đồ chơi khi cha mẹ đón. -Trẻ nhận được cặp của mình. -Trẻ biết chào cô khi về và biết thưa cha mẹ đến đón. 2. Chuẩn bị: -Đồ dùng cá nhân cho trẻ. -Cô nắm được tình hình của trẻ để trao đổi với phụ huynh về sức khỏe. 3. Hướng dẫn: -Cô cho trẻ ngồi vòng tròn cô kể chuyện “ Đôi bạn nhỏ’’ hoặc hát và đọc thơ cho trẻ nghe. -Khi tới giờ đón cô không trả trẻ cho người lạ. -Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏc của trẻ trong ngày. Tuần 1 (24/09/2012 – 28/092012) Thứ hai, ngày 24 tháng 09 năm 2012 1. Đón trẻ thể dục sáng – chơi tự chọn – điểm danh 2. Hoạt động ngoài trời -Quan sát : Bé và các bạn -Trò chơi vận động “ Dung dăng dung dẻ”. I. Yêu cầu: -Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn trong lớp . -Trẻ biết kết hợp với bạn chơi trò chơi. II. Chuẩn bị: -Cháu đi dép, quần áo gọn gàng. -Sân chơi sạch thoáng mát. III. Hướng dẫn: 1. Quan sát có mục đích: Quan sát : Bé và các bạn - Cô cho trẻ xuống sân và đạo chơi sau đó cho trẻ quan sát bé và các bạn - Con tên gì ? - Con ngồi cạnh bạn nào ? - Bạn gái hay bạn trai vậy con ? 2. Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ -Cách chơi: Cô và trẻ dắt tay nhau đi chơi vừa đi vừa đọc thơ bài “Dung dăng dung dẻ “ khi đọc đến câu cuối của bài, cô và trẻ ngồi xụp xuống . ( Trẻ chơi 2-3 lần) Cô đọc thơ :Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời Lậy cậu lậy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Ngồi xụp xuống đây. 3. Chơi tự do: Trẻ chơi cô bao quát. HOẠT ĐỘNG CHUNG Phát triển vận động Đề tài BTPTC: Tập với túi cát VĐCB: Chạy theo hướng thẳng TCVĐ: Bong bóng xà phòng I. Yêu cầu: - Trẻ tập đúng động tác của bài phát triển chung “ Tập với túi cát ” cùng với bạn - Trẻ biết chạy theo hướng thẳng đúng yêu cầu của cô . - Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi vận động “Bong bóng xà phòng ”. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng dạy học: -Phấn vẽ - Túi cát đủ cho trẻ tập - Một lọ xà phòng * Nội dung tích hợp : -GDÂN: Hát: Bài Em búp bê. -MTXQ: TRò chuyện với trẻ về Bé và các bạn… III. Hướng dẩn: *Ổn định: Hát bài em búp bê *Trò chuyện với trẻ về bé và các bạn… Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ đi thường chuyển sang nhanh dần rồi đi chậm lại cuối cùng đứng lại thành vòng tròn. Hoạt động 2: Trọng động a). Bài tập phát triển chung “ Tập với túi cát” *Động tác hô hấp :Đứng tự nhiên hai tay đưa lên cao hít vao thở thật sâu *Động tác 1: TTCB : Trẻ ngồi trên sàn nhà , hai tay cầm bao cát đặt lên đùi . 1. Cầm bao cát giơ tay lên cao , nhìn theo bao cát 2. Về tư thế ban đầu . Tập 4 lần *Động tác 2: TTCB : Trẻ đứng tự nhiên,hai tay cầm bao cát thả xuôi Cúi đặt bao cát xuống đất Đứng thẳng dậy Cúi xuống nhặt bao cát Đứng thẳng dậy . *Động tác 3 : TTCB : Trẻ đứng tự nhiên một tay cầm bao cát , tay để dọc theo thân 1. Đặt bao cát lên đầu , hai tay chống hông từ từ ngồi xuống . 2. Từ từ đứng dậy *Động tác 4: - Đặt túi cát trước mặt , nhảy qua bao cát , quay lại nhảy trở lại . b).Vận động cơ bản: Chạy theo hướng thẳng -Tư thế chuẩn bị : cô làm mẫu đứng trước vạch chuẩn, cô đặt mốc là rổ đồ chơi , sau đó cô chạy đến chổ để đồ chơi ( cô qui định ) và lấy mang về , khi chạy cô không cúi đầu , chạy thẳng hướng đến chổ đồ chơi . -Cách chỗ trẻ đứng khoãng 5 – 7 cm . Cô đặt mốc đồ chơi cho trẻ chạy đến chổ để đồ chơi ( Cô qui định ) và lấy mang về cho cô . Khi thực hiện cô nhắc trẻ chạy không cúi đầu , chạy thẳng hướng đến chỗ để đồ chơi . -Cô cho trẻ chạy cá nhân.( Cô sửa sai cho trẻ). -Trẻ chạy tập thể 2-3 cháu cho đến hết lớp. c). Trò chơi vận động: Bong bóng xà phòng * Cách chơi : Cô nhúng các ống cuộn bằng giấy hoặc bằng cọng rơm , hay ống nhựa nhỏ vào nước xà phòng , thổi bong bóng , tốt nhất là thổi từ trên cao , khi bóng rời khỏi ống bay theo gió . Trẻ đuổi theo bắt bong bóng xà phòng . Hoạt động 3: Hồi tỉnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập một phút *Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi “Một đoàn tàu” HOẠT ĐỘNG GÓC I. Yêu cầu: -Trẻ làm quen với động tác bế em và lắc lư người cho em bé ngủ. -Trẻ biết cầm khối gỗ bằng tay phải và xếp được cùng với bạn cái đường đi. -Trẻ biết xem sách cùng với cô. -Trẻ làm quen với cách cầm dây để xâu vòng tặng bạn. II. Chuần bị: -Búp bê, chén muỗng. -Các khối gỗ đủ đề trẻ xếp. -Sách, truyện có chủ đề bé và các bạn. -Dây ,hạt. III Hướng dẫn: -Góc phân vai: Ru em ngủ. -Góc xây dựng: Xếp đường đi. -Góc học tập: Xem sách về bé và các bạn. -Góc nghệ thuật: Xâu vòng tặng bạn. 5. Vệ sinh – ăn trưa 6. Ngủ trưa 7. Vệ sinh – quà xế 8. Sinh hoạt chiều: Chơi trò chơi dân gian “Kéo cưa lừa xẻ” 9. Trả trẻ Thứ ba, ngày 25 tháng 09 năm 2012 1. Đón trẻ - thề dục sáng – chơi tự do – điểm danh: 2. Hoạt dộng ngoài trời: -Quan sát : Bạn gái -Trò chơi vận động: Bóng tròn to I. Yêu cầu: -Trẻ nhận biết được đặc điểm của bạn gái là tóc ngắn , đeo bông tai… -Trẻ biết nắm tay nhau tạo thành vòng tròn, biết kết hợp với lời bài hát. II Chuẩn bị: -Sân chơi thoáng mát. III. Hướng dẫn: 1. Quan sát có mục đích: - Cô cho trẻ dạo chơi và sau đó đứng thành vòng tròn cho trẻ quan sát và cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời : - Cô đố con bạn tên gì ? - Bạn gái hay bạn trai ? -Bạn gái thì tóc như thế nào con ? - Bạn gái có đeo bông tai không vậy con ? 2. Trò chơi vận động: Bóng tròn to Cách chơi: Cô hát lời bài hát trẻ nắm tay nhau lại, cô hát đến lời bài hát “Bóng tròn to” thì trẻ làm thành vòng tròn, cô hát đến lời bài hát “Bóng xì hơi”, thì trẻ làm thành vòng tròn kết hợp với nhất cao chân. 3. Chơi tự do: Trẻ chơi tự do cô bao quát. HOẠT ĐỘNG CHUNG THƠ Bạn Mới I. Yêu cầu: -Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -Trẻ hứng thú cùng đọc thơ với cô và trả lời được một số câu hỏi của cô. II. Chuẩn bị: -Tranh các bạn đang ngồi chơi *Nội dung tích hợp: -GDÂN: Hát bài Búp bê. -Nhận biết phân biệt màu: xanh , vàng . III. Hướng dẩn: *Ổn định lớp:Hát bài Búp bê *Trò chuyện với trẻ về bé và các bạn *Hoạt động1: Cô đọc thơ - Cô đưa tranh ra và đố trẻ các bạn đang ngồi làm gì? -Cô giới thiệu bài thơ - Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần ,giải thích nội dung bài thơ *Hoạt động 2: Đàm thoại - Cô và con vừa đọc bài thơ gì ? - Bài thơ nói về bạn nào vậy con ? - Bạn mới đến trường thì như thế nào ? - Em rủ bạn làm gì? ? - Cô thấy cô làm sao? - Cô giáo khen con như thế nào ? *Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp cùng đọc thơ với cô 3 lần. - Từng nhóm lên đọc thơ cùng với cô. - Cá nhân trẻ đọc thơ (Cô sửa sai, yêu cầu trẻ đọc thơ rõ ràng, mạch lạc) - Cả lớp cùng đọc lại thơ với cô. -Hỏi trẻ tên bài thơ? *Hoạt động 4: Nhận biết phân biệt màu - Các con vừa đọc thơ rất giỏi cô sẻ thưởng cho các con một trò chơi : Tặng quà cho em búp bê - Con hãy chọn quả mùa vàng tặng cho em búp bê mặt áo màu vàng , còn quả màu xanh tặng cho em búp bê mặt áo màu xanh. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần *Kết thúc: cho trẻ hát bài búp bê rồi đi ra ngoài. HOẠT ĐỘNG GÓC I. Yêu cầu: -Trẻ biết bế em và làm quen với cách cầm muỗng cho bé ăn. -Trẻ xem truyện tranh và nhận ra được các bạn của lớp mình . -Trẻ làm quen kỹ năng xếp ,cô cho trẻ xếp cùng với bạn -Trẻ biết cầm dây bằng tay phải và hạt bằng tay trái xâu vòng để tặng bạn. II. Chuẩn bị: -Búp bê, chén muỗng. -Các khối gỗ đủ cho trẻ xếp -Sách tranh truyện có đủ đề bé và các bạn -Dây ,hạt III. Hướng dẫn: -Góc phân vai: Cho bé ăn. -Góc xây dựng : Xếp đường đi -Góc học tập: Xem truyện tranh về gia đình của bé. -Góc nghệ thuật :Xâu vòng tặng bạn 3. Vệ sinh ăn trưa: 4. Ngủ trưa: 5. Vệ sinh quà xế: 6. Sinh hoạt chiều: Cho trẻ chơi trò chơi “Bóng tròn to” 7. Trả trẻ Thứ tư, ngày 26 tháng 09 năm 2012 1. Đón trẻ - thề dục sáng – chơi tự do – điểm danh: 2. Hoạt dộng ngoài trời: -Quan sát : bạn trai. -Trò chơi vận động : Nu na nu nống I. Yêu cầu: - Trẻ nhận biết được về đặc điểm của bạn trai , tóc ngắn , không đeo bông tai . - Phát triển vận động chạy và theo tính hiệu cho trẻ. II. Chuẩn bị: -Cháu đi dép, quần áo gọn gàng . III. Hướng dẫn: 1. Quan sát có mục đích: - Cô và trẻ cùng đi dạo quanh sân trường sau đó đứng lại vòng tròn quan sát và cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời . - Con chỉ cho cô xem bạn này tên gì ? - Bạn trai hay bạn gái vậy con ? - Bạn trai thì tóc như thế nào con ? - Bạn trai có đeo bông tai không con ? 2. Trò chơi vận động : Nu na nu nống Cách chơi : Tốp trẻ ngồi hình vòng cung , hai chân đuỗi thoái mái . Cô ngồi đối diện với trẻ . cô vừa đọc thơ vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ này đến trẻ khác . Khi đọc đến từ “ Chạy” tất cả trẻ chạy trốn mưa . Những lần đầu cô đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo Nu na nu nống Thấy động mưa rào Ru nhau chạy vào

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc