Đề cương ôn tập học kỳ II – Năm học 2008 - 2009 (môn Lý 10)

A. LÝ THUYẾT

1. Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm

+ Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực

+ Trọng tâm của vật rắn; cách xác định trọng tâm vật rắn

+ Điều kiện cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây

+ Điều kiện cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang

+ Các dạng cân bằng

2. Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song

+ Quy tắc tổng hợp của hai lực đồng quy

+ Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song

3. Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song

+ Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều và trái chiều

+ Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song

+ Ngẫu lực và momen của ngẫu lực

4. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định

+ Định nghĩa momen của lưc

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II – Năm học 2008 - 2009 (môn Lý 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008-2009 (MÔN LÝ 10 - CTNC) LÝ THUYẾT 1. Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm + Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực + Trọng tâm của vật rắn; cách xác định trọng tâm vật rắn + Điều kiện cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây + Điều kiện cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang + Các dạng cân bằng 2. Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song + Quy tắc tổng hợp của hai lực đồng quy + Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song 3. Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song + Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều và trái chiều + Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song + Ngẫu lực và momen của ngẫu lực 4. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định + Định nghĩa momen của lưc + Quy tắc momen 5. Định luật bảo toàn động lượng + Định nghĩa hệ kín + Động lượng: định nghĩa; biểu thức; đơn vị. + Định luật bảo toàn động lượng: nội dung; biểu thức. 6. Công và công suất + Định nghĩa; biểu thức; đơn vị 7. Động năng + Định nghĩa; biểu thức; đơn vị + Định lý biến thiên động năng: nội dung; biểu thức 8. Thế năng + Thế năng trọng trường: định nghĩa; biểu thức; đơn vị. Công của trọng lực + Thế năng đàn hồi: định nghĩa; biểu thức; đơn vị. Công của lực đàn hồi 9. Cơ năng + Khái niệm cơ năng + Định luật bảo toàn cơ năng trong các trường hợp lực tác dụng là trọng lực và lực đàn hồi. + Biến thiên cơ năng. Công của lực không phải là lực thế 10. Va chạm đàn hồi và không đàn hồi + Va chạm đàn hồi trực diện + Va chạm mềm 11. Các định luật Kê-ple + Nội dung ba định luật + Hệ quả suy ra từ ba định luật 12. Áp suất thủy tĩnh. Nguyên lý Pa-xcan + Sự thay đổi áp suất theo độ sâu + Nguyên lý Pa-xcan 13. Định luật Bec-Nu-Li + Hệ thức liên hệ giữa s và v trong một ống dòng + Nội dung định luật Bec-nu-li; biểu thức. 14. Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt: Nội dung; biểu thức 15. Định luật Sác-Lơ: Nội dung; biểu thức 16. Định luật Gay-Luy-Xác: Nội dung; biểu thức 17. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng 18. Phương trình Cla-Pê-Rôn-Men-Đê-Lê-Ép 19. Chất rắn: Phân loại; đặc tính 20. Biến dạng cơ của vật rắn: Nội dung định luật Húc; biểu thức; công thức tính lực đàn hồi 21. Sự nở vì nhiệt của vật rắn: Công thức; ứng dụng 22. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng: Lực căng bề mặt; hiện tượng dính ướt; hiện tượng không dính ướt; hiện tượng mao dẫn. 23. Sự chuyển thể của các chất + Sự nóng chảy; công thức tính nhiệt nóng chảy riêng + Sự hóa hơi; sự sôi; công thức tính nhiệt hóa hơi. 24. Độ ẩm không khí + Độ ẩm tuyệt đối + Độ ẩm cực đại + Độ ẩm tỷ đối 25. Các nguyên lý nhiệt động lực học + Nguyên lý 1: Phát biểu; biểu thức; quy ước dấu + Nguyên lý 2: Phát biểu; ứng dụng BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1. Hai vật có khối lượng m1 = 1,5kg và m2 = 4kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2 = 2m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều, độ lớn) của hệ trong các trường hợp: a. và cùng hướng. b. và cùng phương, ngược chiều. c. vuông góc với d. Bài 2. Viên đạn khối lượng m = 0,8kg đang bay ngang với vận tốc 12,5m/s ở độ cao z = 20m thì vỡ ra làm hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg, ngay sau khi nổ bay thẳng đứng xuống và ngay khi chạm đất có vận tốc v1 = 49m/s. Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi vỡ. Bỏ qua sức cản không khí. Bài 3. Một người khối lượng m1 = 60kg đứng trên một xe khối lượng m2 = 240kg đang chuyển động trên đường ray với vận tốc 2m/s. Tính vận tốc của xe nếu người: Nhảy ra sau xe với vận tốc 4m/s đối với xe Nhảy ra trước xe với vận tốc 4m/s đối với xe Bài 4. Tính công và công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 15kg từ giếng sâu 8m lên trong 20s. Coi thùng chuyển động đều. Nếu dùng máy để kéo thùng ấy lên đi nhanh dần đều và sau 4s đã kéo lên thì công và công suất của máy bằng bao nhiêu? (Lấy g = 10m/s2). Bài 5. Một ôtô có khối lượng m = 4tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có chứng ngại vật ở cách 10m và đạp phanh. Đường khô, lực hãm bằng 22000N. Xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu? Đường ướt, lực hãm bằng 8000N. Tính động năng và vận tốc của xe lúc va vào chướng ngại vật. A D C E B Bài 6. Một vật có khối lượng m = 0,2kg trượt không ma sát, không có vận tốc ban đầu trên mặt phẳng nghiêng từ A tới B và rơi xuống đất tại điểm E (Hình vẽ). Cho biết AD = 1,3m, BC = 1m, g = 10m/s2. Tính trị số vận tốc vB và vE của vật tại các điểm B và E tương ứng Sau khi rơi vật lún xuống đất một đoạn S = 2cm (dọc theo quĩ đạo). Hỏi lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật. Bài 7.Một vật trượt từ điểm A trên mặt phẳng nghiêng xuống mặt phẳng ngang.Ở A vật có vận tốc 1,5m/s, chuyển động trên mặt phẳng ngang BC được 4,05m thì dừng.Bỏ qua ma sát trên AB, hệ số ma sát trên BC là 0,25.Tính vận tốc tại B và độ cao của A so với mặt phẳng ngang.Lấy g=10m/s2 Bài 8. Quả cầu khối lượng m1 = 3kg chuyển động với vận tốc 1m/s va chạm xuyên tâm với quả cầu m2 = 2kg đang chuyển động ngược chiều với vận tốc 3m/s. Tìm vận tốc các quả cầu sau va chạm, nếu va chạm là: Hoàn toàn đàn hồi Va chạm mềm. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong va chạm, coi rằng toàn bộ độ tăng nội năng của hệ đều biến thành nhiệt. Bài 9. Hãy chứng minh rằng, khoảng cách từ một hành tinh đến Mặt Trời thì tỉ lệ nghịch với bình phương của vận tốc của hành tinh đó tại mỗi vị trí trên quỹ đạo: Bài 10. Mỗi cánh máy bay có diện tích là 25m2. Biết vận tốc dòng không khí ở phía dưới cánh là 45m/s còn ở phía trên cánh là 68m/s, hãy xác định trọng lượng của máy bay. Giả sử máy bay bay theo đường nằm ngang với vận tốc không đổi và lực nâng máy bay chỉ do cánh gây nên. Cho biết khối lượng riêng của không khí là 1,21kg/m3. Bài 11. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 12 lít đến thể tích 8 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 48kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu? Bài 12. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 250C và dưới áp suất 0,58atm. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng. Coi dung tích của bóng đèn không đổi. Bài 13. Khi đun nóng một lượng khí lên 300C mà vẫn giữ nguyên áp suất thì thể tích khí tăng thêm 1/10 thể tích ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí. Bài 14. Trước khi nén, áp suất của hỗn hợp khí trong xilanh của một động cơ đốt trong bằng 0,8 atm, còn nhiệt độ là 500C. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí ở cuối quá trình nén nếu thể tích giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên đến 7,0 at. Bài 15. Một bình đựng khí Hydro nén có thể tích 10 lít ở áp suất 50 atm bị nóng lên từ 70C đến 170C Vì bình bị rò khí nên một phần khí Hydro thoát ra ngoài, do đó áp suất của khí trong bình không thay đổi khi bị nóng lên. Tính khối lượng khí Hydro thoát ra ngoài. Hình 02 V O T (3) (2) (1) Bài 16. Đồ thị Hình 02 cho biết một chu trình biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng, được biểu diễn trong hệ tọa độ (V,T) Hãy biểu diễn chu trình biến đổi này trong các hệ tọa độ (p,V) và (p,T). Bài 17. Một thanh thép tròn đường kính 18mm và suất đàn hồi 2.1011Pa. Giữ chặt một đầu thanh và nén đầu còn lại của nó bằng một lực 1,2.105N để thanh này biến dạng nén đàn hồi. Tính độ co ngắn tỉ đối Δl/l0 của thanh ( l0 là độ dài ban đầu, Δl là độ biến dạng nén). Bài 18. Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 00C có chiều dài bằng nhau, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Tìm chiều dài hai thanh ở 00C. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α = 1,14.10-5K-1 và của kẽm là 3,4.10-5K-1. Bài 19. Nước dâng lên trong một ống mao dẫn 73mm, còn rượu thì dân lên 27,5mm. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3 và suất căng mặt ngoài của nước là 0,0775N/m. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Rượu và nước đều là dính ướt hoàn toàn thành ống. Bài 20. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi 0,8kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước ở 240C. Nước có nhiệt dung riêng là 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng là 2,3.106J/kg.

File đính kèm:

  • docNoi dung on thi HK20809Nang cao.doc