Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút Công nghệ Lớp 7

Câu 7: Thành phần cơ giới của đất là gì?

 - Tỉ lệ % các hạt cát , limon, sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất. Hạt cát ( từ 0.05 đến 2 mm ), hạt limon ( bột , bụi : từ 0.002 đến 0.05 mm ), hạt sét ( nhỏ hơn 0.002 mm).

 - Căn cứ vào các hạt có trong đất người ta chia làm 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt, đất sét.

Câu 8: Độ chua, độ kiềm của đất.

 Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH.

- pH < 6,5 là đất chua.

- pH = 6,6 – 7,5 là đất trung tính.

- pH > 7,5 là đất kiềm.

Câu 9: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.

 - Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ hạt cát, limon, sét và chất mùn. Trong đó chất mùn giữ nước tốt nhất, đến hạt sét, đến hạt limon, hạt cát giữ nước kém nhất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút Công nghệ Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 7 Câu 7: Thành phần cơ giới của đất là gì? - Tỉ lệ % các hạt cát , limon, sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất. Hạt cát ( từ 0.05 đến 2 mm ), hạt limon ( bột , bụi : từ 0.002 đến 0.05 mm ), hạt sét ( nhỏ hơn 0.002 mm). - Căn cứ vào các hạt có trong đất người ta chia làm 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Câu 8: Độ chua, độ kiềm của đất. Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. pH < 6,5 là đất chua. pH = 6,6 – 7,5 là đất trung tính. pH > 7,5 là đất kiềm. Câu 9: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. - Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ hạt cát, limon, sét và chất mùn. Trong đó chất mùn giữ nước tốt nhất, đến hạt sét, đến hạt limon, hạt cát giữ nước kém nhất. Câu 10: Độ phì nhiêu của đất là gì? Là khả năng đất cho cây trồng năng suất cao. Tuy nhiên muốn năng suất cao cần phải có các điều kiện : đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt, chăm sóc tốt. Câu 14: Phân bón là gì? Phân bón là thức ăn do con người bổ xung cho cây trồng. Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: + Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn, khô dầu. + Phân hóa học : Phân đạm( N ), phân lân ( P), phân kali( K), phân đa nguyên tố, phân vi lượng. + Phân vi sinh: Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm, phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân. Câu 16: Các cách bón phân. Căn cứ vào thời kì bón chia thành 2 cách bón: bón lót và bón thúc. + Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. + Bón thúc: là bón phân vào đất trong thời kì sinh trưởng của cây. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây. Căn cứ vào hình thức bón chia thành các cách: bón vãi( rải), bón theo hàng, theo hốc, hoặc phun trên lá. Câu 17: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường. Khi sử dụng phân bón phải chú ý đến đặc điểm, tính chất của chúng. + Phân hữu cơ, phân lân: bón lót. + Phân đạm, kali,phân hỗn hợp : bón thúc. Câu 24: Tác hại của sâu bệnh. Sâu, bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản, thậm chí không cho thu hoạch. Câu 25: Khái niệm về côn trùng: Côn trùng ( sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành chân khớp , cơ thể chia làm 3 phần đầu , ngực , bụng. Ngực mang 3 đôi chân , đầu có một đôi râu và thường có hai đôi cánh. Côn trùng có hai kiểu biến thái: + Biến thái hoàn toàn: Trứng Ị sâu non Ị nhộng Ị sâu trưởng thành ( phá hại mạnh nhất ở giai đoạn sâu non ). + Biến thái không hoàn toàn : Trứng Ị sâu non Ị sâu trưởng thành ( phá hại mạnh nhất ở giai đoạn sâu trưởng thành ). Vòng đời là khoảng thời gian từ trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng rồi chết. Câu 26: Khái niệm về bệnh cây: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc do điều kiện sống bất lợi gây ra. Câu 27: Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại. Khi bị sâu bệnh phá hại thường màu sắc, cấu tạo, hình thái của cây bị thay đổi. Ví dụ : Cành bị gẫy ( do sâu phá hại , sâu đục thân ) Lá bị thủng ( do sâu ăn lá ) Lá quả bị đốm đen , nâu ( bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra )

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_45_phut_cong_nghe_lop_7.doc