Câu 1. Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945)?
Gợi ý: HV làm sáng tỏ được cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là thế giới xuất hiện hai khối đế quốc mâu thuẫn nhau về quyền lợi và địa vị. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và sự thỏa hiệp của các nước Anh , Pháp , Mĩ trước sự bành trướng của phe phát xít đã làm cho cuộc chiến tranh bùng nổ. Bên cạnh đó sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa làm cho các mâu thuẫn của thế giới thêm phức tạp. Trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của phe phát xít. Các nước Anh, Pháp, Mĩ đều nhượng bộ phe phát xít hòng đẩy cuộc chiến tranh về phía Liên Xô. Tuy nhiên trước khi chiến tranh bùng nổ Liên Xô và Đức đã bí mật kí kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Sauk hi thôn tính Tiệp Khắc, ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3 tháng 9 Anh và Pháp buộc phải tuyên chuyến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Câu 2. Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
Gợi ý: Học viên nêu được các ý sau:
- Tình hình chính trị: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tuy nhiên chế độ phong kiến Việt Nam có những biểu hiện khủng hoảng suy thoái nghiêm trọng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Sa sút, đất đai bị địa chủ cường hào chiếm đoạt. nhà nước ít quan tâm đến thủy lợi nên thiên tai mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước độc quyền công thương nghiệp và thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng” đã làm hạn chế sự phát triển sản xuất và thương mại.
+ Quân sự: lạc hậu
+ Đối ngoại: Sai lầm ( như việc cấm đạo)
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống triuề đình nhà Nguyễn bùng nổ.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử Khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 11
Câu 1. Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945)?
Gợi ý: HV làm sáng tỏ được cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là thế giới xuất hiện hai khối đế quốc mâu thuẫn nhau về quyền lợi và địa vị. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và sự thỏa hiệp của các nước Anh , Pháp , Mĩ trước sự bành trướng của phe phát xít đã làm cho cuộc chiến tranh bùng nổ. Bên cạnh đó sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa làm cho các mâu thuẫn của thế giới thêm phức tạp. Trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của phe phát xít. Các nước Anh, Pháp, Mĩ đều nhượng bộ phe phát xít hòng đẩy cuộc chiến tranh về phía Liên Xô. Tuy nhiên trước khi chiến tranh bùng nổ Liên Xô và Đức đã bí mật kí kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Sauk hi thôn tính Tiệp Khắc, ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3 tháng 9 Anh và Pháp buộc phải tuyên chuyến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Câu 2. Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
Gợi ý: Học viên nêu được các ý sau:
- Tình hình chính trị: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tuy nhiên chế độ phong kiến Việt Nam có những biểu hiện khủng hoảng suy thoái nghiêm trọng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Sa sút, đất đai bị địa chủ cường hào chiếm đoạt. nhà nước ít quan tâm đến thủy lợi nên thiên tai mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước độc quyền công thương nghiệp và thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng” đã làm hạn chế sự phát triển sản xuất và thương mại.
+ Quân sự: lạc hậu
+ Đối ngoại: Sai lầm ( như việc cấm đạo)
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống triuề đình nhà Nguyễn bùng nổ.
Câu 3.Trình bày nội dung chính của hai bản hiệp ước Hác - măng ( 1883) và Patơnốt ( 1884)?
Gợi ý:
Nội dung chính của Hiệp ước Hác - Măng:
- Việt Nam đặt dưới dự “bảo hộ” của Pháp chia nước ta ra làm ba vùng với ba chế độ khác nhau: Bắc kì - Trung kì - Nam kì. Nam kì là xứ thuộc địa, Bắc kì là đất bảo hộ, Trung kì giao cho triều đình quản lí.
- Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khển các công việc ở Trung kì.
- Mọi giao thiệp của Việt Nam đều do Pháp nắm giữ.
- Quân sự: Kiểm soát chặt chẽ tình hình quân đội ở Việt Nam
- Kinh tế: Thực dân Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
Hiệp ước Patơnốt: được kí kết với nhà Nguyễn nhằm xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Nội dung vẫn dựa trên hiệp ước Hác măng năm 1883.
Hiệp ước Hác măng và patơnốt đã đánh dấu Việt Nam từ một nước có chủ quyền trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 4. Trình bày các giai đoạn phát triển chính của phong trào cần vương, nội dung chính của từng giai đoạn? Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương?
Gợi ý: Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn:
- Từ 1885- 1888: Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra trên phạm vi rộng lớn.
Từ 1888 - 1896: Phong trào không còn sự chỉ đạo của triều đình, phong trào tiếp tục phát triển quy tụ thành các trung tâm chống pháp lớn và ngày càng lan rộng.
HV kể được ba cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương:
Hởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 - 1892)
Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 - 1887)
Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 - 1896)
Câu 5. Nêu những chuyển biến trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Gợi ý: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhât dẫn tới những thay đổi trong xã hội nước ta. Giai cấp cũ bị phân hóa, ngoài ra xuất hiện thêm các giai cấp từng lớp mới trong xã hội.
- Địa chủ phong kiến: bị phân hóa thành hai bộ phận. bộ phận giàu có theo chân đế quốc bán rẻ quyền lợi dân tộc và bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên có tinh thần yêu nước chống Pháp.
- Nông dân: số lượng đông nhưng bị bàn cùng hóa, cuộc sống cơ cực, không có ruộng đất sản xuất, bị bóc lột nặng nề. Là lực lượng to lớn đông đảo nhất trong các phong trào chống Pháp.
- Công nhân: Tuy mới ra đời nhưng được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, xuất thân từ nông dân lại bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột nên giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng đứng lên đấu tranh đòi lợi ích kinh tế và chống Pháp.
- Tiểu tư sản:: gồm những tiểu thương, tiểu chủ, công chức, viên chức, nhà văn, nhà báo, học sinh, sinh viên
Tư sản: Ra đời muộn bị chèn ép về kinh tế và chính trị.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_lich_su_khoi_11.doc