Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 11 - Phần 3

Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 – 1937)

 - Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:

 + Nhật xâm lược Trung Quốc;

 + I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.

 + Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

 - Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

 - Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

 => Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.

 

doc33 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 11 - Phần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 – 1937) - Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới: + Nhật xâm lược Trung Quốc; + I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà. + Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. - Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối. - Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. => Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. 2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới - Tháng 03/1038, Đức thôn tính Aùo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc - Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. Anh, Pháp tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. - Ngày 29/09/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu. * Ý nghĩa: Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh. Sau Hội nghị, Đức vẫn thôn tính Tiệp Khắc, chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan, đồng thời kí với Liên Xô “Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm nhau” II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (Từ tháng 09/1939 đến tháng 06/1941). 1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu (từ tháng 09/1939 đến tháng 09/1940) - Ngày 01/09/1939, Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. - Tháng 04/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp. 2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Nam Âu (từ tháng 09/1940 đến tháng 06/1941) - Tháng 10-1940, Hít-le thôn tính các nước Đông và Nam Âu: Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri... bằng vũ lực; Đức và Ý thôn tính Nam Tư và Hy Lạp. III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (Từ tháng 06/1941 đến tháng 11/1942) 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi * Mặt trận Xô - Đức - Sáng 22/06/1941, Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô. Ban đầu, do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. - Nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le. - Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát -“nút sống” của Liên Xô- nhưng không chiếm được. * Mặt trận Bắc Phi - Tháng 09/1940, I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Tháng 10/1942, liên quân Anh-Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men, và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận . 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ - Tháng 09/1940, Nhật kéo vào Đông Dương. - Ngày 07/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới. - Nhật mở một loạt cuộc tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương. 3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành - Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đầy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít. - Việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. - Anh, Mĩ thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít. - Ngày 01/01/1942, tại Oa-sinh-tơn , 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh đã ra “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” cam kết cùng nhau chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình . IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (Từ tháng 11/1942 đến tháng 08/1945) 1. Quân Đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944) - Ở mặt trận Xô – Đức + Ở trận phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận. + Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 06/1944. phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. - Ở mặt trận Bắc Phi, Anh (từ phía Đông) và Mĩ (từ phía Tây) phản công quét sạch liên quân Đức – Ý khỏi lục địa Châu Phi. - Ở I-ta-li-a, Mĩ – Anh truy kích Đức. - Ở TBD, Mĩ đánh bại Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan và chuyển sang phản công. 2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc. a. Phát xít Đức bị tiêu diệt - Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Xô tiến hành 10 chiến dịch lớn trên toàn mặt trận nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ, tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức. - Mùa hè năm 1944, Mĩ – Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị tấn công Đức. - Từ tháng 02 đến tháng 04/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức. - Ngày 30/04, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Ngày 09/05/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu b. Nhật bị tiêu diệt - Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin. - Ngày 06/08-1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 08/08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 09/08, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-da-ki, giết hại 2 vạn người. - Ngày 15/08, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.. - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới . B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM CÂU 1: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất 1. Sau khi xé bỏ Hòa ước Vác-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì? A. Chuẩn bị xâm lược Liên Xô B. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Aâu C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Aâu. D. Thôn tính Tiệp Khắc và Ba Lan. 2. Hội nghị Muy-nich được triệu tập trong thời gian nào ? A. Tháng 08/1938 B. Tháng 09/1938. C. Tháng 10/1938 D. Tháng 11/1938. 3. Hội nghị Muy-nich được triệu tập với sự tham gia của người dứng đầu các chính phủ A. Anh, Pháp, Đức và Italia B. Tiệp Khắc, Đức , Italia và Nhật Bản C. Mĩ, Anh, Pháp, Đức D. Mĩ, Anh, Pháp và Tiệp Khắc 4. Hội nghị Muy-nich đã thể hiện lập trường của Anh – Pháp là A. trung lập với Đức. B. dung dưỡng thỏa hiệp để đẩy Đức tấn công Liên Xô. C. kiên quyết chống phát xít Đức. D. ủng hộ nước Đức phát động chiến tranh. 5. Liên Xô có chủ trương gì trước những hoạt động chuẩn bị chiến tranh của phe phát xít ? A. Đứng về phe phát xít. B. Cùng Anh - Pháp chống phát xít. C. Đứng trung lập. D. Thể hiện lập trường chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình xã hội. 6. Các nước tư bản có thái độ như thế nào trước yêu cầu hợp tác chống phát xít của Liên Xô ? A. Liên kết với Liên Xô. B. Phớt lờ yêu cầu hợp tác của Liên Xô C. Nhượng bộ phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. D. Liên minh với phát xít chống Liên Xô. 7. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ bằng sự kiện nào ? A. Đức tấn công Tiệp Khắc B. Đức tấn công Ba Lan. C. Nhật tấn công Trân Châu Cảng D. Đức tấn công Liên Xô 8. Đức tấn công Liên Xô bằng kế hoạch gì? A. Kế hoạch Pao-lút B. Kế hoạch Xlíp-phân C. Kế hoạch chớp nhoáng D. Kê họach “Sư tử biển” 9. Quân Nhật tấn công và làm quân Mĩ bị thiệt hại nặng tại đâu? A. Trân Châu Cảng B. Oa-sinh-tơn C. Phi-líp-pin D. Đông Nam Á 10. Chiến thắng Mat-xcơ-va có ý nghĩa như thế nào ? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Quân Đức bị tổn thất nặng nề, co về phòng ngự C. Quân Đức chuyển sang thế phòng ngự bị động D. Làm phá sản “kế hoạch chớp nhoáng” của Đức. 11. Bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai được đánh dấu bằng sự kiện A. liên quân Anh- Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men (tháng 10- 1942) B. quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng (tháng 12 – 1941) C. mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành (tháng 1 – 1942) D. trận phản công tại Xtalingrat (tháng 11-1942). 12. Mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành vào thời gian nào? A. Ngày 01/01/1941 B. Ngày 01/01/1942 C. Ngày 01/01/1943 D. Ngày 01/01/1944 13. Chiến thắng Xta-lin-grat có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo ra bước ngoặt chiến tranh: quân Đồng minh chuyển sang phản công B. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. C. Là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Liên Xô. D. Phát xít Đức phải đầu hàng phe Đồng minh. 14. Kết quả chiến tranh thế giới thứ II thắng lợi thuộc về A. phát xít Đức. B. các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống phát xít. C. nước Mĩ. D. Liên Xô. 15. Vai trò của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. Có vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. C. Góp phần nhỏ vào cuộc chiến chống phát xít. D. Là một trong 3 cường quốc trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. CÂU 2: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian c A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ c B. Đức tấn công Ba Lan c C. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. c D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. CÂU 3: Nối thời gian với sự kiện cho đúng Sự kiện Thời gian 1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ a. Ngày 06/08/1945 2. Phát xít Đức tấn công Liên Xô b. Ngày 09/05/1945 3. Phát xít Đức đầu hàng c. Ngày 01/09/1939 4. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma d. Ngày 15/08/1945 e. Ngày 22/06/1941 II. TỰ LUẬN 1. Phát xít Đức đã bị tiêu diệt như thế nào ? 2. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ? - Liên Xô là một trong ba trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, vì: + Đã tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít. + Đập tan cuộc xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ Liên Xô, đồng thời giúp các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách thống trị phát xít. + Tấn công Đức tận Bec-lin, cùng Anh – Mĩ buộc Đức đầu hàng không điều kiện. + Tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc, góp công lớn buộc Nhật đầu hàng. + Tổ chức hội nghị I-an-ta và Pốt-xđam để bàn việc kết thúc chiến tranh và thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh. 3. Kết cục của Chiến tranh thế giới II ? Bài 18 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Từ năm 1917 đến năm 1945) A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1945) 1. Liên Xô Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa 02/ 1917 Cách mạng tháng Hai ở Nga Nga hoàng bị lật đổ. Hai chính quyền song song tồn tại Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, lật đổ chế độ phong kiến 11/ 1917 Cách mạng tháng Mười Nga - 25/10/1917, chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt. - Chính quyền Xô viết thành lập do Lê-nin đứng đầu. - Nhân dân lao động Nga được làm chủ đất nước và vận mệnh mình. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới theo đường lối cách mạng vô sản. 1921 – 1925 Chính sách kinh tế mới Xóa bỏ Chính sách Cộng sản thời chiến, thay bằng Chính sách kinh tế mới: - Nông nghiệp: thay trưng thu lương thực bằng thuế lương thực. - Khôi phục công nghiệp nặng - Tự do buôn bán, phát hành đồng rúp mới. - Chuyển đổi từ nền kinh tế Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của Nhà nước. - Tác động đến công cuộc xây dựng CNXH ở một số nước trên thế giới. 2. Các nước tư bản chủ nghĩa 1919 - 1922 Hội nghị Véc –xai và Oa-sinh-tơn - Kí kết hòa ước giữa các nước thắng trận và bại trận. - Các nước bại trận chịu những điều khoản nặng nề = Hình thành trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn và Hội quốc liên. - Mâu thuẫn giữa các đế quốc tiếp tục căng thẳng. 1918 – 1923 Khủng hoảng kinh tế - Kinh tế các nước CNTB không ổn định - Cao trào cách mạng 1918 – 1923 dâng cao Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, Quốc tế Cộng sản thành lập (1919) 1924 - 1929 Thời kì ổn định tạm thời - Kinh tế các nước tư bản ổn định và phát triển, đặc biệt là Mĩ. - Kinh tế bộc lộ nhiều nhược điểm Giai đoạn ổn định tạm thời nhưng ẩn chứa nhiều mầm mống dẫn đến khủng hoảng. 1929 - 1933 Khủng hoảng kinh tế thế giới - Nổ ra đầu tiên ở Mĩ, lan rộng khắp thế giới, tàn phá nặng nề nền kinh tếù, chính trị các nước tư bản, làm xã hội rối loạn. - Phong trào cách mạng bùng nổ Các nước tư bản lối thoát bằng những cách khác nhau: cải cách kinh tế, xã hôi (Anh, Pháp, Mĩ), hoặc thiết lập chế độ phát xít (Đức, I-ta-li-a, Nhật) 1933 - 1939 Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật. - Chủ nghĩa phát xít, quân phiệt lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật, ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. - Liên Xô muốn liên minh với tư bản chống phát xít nhưng bị từ chối. Anh, Pháp dung dưỡng phát xít để chống Liên Xô. Mĩ giữ thái độ trung lập - Mặt trận nhân dân chống phát xít hình thành và thắng lợi ở nhiều nước. - Thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối đầu nhau, làm quan hệ quốc tế luôn căng thẳng. - => Tạo điều kiện cho Đức gây chiến.. 1939 – 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai - Lúc đầu là cuộc chiến giữa hai khối đế quốc. - Sau khi Liên Xô và Mĩ tham chiến, Mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành - Chủ nghĩa phát xít bại trận, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh.. - Hội nghị I-an-ta được triệu tập để thiết lập trật tự thế giới mới. 3. Các nước châu Á 1918 - 1923 Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc - Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc. - Cuộc đáu tranh của nhân dân Mông Cổ, Ấn Độ - Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Á. - Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau. 1924 – 1929 Phong trào giải phóng dân tộc phát triển - Nội chiến ở Trung Quốc. - Phong trào công nhân và những hoạt động của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ., Đảng Cộng sản ở In-đô-nê-xi-a. - Giáng đòn mạnh vào các tếh lực thống trị. 1929 - 1939 Phong trào giải phóng dân tộc và lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. - Đấu tranh chống chế độ phản động Tưởng Giới Thạch và phát xít Nhật ở Trung Quốc. - Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Ấn Độ (1939), Việt Nam (1930). - Thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Việt Nam (1936), In-đô-nê-xi-a (1929) Tạo nên làn sóng cách mạng chống đế quốc, thực dân, phát xít ở các nước châu Á 1939 – 1945 Phong trào GPDT trong Chiến tranh thế giới thứ hai. - Trung Quốc: Kết thúc thắng lợi 8 năm kháng chiến chống Nhật. - Đông Nam Á: nhiều nước giành được độc lập: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a (8/1945), Lào (10/1945) Nhiều nước châu Á giành độc lập, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh tiêu diệt phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1945) 1. Sự phát triển khoa học-kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc. 2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, có nền văn hóa, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế. 3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, qua các bước chính: - Cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản. - Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) - Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936 – 1939) - Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. 5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất av2 tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM CÂU 1: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất 1. Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) ? A. Mâuthuẫn giữa hệ thống chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc. C. Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với các nước Đế quốc. D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. 2. Nước duy nhất không bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1939: A. Liên Xô. B. Anh. C. Pháp. D. Mỹ. CÂU 2: Nối tên nước và chính sách đội ngoại cho đúng Nước Chính sách đối ngoại 1. Liên Xô a. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc 2. Nước Đức (CH Vai-ma) b. Triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. 3. Nước Đức (Hít –le) c. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của phương Tây về kinh tế, chính trị. 4. Mỹ d. Tham gia Hội quốc liên e. Giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột ngoài nước Mỹ. II. TỰ LUẬN 1: Hãy nêu và phân tích những nội dung chính của Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)? 2: Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong thời kì 1917 – 1945? Phần II LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918) CHƯƠNG I VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Bài 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG PHÁP XÂM LƯƠC (TỪ NĂM 1858 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1873) A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN I. LIÊN QUÂN PHÁP - TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858. 1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. - Knh tế: + Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên. + Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”. - Quân sự: lạc hậu. - Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc. - Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam - Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo. - Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp giành lại quyền lực bằng Hiệp ước Véc-xai 1789. - Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á . - Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 - Ngày 31/08/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. - Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. - Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại. II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TÌNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ 1859 – 1862. 1. Kháng chiến ở Gia Định - Tháng 02/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định nhưng gặp nhiều khó khăn do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch ““đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. - Từ năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn. Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”. - Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn Chợ Rẫy (07/1960), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_lich_su_lop_11_phan_3.doc
Giáo án liên quan