Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 13 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 * HS biết:

- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.

- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.

* HS hiểu :

 Quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị, hiểu về hiệu độ âm điện và suy ra loại liên kết.

* HS vận dụng:

Viết được sự hình thành liên kết cộng hóa trị và dựa vào hiệu độâm điện suy ra loại liên kết.

2. Kĩ năng:

 - Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.

 - Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.

3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và hăng hái đóng gốp xây dựng bài.

 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình,

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Bảng giá trị của hiệu độ âm điện (sgk).

2. Chuẩn bị của học sinh:

Học bài cũ, xem phần còn lại của bài.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY

1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Liên kết cộng hóa trị là gì? Liên kết CHT có cực, không cực là gì? Biểu diễn hình thành liên kết của phân tử sau: H2,HCl, O2.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 13 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Ngày soạn: 5/11/2012 Tiết : 25 Ngày dạy: 12/11/2012 BÀI 13: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: - Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất. - Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion. * HS hiểu : Quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị, hiểu về hiệu độ âm điện và suy ra loại liên kết. * HS vận dụng: Viết được sự hình thành liên kết cộng hóa trị và dựa vào hiệu độâm điện suy ra loại liên kết. Kĩ năng: - Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể. - Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và hăng hái đóng gốp xây dựng bài. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng giá trị của hiệu độ âm điện (sgk). 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, xem phần còn lại của bài. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Liên kết cộng hóa trị là gì? Liên kết CHT có cực, không cực là gì? Biểu diễn hình thành liên kết của phân tử sau: H2,HCl, O2. 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion. -GV: Hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết cộng hóa trị có cực, không cực và liên kết ion. - HS: Lắng nghe và so sánh giữa 3 loại liên kết trên. I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ II- ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC 1/ Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion. Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa hai nguyên tử thì ta có liên kết cộng hóa trị không cực. Nếu cặp electron chung lệch về một phía của một nguyên tử thì ta có liên kết cộng hóa trị có cực. Nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử thì ta có liên kết ion. Hoạt động 2: Hiệu độ âm điện - GV: Một cách tưong đối, người ta có thể phân biệt các loại liên kết hóa học bằng hiệu số độ âm điện giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố. - GV: Cung cấp ví dụ, yêu cầu HS thảo luận, trình bày vào bảng trả lời. - HS: Lắng nghe - HS: -Thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên và lần lượt trả lời. 2/ Hiệu độ âm điện HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN LOẠI LIÊN KẾT Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion. Ví dụ1: Phân tử NaCl , HCl, Al2O3, SO3, Cl2, O2. +NaCl Liên kết Na và Cl thuộc loại liên kết ion Ví dụ 2: Cho biết các loại liên kết trong phân tử Na2SO4. Giải: Liên kết giữa Na và O là liên kết ion. Liên kết giữa O và S là liên kết cộng hóa trị có cực. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Thế nào là liên kết cộng hóa trị , liên kết cộng hóa trị không cực , liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion? Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối các loại liên kết hóa học như thế nào? - Đọc 2 bài đọc thêm: “Sự xen phủ các obitan nguyên tử sự lai hóa các obitan nguyên tử” và “Sự tạo thành phân tử H2O, NH3” sgk/65, 66, 67, 68. * RÚT KINH NGHIỆM .. ..... Tuần : 13 Ngày soạn: 5/11/2012 Tiết : 26 Ngày dạy: 13/11/2012 Luyện tập: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: Liên kết cộng hóa trị của các nguyên tử trong hợp chất. * HS hiểu : Cách biểu diễn liên kết cộng hóa trị, phân biệt với liên kết ion. * HS vận dụng: Biểu diễn và giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị. Kĩ năng: Viết công thức e ,công thức cấu tạo,.. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, biết cách sử dụng hợp lí các loại vật dụng làm từ các tinh thể. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài tập liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và làm bài tập. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến trình dạy học: Giới thiệu bài mới: Các nguyên tử, các phân tử, các ion có thể liên kết nhau tạo thành cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, phân tử hay ion. Chúng ta nghiên cứu kĩ về cấu tạo và tính chất các loại mạng tinh thể. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 3: Tinh thể phân tử. -GV: Giới thiệu sơ lược và yêu cầu học sinh nghiên cứu thêm và tự soạn bài. Hoạt động 4: Bài tập 1 - GV: Gọi 4 hs viết công thức e, CTCT của các chất trên. Sau đó gv nhận xét và kết luận. - GV: Gọi 4 hs biểu diễn sự hình thành liên kết của các chất trên, gv nhận xét. - GV: Hướng dẫn và yêu cầu 4 hs giải. - HS: Lắng nghe và tự soạn bài. - HS: Viết công thức e, CTCT của các hợp chất đó. Lắng nghe và ghi chép. - HS: Viết quá trình biểu diễn liên kết của các hợp chất đó. Lắng nghe nhận xét và ghi chép. - HS: Lắng nghe và trình bày. BÀI TẬP Bài1: Viết công thức e và công thức cấu tạo của các hợp chất sau: PH3, C3H8, HI, HBr. Giải: *PH3 H H . . ׀ H : P : H => H – P – H * C3H8 H H H . . . . . . H : C : C : C : H . . . . . . H H H H H H ׀ ׀ ׀ H – C – C – C – H ׀ ׀ ׀ H H H * HI: H : I : => H – I *HBr: H : Br : => H – Br Bài 2: Viết quá trình hình thành liên kết ion của các chất sau: KCl, ZnCl2, BaO, ZnO. Giải: *KCl K → K+ + 1e Cl + 1e → Cl- => Cl- + K+ → KCl *ZnCl2 Zn → Zn2+ + 2e Cl + 1e → Cl- => 2Cl- + Zn2+ → ZnC2 *BaO Ba → Ba2+ + 2e O + 2e → O2- => O2- + Ba2+ → BaO *ZnO Zn →Zn+ + 2e O + 2e → O2- => O2- + Zn2+ → ZnO Bài 3: (Bài 5, 6 sgk trang 64) HS tự giải. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - So sánh liên kết cộng hóa trị, liên kết ion. - Làm các bài tập sgk, xem bài mới. RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần: 13 Ngày soạn:6/11/2012 Tiết: 13 (TC) Ngày dạy: 15/11/2012 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT ION VÀ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về liên kết cộng hóa trị, liên kết ion. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hóa trị của các hợp chất. 3. Thái độ: Nghiêm túc và tự giác giải bài tập. 4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Phiếu bài tập. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Khái niệm về tinh thể nguyên tử và tính chất chung của tinh thể nguyên tử? 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Lý thuyết - GV: Yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm về liên kết ion và liên kết CHT và so sánh các loại liên kết, hs khác nhận xét. Hoạt động 2: Bài tập1 - GV: Phát phiếu học tập. - GV: Hướng dẫn, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. Gv nhận xét. - HS: Trả lời câu hỏi của gv và nhận xét. - HS: Thảo luận và giải theo nhóm để trả lời. I. Lý thuyết: 1. Khái niệm về liên kết ion. 2. Khái niệm liên kết cộng hóa trị, cộng hóa trị có cực và không cực. 3. Hãy so sánh sự khác nhau cơ bản giữa liên kết ion và cộng hóa tri, giữa cộng hóa trị có cực và không cực. II. Bài tập: Bài 1: Trong các chất sau: CaO, MgO, CH4, AlN, NaBr, N2, BCl3, AlCl3. a. Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết giữa hai nguyên tử trong hợp chất trên. b. Chất nào được hình thành bằng liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực và không cưc. Giải: a. CaO: = 2,44 MgO: = 2,13 CH4: =0,35 AlN: = 1,43 N2: = 0 NaBr: = 2,03 BCl3: =1,12 AlCl3: =1,55 Theo chiều tăng dần độ phân cực liên kết là: N2<CH4<BCl3<AlN<AlCl3<NaBr< NgO< CaO b. - Liên kết ion: NaBr, MgO, CaO. - Liên kết cộng hóa trị không cực: N2, CH4. - Liên kết cộng hóa trị phân cực: BCl3, AlN, AlCl3. Hoạt động 3: Bài tập 2 - GV: Hướng dẫn, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. Gv nhận xét. - HS: Thảo luận và giải theo nhóm để trả lời. Bài 2: Cho các nguyên tố A, B, C, có số hiệu nguyên tử lần lượt là 8,16,15. a. Viết cấu hình A, B, C và cho biết vị trí và tên nguyên tố trên. b. Xác định loại liên kết của A, B, C trong hợp chất với hiđro, liên kết nào phân cực nhất. Giải: a. A(z=8): 1s22s22p4 A ở ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA, là nguyên tố oxi. B(z=16): 1s22s22p63s23p4 B ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA, là nguyên tố S. C(z=15): 1s22s22p63s23p3 C ở ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA, là nguyên tố P. b. Trong hợp chất với hiđro như sau: H2O, H2S, PH3. H2O: = 1,24 là lk CHT có cực. H2S: = 0,38 là lk CHT không cực PH3: = 0,01 là lkCHT không cực. Liên kết trong phân tử H2O là phân cực nhất. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Làm bài tập 6 sgk. - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và chuẩn bị bài mới. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_13_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan