PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
I.Văn bản:
Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2. Tục ngữ về con người và xã hội
3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )
4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ĐẶng Thai Mai )
5. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )
6. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )
7. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )
8. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc )
9. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh )
10. Chèo Quan Âm Thị Kính
51 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2640 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Nội dung ôn tập cơ bản và tuyển tập các đề thi Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ BẢN VÀ TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ II
PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7I.Văn bản:Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất2. Tục ngữ về con người và xã hội3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ĐẶng Thai Mai )5. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )6. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )7. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )8. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc )9. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh )10. Chèo Quan Âm Thị KínhII. Tiếng Việt:Thế nào là câu rút gọn? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì?BT SGK/47,48Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại: BT SGK/58,64,65Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65,69Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131III.Tập làm vănTìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minhĐề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “ Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “ . Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người k có ý thức bảo vệ môi trườngTìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thíchĐề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùngEm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88
PHẦN B : TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬNĐỀ 1ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 7Thời gian : 90 PhútI/Trắc nghiệm: (Gồm 10 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, câu 9,10 mỗi câu đúng 0.5 điểm)Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trốngCâu1: Đặc điểm của tục ngữ là: Tính ngắn gọn,…………., giàu hình ảnh và………………Câu2: Theo Hoài Thanh:”Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là………………..suy rộng ra là thương cả………………………Chọn phương án trả lời đúngCâu3: Câu nào sau đây là câu rút gọn?A.Người ta là hoa đất. B. Uống nước nhớ nguồn.C.Một cây làm chẳng nên non. D.Tấc đất,tấc vàng.Câu4: Câu nào không phải là câu đặc biệt?A.Một đêm mùa xuân. B.Tiếng vỗ tay. C.Em Sơn! D.Mây bay.Câu5: Trong câu: “Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.”Trạng ngữ của câu thuộc loại nào?A.Thời gian. B.Không gian. C.Cách thức. D.Nguyên nhân.Câu6: Câu : “Cây bàng này lá đã rụng hết.”Có cụm chủ -vị mở rộng thành phần nào?A.Chủ ngữ B.Vị ngữ C.Định ngữ. D.Bổ
I. LÝ THUYẾT: (4đ )Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( 2đ )Câu 2: Viết một đoạn văn ngằn ( khoảng 4-5 câu ) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu đặc biệtII. LÀM VĂN: (6đ)Đề : Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con ngườiĐáp án: I. Lý thuyết:( 4đ )Câu 1: Giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu ( 0,5đ )- Truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử ( 0,5đ )- Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước (0,5đ )+ Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến (0,5đ )Câu 2: Yêu cầu của đoạn văn- Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, diễn đạt chặt chẽ ( 1,5đ )- Sử dụng đúng câu đặc biệt, có gạch dưới câu đặc biệt có trong đoạn văn ( 0,5đ )II. Làm văn ( 6đ )1. Yêu cầu chung:Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn chứng minh. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đầ bài2. Yêu cầu cụ thể:Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bàia/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.b/ Thân bài:- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.a/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.3. Tiêu chuẩn cho điểm:- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt sai một vào lỗi nhỏ.- Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, có thể sai 4-5 lỗi chính tả, diễn đạt.- Điểm 3: Đáp ứng ½ yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, có thể sai 4-5 lỗi chính tả, diễn đạt.- Điểm 1-2: Bài làm được nhưng sơ sài. Bố cục thiếu mạch lạc sai trên 10 lỗi chính tả, diễn đạt.- Điểm 0: Bài làm lạc đề, không nắm thể loại.
ĐỀ 2 :
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2007-2008)MÔN: NGỮ VĂN 7Thời gian 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )-------------I.Trắc nghiệm: (4điểm) Chọn rồi viết vào giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 4- mỗi câu 0,5 đđiểm)Câu 1: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” viết theo phương thức biểu đạt nào?A Biểu cảm. C. Nghị luận chứng minh.B. Tự sự. D. Nghị luận giải thích.Câu 2: Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?A Chúng ta phải học đi đôi với hành.B. Ai cũng phải học đi đôi với hành.C. Học đi đôi với hành.D. Cả ba câu trên.Câu 3: Câu nào sau đây là câu chủ động?Chúng em đến thăm thầy cô giáo cũ.Em được điểm 10.Chúng em cố gắng học tốt.Các bạn đang chơi đùa dưới sân.Câu 4: Nội dung hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn ” có ý nghĩa loại trừ nhau ?Đúng. B. Sai. Câu 5 (0,5điểmCâu đặc biệt là câu ……………………(1)………………………. . . . . . Câu 6( 0,5điểmChuyển câu bị động sau “Em được mọi người yêu mến” thành câu chủ động.Câu chủ động: …………………………(2)…………………………………. . . . . Câu 7(1điểm): Nối trạng ngữ ở câu A với ý nghĩa của chúng ở cột B cho phù hợp.II.TỰ LUẬN: (6điểm)Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
ĐỀ 3
VIẾT BÀI VĂN SỐ 6
Đề bài: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”MB: - Giới thiệu vai trò của việc học tập với mỗi người: hết sức quan trọng, không học không thể thành người có ích.- Đặt vấn đề: Vậy cần phải học tập như thế nào? ( Giới thiệu, trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.TB: * Giải thích ý nghĩa lời khuyên- Lời khuyên như khẩu hiệu thúc giục mỗi người cố gắng học tập.- Lời khuyên mang ý nghĩa tăng cấp: Học, học nữa, học mãi.+ Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung vào những điều đã học, đã biết.+ Học mãi: học không ngừng, suốt đời.- Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi. Con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi đã có được vị trí nhất định trong xã hội.* Vì sao phải “Học, học nữa, học mãi”?- Kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản ( phải luôn học tập nâng cao để có kiến thức sâu rộng.- Biển học mênh mông, hiểu biết của con người là nhỏ bé ( học tập giúp làm cho tâm hồn, trí tuệ thêm phong phú, góp phần nâng cao giá trị của bản thân.- Học tập giúp ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.- Xã hội luôn vận động, phát triển, không chịu khó học hỏi ( tụt hậu về kiến thức.- Cuộc sống có nhiều người tài giỏi, không học ( tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.* Làm thế nào để thực hiện lời khuyên đó?(Học ở đâu và như thế nào?)- Học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học trên lớp, học trong sách vở, học từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống.- Nắm vững kiến thức cơ bản để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.- Có thể học mọi lúc, mọi nơi.- Cần có kế hoạch học tập cụ thể và ý chí thực hiện kế hoạch đó.- áp dụng những điều học được vào trong cuộc sống.* Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ học tập như thế nào?KB:* Cách 1: Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: Đây là lời khuyên đúng đắn và có ích với mọi người, đặc biệt là người học sinh.* Cách 2: “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
ĐỀ 4
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 7 KÌ II
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước đầu câu trả lời đúng.Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?a. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé b. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sáchc. Thuyền bị gió đẩy ra xa d. Ngôi nhà đã bị ai đó pháCâu 2: Trong câu rút gọn:a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ b. Chỉ có thể vắng vị ngữc. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ d. Chỉ có thể vắng các thành phần phụCâu 3: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?a. Học đi đôi với hành b. Ai cũng học đi đôi với hànhc. Em tôi luôn học đi đôi với hành d. Rất nhiều người học đi đôi với hànhcâu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?a. Mẹ đang nấu cơm b. Lan được thầy giáo khen c. Trời mưa to d. Cơm bị thiu Câu 5: Trong chương trình ngữ văn 7 học kì II, các em đã học được mấy văn bản nghị luận?a. 3 văn bản b. 4 văn bản c. 5 văn bản d. 6 văn bảnCâu 6: Văn bản ‘ Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã đề cập dến sự giản dị của Bác trên những phương diện nào?a. Trong sinh hoạt b. Trong giao tiếp với mọi ngườic. Trong lời nói, bài viết d. Ý a, b, c, đều đúngCâu7: Phương pháp lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản‘Đức tính giản dị của BácHồ »?a. Chứng minh b. Giải thích c. Bình luận d. Giải thích kết hợp với bình luậnCâu 8:có mấy bước làm bài văn lập luận chứng minha. 3 bước b. 4 bước c. 5 bước d. 6 bướcCâu 9: Nối tên văn bản cho phù hợp với tác giả
Tác giả
Tác phẩm
1. Phạm Văn Đồng
A. Ý nghĩa văn chương
2. Đặng Thai Mai
B. Đức tính giản dị của Bác Hồ
3. Hoài Thanh
C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
4. Hồ Chí Minh
D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
II. Tự luận : ( 7 điểm )Câu 1: Viết một đoạn văn khoảng 3- 5 câu nói về việc chấp hành nội quy nhà trường của các bạn hiện nay, trong đó có ít nhất 1 câu bị động.Câu 2:Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim “
*** *** ***
ĐỀ 5
Đề kiểm tra ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
...............................
Câu1. Trong bài thơ “ Thăm lúa” của Trần Hữu Thung có đoạn:
“Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ”
a, Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên?
b, Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được?
Câu2. Hoàn thành các thành ngữ sau, chọn ba thành ngữ giải nghĩa?
- Đem con.....
- Nồi da...
- Rán sành...
- Hồn xiêu...
- Một mất...
- chó cắn...
- Tiến thoái...
- Thắt lưng....
Câu3.Chỉ ra câu rút gọn, và cho biết nó rút gọn thành phần nào? Hãy khắc phục câu rút gon đó?
- Bạn đã học bài chưa?
- Rồi?
Câu4. Hãy ghép các câu đơn sau đây thành câu có cụm C-V làm thành phần ( có thể thêm bớt những từ cần thiết)
a, Lan học giỏi
b, Anh quen biết cậu ấy.
c, Chúng em biết
d, Bạn ấy đẹp
e, Hoa đã gặp bạn ấy
g, Bố mẹ luôn vui lòng
h, Bàn đã hỏng
i, Bạn ấy đã về nhà hôm qua.
Câu5. Cảm nhận của em về bài thơ :
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
(Cảnh khuya- Hồ chí Minh)
ĐỀ 6
Đề kiểm tra ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
...............................
Câu1. Để giải thích lí do vì sao không học bài cũ với mục đích để các bạn trong lớp thông cảm, một học sinh đã trình bày như sau:
Tối qua mẹ mình bị ốm. Bố đi công tác xa. Mình là con lớn trong nhà nên phải thay mẹ làm tất cả mọi việc từ nấu cơm, dỗ con Miu ăn đến mua thuốc, kiếm lá về nấu nước xông cho mẹ. Cu Miu thì quấy, cứ khóc mãi, dỗ thế nào cũng không chịu nín, còn lăn quay ra ăn vạ. Mình ru cho em ngủ được thì trời đã khuya. Suốt đêm, mình lại thức canh chừng cho mẹ, sợ mẹ sốt cao quá.
Theo em, cách trình bày ấy đã đạt yêu cầu chưa? Vì sao? Nếú chưa đạt, em có thể trình bày lại lí do đó thay bài của bạn học sinh ở trên?
Câu2. Hãy cuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cho các câu sau:
a. Thầy giáo khen bạn Lan
b. Có chó cắn con chuột
c. Nhà vua truyền ngôi cho chú bé
d. Thầy giáo nhắc nhở nó phải làm bài tập.
e. Bố thưởng cho con chiếc cặp
Câu3. Xác định kiểu câu trong các trường hợp sau:
Lan vừa trông thấy mẹ về đã nũng nịu:
a. - Mẹ ơi !
b. - Ôi con ! ( Mẹ về đây con )
c. - Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hở mẹ ?
d. - Mẹ sẽ nấu cơm ngay.
Câu4. Hãy chứng minh : Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
ĐỀ 7
ĐỀ THI HỌC Kè II
MÔN NGữ VĂN KHốI 7
THờI GIAN: 90 PHúT
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
a) Câu đặc biệt là gì?
b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó ?
Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!
(Vũ Tú Nam)
Câu 2: (2 điểm)
Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau ?
a) Tấc đất tấc vàng.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 3: (6 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
ĐÁP ÁN : MễN NGỮ VĂN 7 Kè II
Câu 1: (2 điểm)
a) Nêu được định nghĩa câu đặc biệt: (0.5 điểm)
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
b) Học sinh xác định và nêu được tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn (1,5đ )
- Những câu đặc biệt có trong đoạn văn:
+ Ba giây…Bốn giây…Năm giây… (Xác định thời gian) (1 điểm)
+ Lâu quá! (Cảm xúc hồi hộp chờ đợi) (0.5 điểm)
Câu 2: (2điểm)
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm từng câu tục ngữ, mỗi câu đúng được
(1 điểm)
a) Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) so sánh với cái lớn (tấc vàng ) để nói giá trị của đất.
- Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết. Còn “chất vàng “ của đất khai thác mãi cũng không cạn.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa ) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
- Vận dụng trong quá trình trồng lúa giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.
Câu 3: (6 điểm)
I/ Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích.
- Xây dựng bài văn có bố cục ba phần
- Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả.
II/ Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
b) Thân bài: (4 điểm)
Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề:
- Nghĩa đen
+ Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng” là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức… “một sàng khôn”.
- Nghĩa bóng : nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta kinh nghiệm của ông cha cần “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
(lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.)
- Mở rộng bàn luận:
Nêu được mặt trái của vấn đề : đi nhiều mà không học hỏi, không có mục đích của việc học…
c) Kết bài: (1 điểm)
- Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.
Lưu ý:
Nội dung trên chỉ là định hướng chung. Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau; giáo viên cần vận dụng biểu điểm linh họat đánh giá đúng chất lượng làm bài của học sinh
----------------------
ĐỀ 8
ĐỀ THI Môn:Ngữ văn 7Thời gian: 90 phútI/ Trắc nghiệm (3 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào phiếu làm bài .... “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”(Trích: Ngữ văn 7, tập hai)Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác giả và văn bản có chứa đoạn văn trên?A.Phạm Văn Đồng- Đức tính giản dị của Bác Hồ.B.Hoài Thanh- Ý nghĩa văn chương.C.Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.D.Đặng Thai Mai- Sự giàu đẹp của tiêngViệt.Câu 2:Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:A.Tự sự. B.Nghị luận.C.Miêu tả. D.Biểu cảm.Câu 3:Dòng nào sau đây nêu lên luận điểm của đoạn văn?A.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.C..Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Câu 4: Sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong đoạn văn?A. Tiềm tàng, kín đáo. B.Biểu lộ rõ ràng.C.Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. D.Khi tiềm tàng, kín đáo, lúc biểu lộ rõ ràng.Câu 5: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?A. Một B.Hai.C. Ba. D.Bốn.Câu 6: Câu rút gọn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng,dễ thấy.” đã lược bỏ thành phần nào?A.Chủ ngữ và vị ngữ B.Chủ ngữ.C.Vị ngữ. D.Trạng ngữ.II.Tự luận (6 điểm).Câu 1: Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ?Câu 2: Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”.ĐÁP ÁN:I.Trắc nghiệm: (3 điểm)Câu 1: A. Câu 2:B. Câu 3:D.Câu 4:D. Câu 5:C. Câu 6: B.II.Tự luận (6 điểm).Câu 1: -Nêu được suy nghĩ sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”: Nhận ra sự giản dị trong đời sống, sinh hoạt, lời nói và bài viết của Bác.Học tập , noi theo tấm gương của Bác Hồ, (1 điểm)Câu 2:-Bài viết theo phương pháp lập luận chứng minh, học sinh làm rõ câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.-Bài viết rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, có bố cục ba phần rõ ràng.A.Mở bài: Nêu được câu tục ngữ và ý nghĩa của câu tục ngữ (1 điểm).B. Thân bài:- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (1 điểm).- Nêu dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (2 điểm).C.Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.Rút ra bài học cho bản thân(1 điểm)**** *** ***
ĐỀ 9
ĐỀ- ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7I. Phần Trắc nghiệm (3điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi, chọn và chép lại câu trả lời đúng. ..."Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị:"Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi" ...Những chân lý giản dị mà sâu sắc lúc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng". (Trích ngữ văn lớp 7 - tập II)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
C. Sự giàu đẹp của tiếng việt.
Câu 2: Trong những phương án sau, phương án nào thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên ?
A. Sự giản dị của Bác trong tác phong.
B. Sự giản dị của Bác trong lời nói , bài viết.
C. Sự giản dị của Bác trong đời sống, trong quan hệ với mọi người. Câu 3: Trong câu" Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị", dấu phẩy sau chữ "chân lí" có thể thay bằng dấu gì?
A.Dấu chấm phẩy.
B. Dấu gạch ngang.
C. Dấu hai chấm.
Câu 4: Trong câu "Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được", bộ phận trạng ngữ "Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được", có thể đứng ở vị trí nào?
A. Chỉ đứng ở đầu câu .
B. Có thể đứng ở giữa câu .
C. Có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.
Câu 5: Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên, sau cụm từ " không bao giờ thay đổi "... , dùng để:
A. Tỏ ý còn nhiều trường hợp chưa liệt kê hết .
B. Làm giãn nhịp câu văn.
C. Thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở.
Câu 6: Trong câu: "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết ", tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật tu từ nào?
A. So sánh.
B. Liệt kê.
C. Ẩn dụ.
II. Phần Tự luận (7điểm) Nhân dân ta có câu: "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Dựa vào lịch sử đấu tranh, lao động và xây dựng đất nước của nhân dân ta Em hãy chứng minh sự đúng đắn của câu ca dao trên .
ĐỀ 10
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - HỌC KỲ II
I.Phần Trắc nghiệm (3điểm, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm).
Câu 1: B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 2: B. Sự giản dị của Bác trong lời nói , bài viết.
Câu 3: B. Dấu gạch ngang.
Câu 4: C. Có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.
Câu 5: A. Tỏ ý còn nhiều trường hợp chưa liệt kê hết.
Câu 6: B. Liệt kê.
II. Phần Tự luận: (7điểm)
* Yêu cầu:
- Về kiểu bài: Văn chứng minh.
- Luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng. - Bài viết có cảm xúc. 1. Mở bài: (1,5 điểm)
- Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu nói về tình cảm, kinh nghiệm đấu tranh, lao động, xây dựng và bảo vệ đất nước. - Dẫn câu ca dao - Khẳng định sức mạnh của đoàn kết.
2. Thân bài: (4 điểm)
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. (1 điểm)
+ Đoàn kết là sức mạnh giúp con người yêu thương gắn bó với nhau. Làm tăng nghị lực ý chí để dễ dàng đi đến thành công: (1 điểm) + Phát huy tinh thần yêu nước quyết tâm vượt qua mọi thử thách lớn lao ( 1 điểm )
- Đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước ( Thời kì vua Hùng, Hai Bà Trưng…)
- Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ( Dẫn chứng )
+ Đoàn kết trong lao động sáng tạo xây dựng đầy nhiệt tình thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc đem lại những thành công lớn trong lao động sản xuất ( 1 điểm )
- Các công trình thủy điện, nhà máy, xí nghiệp…( Dẫn chứng )3. Kết bài ( 1,5 điểm )
- Ý nghĩa câu ca dao
- Liên hệ bản thân, sức mạnh của đoàn kết….
MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SƯU TẦMChứng minh câu ca dao:"1 cây làm chẳng nên non......."
Đề bài:Chứng minh câu ca dao sau:"Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."BÀI LÀMMB:Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:"Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."TB GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ CÂU CA DAO)Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.(CHỨNG MINH THEO ỪNG THỜI KÌ-THEO THỜI GIAN)Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ng
File đính kèm:
- De cuong on Van 7 Tuyen tap de thi HKII.doc