Câu 1:(4.0 đ)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi :
“Từ xưa đến nay , mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng , thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” ( Trích” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh – Ngữ văn 7,Tập 2)
Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ ấy và phân tích giá trị nghệ thuật của nó ?
Câu 2: (4.0 đ)
Trong đoạn trích sau đây , những câu nào người viết đã rút gọn câu , rút gọn thành phần nào , Hãy chỉ ra và khôi phục thành phần ấy?
“Sáng chủ nhật , trường em tổ chức cắm trại . Sân trường thật đông vui . Chạy loăng quăng . Nhảy dây . Chơi kéo co .
Câu 3: (12.0 đ)
Một số bạn em có phần lơ là học tập . Em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn ấy tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở : Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi môn: Ngữ văn khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề khảo sát học sinh giỏi
môn: ngữ văn khối 7
Câu 1:(4.0 đ)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi :
“Từ xưa đến nay , mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng , thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” ( Trích” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh – Ngữ văn 7,Tập 2)
Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ ấy và phân tích giá trị nghệ thuật của nó ?
Câu 2: (4.0 đ)
Trong đoạn trích sau đây , những câu nào người viết đã rút gọn câu , rút gọn thành phần nào , Hãy chỉ ra và khôi phục thành phần ấy?
“Sáng chủ nhật , trường em tổ chức cắm trại . Sân trường thật đông vui . Chạy loăng quăng . Nhảy dây . Chơi kéo co .
Câu 3: (12.0 đ)
Một số bạn em có phần lơ là học tập . Em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn ấy tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở : Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
đáp án và biểu chấm Ngữ văn 7
Câu 1: Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt , cần đảm bảo các ý sau :
- Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng là phép liệt kê : nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (1.0đ)
- Biện pháp tu từ ấy giúp người đọc có thể hình dung được cụ thể và sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (1.5đ)
- Trong đoạn văn , tác giả còn sử dụng các động từ có chọn lọc : kết thành , lướt qua , nhấn chìm để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước với những sắc thái khác nhau . Tinh thần yêu nước của dân tộc ta được tạo nên bởi sức mạnh đoàn kết , sức mạnh ấy có thể lướt mọi sự nguy hiểm , khó khăn , đồng thời có thể nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước (1.0đ)
Văn bản nói chung và đọan trích nói riêng càng có ý nghĩa khi bài viết được viết trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt , đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước của toàn dân (0.5đ)
Câu 2:
+/ Những câu mà người viết đã rút gọn : (1.0đ)
-Chạy loăng quăng .
-Nhảy dây .
-Chơi kéo co .
+/ Các câu trên rút gọn thành phần chủ ngữ .(0.5đ)
+/ Tuy nhiên , những câu trên người viết rút gọn như vậy là không đúng và không cần thiết , không có tác dụng làm tăng hiệu quả nội dung diễn đạt .(1.5đ)
+/ Có thể khôi phục các thành phần đã bị rút gọn như sau : “Sáng chủ nhật , trường em tổ chức cắm trại . Sân trường thật đông vui . Các em nhỏ thì chạy loăng quăng , một số bạn nữ thì chơi nhảy dây , còn các bạn nam thì chơi kéo co .(1.0đ)
Câu 3: Bài viết của HS cần đảm bảo các yêu cầu sau đây :
-Về hình thức : Đảm bảo bố cục ba phần , trình bày mạch lạc , bài viết sạch đẹp , không sai lỗi chính tả , ….(1.0 đ)
-Về nội dung :
+/Mở bài : HS có thể có những cách mở bài khác nhau , tuy nhiên cần đảm bảo các ý sau :
-HS khẳng định , việc học có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người , cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội (1.0đ)
- Người xưa đã có nhiều câu nói dăn dạy chúng ta về việc học : Ngọc bất trác bất thành khí , nhân bất học bất tri lí, đặc biệt là lời dạy : Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích (1.0đ)
+/ Thân bài :
*/ Giải thích thế nào là học (3.0đ)
-Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người , đã tích luỹ một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội , … muốn tiếp thu tinh hoa tri thức ấy , không có con đường nào khác là phải học , mà phải học suốt đời …
- Học là tiếp thu những tri thức vốn có của nhân loại qua hoạt động học tập ở nhà trường và ngoài xã hội
- Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết , nhằm phục vụ cho công việc cđạt hiệu quả cao hơn ; đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học kĩ thuật đang phát triển chóng mặt thì tri thức của con người là tiền đề vô cùng quan trọng , là ngọn đèn soi sáng trong sự nghiệp và cuộc đời của mỗ con người
*/ Giải thích tại sao: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích (4.0đ)
- Thực trạng hiện nay có nhiều bạn nhận thức lệch lạc mục đích của việc học , dẫn đến hành động sai lầm , bỏ đi chơi , giao du …. đó là cuộc sống không đáng gọi là cuộc sống của con người chân chính . Lúc tỉnh ngộ thì đã muộn .
- Không học đến nơi đến chốn thì sẽ không đủ kiến thức để bước vào đời .
- Trình độ học vấn thấp dẫn đến suy nghĩ tiếp thu kém từ đó không có khả năng làm tốt mọi công việc.
- Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay nếu không học chúng ta sẽ không đáp ứng được nhu cầu càng cao của xã hội.
+/ Kết bài: (2.0đ)
- Học là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người.
-Biển học là vô bờ nên chúng ta phải: Học, học nữa, học mãi!(Lê Nin) và làm theo như lời Bác Hồ dạy: Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân.
- Có học tập như vậy thì chúng ta mới thực sự trưởng thành con người có ích, công dân tốt của xã hội.đồng thời thúc đẩy xã hội phát triển.
(Tuỳ thuộc vào cách diễn đạt của HS , GV linh động trong quá trình chấm )
File đính kèm:
- De HSG Ky II .doc