Đề1:
1/Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo keo đất? (3đ)
2/Qua tính chất của mỗi loại đất, em hãy phân biệt đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sở đá?(4đ)
3/ Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?(1đ)
4/ Nêu khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào và cho biết kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào là kĩ thuật như thế nào?(2đ)
Đề 2:
1/Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?(4đ)
2/Đặc điểm, tính chất của đất phèn và đất mặn? (3đ)
3/ Mục đích, ý nghĩa của công tác sản xuất giống cây trồng(1đ).
4/ Nêu ý nghĩa của công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
Trình bày khái niệm và phân loại độ phì nhiêu của đất. (2đ)
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn: Công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2009
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Công Nghệ 10
¯
Đề:
Đề1:
1/Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo keo đất? (3đ)
2/Qua tính chất của mỗi loại đất, em hãy phân biệt đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sở đá?(4đ)
3/ Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?(1đ)
4/ Nêu khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào và cho biết kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào là kĩ thuật như thế nào?(2đ)
Đề 2:
1/Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?(4đ)
2/Đặc điểm, tính chất của đất phèn và đất mặn? (3đ)
3/ Mục đích, ý nghĩa của công tác sản xuất giống cây trồng(1đ).
4/ Nêu ý nghĩa của công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
Trình bày khái niệm và phân loại độ phì nhiêu của đất. (2đ)
2-Đáp án:
1/a- Là những phân tử có kích thước <1/1000mm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù(trạng thái lơ lửng trong nước). (1,5đ)
b-Cấu tạo keo đất Gồm:
-Nhân keo.
-Lớp ion quyết định điện (Nằm ngoài nhân):
+Mang điện âm: Keo âm.
+Mang điện dương: Keo dương.
-Lớp ion bù (Nằm ngoài lớp ion quyết định điện ) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện gồm 2 lớp:
+Lớp ion bất động.
+ lớp ion khuyếch tán.
Keo đất có khả năng trao đổi ion của mình ở ion khuyếch tán với các ion của dung dịch đất . Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng . (1,5đ)
2/Tính chất:
Đất xám bạc màu(2đ)
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá(2đ)
-Tầng đất mặt mỏng. Thành phần cơ giới nhẹ: tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít.đất thường bị khô hạn.
-Đất chua hoặc rất chua, nghèo chất dinh dưỡng , nghèo mùn.
-Số lượng vi sinh vật trong đất ít. Hoạt động của vi sinh vật đất yếu
-Hình thành phẩu diện đất không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn.
-Sét và limon cuốn trôi đi, trong đất cát sỏi chiếm ưu thế.
-Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng .
-Số lương vi sinh vật ít, họat động của vi sinh vật đất yếu.
3/Mục đích, ý nghĩa công tác khảo nghiệm giống cây trồng,
- Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh là việc làm cần thiết.
- Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận.
Như vậy, một giống cây trồng mới chọn tạo hoặc mới nhập nội, nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm.
4/.Nuôi cấy mô tế bào: Là phương pháp tách rời mô, tế bào đem nuôi cấy trong một môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô cơ quan và phát triển thành cây mới.
- Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào :
Là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hóa, phản phân hóa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo, vô trùng.
Đề 2:
1/Biện pháp cải tạo và sử dụng :
Đất xám bạc màu (2đ)
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá(2đ)
a-Biện pháp cải tạo :
-Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp líà ngăn chặn rửa trôi, xói mòn .
-Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp líà tăng mùn và tăng kết cấu của đất .
-Bón vôi cải tạo đất à khử chua.
-Luân canh cây trồng :Cây họ đậu, cây lương thực , cây phân xanh.àcải tạo đất .
b-Sử dụng đất xám bạc màu :
Thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn:Khoai lang, thuốc lá...
Biện pháp công trình :Làm ruộng bậc thang à hạn chế xói mòn .
Trồng thêm cây ăn quả à bảo vệ đất .
Biện pháp nông học:
Canh tác theo đường đồng mứcà hạn chế xói mòn .
Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng à tăng mùn.
Bón vôi à khử chua.
Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng .
Trồng cây thành băng.
Canh tác nông, lâm kết hợp.
Trồng cây bảo vệ đất , bảo vệ rừng đầu nguồn, biện pháp quan trọng hàng đầu là trồng cây phủ xanh đất .
2/Đặc điểm, tính chất :
Đất phèn(1,5đ)
Đất mặn(1,5đ)
-Thành phần cơ giới nặng.Tầng mặt khi khô cứng, nứt nẻ
-Đất rất chua. pH < 4. Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng (Al3+ ; Fe3+ ; CH4 ; H2S...)
-Độ phì nhiêu thấp.
-Hoạt động của vi sinh vật yếu
.-Thành phần cơ giới nặng. Tỉ lệ sét từ 50%à60%. Đất chặt, thấm nước kém.Khi bị ướt,đất dẻo, dính. Khi bị khô, đất nứt nẻ, cứng.
-Chứa nhiều muối tan NaCl, Na2SO4
nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng .
-Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
-Hoạt động của vi sinh vật yếu.
3/ Mục đích, ý nghĩa của công tác sản xuất giống cây trồng
-Duy trì củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống.
-Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà.
-Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất .
4/ Ý nghĩa của công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:
- Nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp.
- Hệ số nhân cao.
- Sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
- Sản phẩm nhân giống sạch bệnh.
(1đ)
* Khái niệm và phân loại độ phì nhiêu của đất
a. Khái niệm độ phì nhiêu của đất
- Là khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng để cây trồng cho năng suất cao (0,5đ)
b. Phân loại
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Do thảm thực vật tự nhiên tạo nên (0,25đ)
- Độ phì nhiêu nhân tạo: Do tác động canh tác của con người tạo nên (0,25đ)
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Mai Văn Phương Thái Thành Tài
File đính kèm:
- De kt1t-hk1.doc