Câu 1: Một dung dịch chứa 0,1 mol Fe2+ ; 0,2 mol Al3+ ; a mol Cl- và b mol SO42- . Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị a, b lần lượt là (Cho: Fe = 56; Al = 27; Cl = 35,5; S = 32; O = 16)
A. 0,2 mol; 0,3 mol. B. 0,3 mol; 0,2 mol. C. 0,1 mol; 0,2 mol. D. 0,2 mol; 0,1 mol.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết năm học 2008 - 2009 môn: hóa học, lớp 11, ban nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN: HÓA HỌC, LỚP 11, BAN NÂNG CAO
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
---------------------------------------------
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Một dung dịch chứa 0,1 mol Fe2+ ; 0,2 mol Al3+ ; a mol Cl- và b mol SO42- . Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị a, b lần lượt là (Cho: Fe = 56; Al = 27; Cl = 35,5; S = 32; O = 16)
A. 0,2 mol; 0,3 mol. B. 0,3 mol; 0,2 mol. C. 0,1 mol; 0,2 mol. D. 0,2 mol; 0,1 mol.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng.
A. Khả năng dẫn điện của các dung dịch tăng dần theo thứ tự: ancol etylic, natri clorua, axit axetic, kali sunfat.
B. pH của dung dịch Fe(NO3)3 bằng 7.
C. Hiđro clorua lỏng không dẫn điện nhưng dung dịch của chất này trong nước dẫn điện.
D. Hòa tan CuBr2 vào axeton thu được dung dịch màu nâu dẫn điện.
Câu 3: Có thể phân biệt ba dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. BaCO3. B. giấy quì tím. C. Al. D. Zn.
Câu 4: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch trên được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là
A. (4),(1), (2),(3). B. (2),(3), (4),(1). C. (1),(2), (3),(4). D. (3),(2), (4),(1).
Câu 5: Cho các cặp chất sau:
Na2CO3 + BaCl2
(NH4)2CO3 + Ba(OH)2
Ba(HCO3)2 + K2CO3
BaCl2 + MgCO3
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
A. (1),(2), (3),(4). B. (2),(3), (4). C. (1) (2), (3). D. (1), (3).
Câu 6: Trong các kết quả sau:
(1): Dung dịch axit một nấc 0,1M có K = 1.10-4 có pH lớn hơn pH của dung dịch axit một nấc 0,1M có K = 4.10-5 .
(2) Dung dịch HCl 0,1M có pH nhỏ hơn pH của dung dịch HCl 0,01M.
(3) Dung dịch NaOH 0,1M có pH bằng pH của dung dịch Ba(OH)2 0,1M.
(4) Dung dịch HCl 0,01M có pH lớn hơn pH của dung dịch H2SO4 0,01M.
Kết quả không đúng là (coi Ba(OH)2 và H2SO4 trong dung dịch điện li hoàn toàn theo hai nấc)
A. (1); (3). B. (1); (2); (4). C. (1); (2). D. (2); (3).
Câu 7: Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường (Cho: Ba = 137; Cl = 35,5; H = 1; O = 16)
A. trung tính. B. bazơ. C. axit . D. không xác định.
Câu 8: Mỗi phân tử và ion trong dãy sau vừa có tính axit, vừa có tính bazơ. Chọn kết quả đúng.
A. ZnO, Al2O3, HCO3-, H2O. B. NH4+, HCO3-, CH3COO-, H2O.
C. HCO3-, Al2O3, Al3+, BaO. D. HSO4- , ZnO, Al2O3, HCO3-.
Câu 9: Cho dung dịch CH3COOH 0,1 M. Tính nồng độ mol/lít ion H+ và ion CH3COO- trong dung dịch tại thời điểm cân bằng, biết hằng số phân li axit của CH3COOH là Ka = 10-4,76.
A. [H+] = [CH3COO-] = 0,1 mol/lít. B. [H+] = [CH3COO-] = 10-2,88mol/lít.
C. [H+] = [CH3COO-] = 10-2,34mol/lít. D. [H+] = [CH3COO-] = 10-4,76mol/lít.
Câu 10: Trộn 100 ml dung dịch có pH =1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/lít, thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+] [OH-] = 10-14, bỏ qua sự điện li của nước)
A. 0,30. B. 0,15. C. 0,12. D. 0,03.
Câu 11: Biết trong dung dịch:
NH4+ D NH3 + H+ ; K = 10-9,24
Nhúng mẫu quì tím vào dung dịch NH4Cl nồng độ 0,1 mol/lít, mẫu quì tím sẽ
A. chuyển sang không màu. B. chuyển sang màu đỏ.
C. không đổi màu. D. chuyển sang màu xanh.
Câu 12: Trộn 100 ml dung dịch (gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là (biết trong mọi dung dịch [H+] [OH-] = 10-14) (coi Ba(OH)2 và H2SO4 trong dung dịch điện li hoàn toàn theo hai nấc, thể tích chất rắn không đáng kể)
A. 1. B. 2. C. 6. D. 7.
Câu 13: Có bốn dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư), rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) lần lượt vào bốn dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Trong dung dịch tồn tại cân bằng:
CH3COOH D CH3COO- + H+
Tác động làm giảm độ điện li của CH3COOH trong dung dịch là:
A. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH.
B. Chia dung dịch trên thành 3 phần bằng nhau.
C. Thêm vài giọt dung dịch HCl.
D. Pha loãng dung dịch.
Câu 15: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, NaClO. Số chất điện li là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 16: Những ion nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Cu2+, Fe3+, Cl-, SO42-. B. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.
C. Ba2+, Al3+, Cl-, HSO4-. D. K+, HSO4-, OH-, PO43-.
Câu 17: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, AgNO3, K2CO3, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 2. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 18: Trộn 150 ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250 ml dung dịch HCl 2M. Thể tích (lít) khí CO2 (đktc) thoát ra là
A. 5,04. B. 2,52. C. 5,6. D. 3,36.
Câu 19: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa; những dung dịch có pH > 7 là
A. NH4Cl, NaHSO4, CH3COONa. B. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.
C. Na2CO3, KCl, NH4Cl. D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.
Câu 20: Để làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất CaCl2, MgCl2, BaCl2 cần dùng hai hóa chất lần lượt là
A. dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4. B. dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.
C. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH. D. dung dịch Na2SO4, dung dịch HCl.
Câu 21: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KOH, Mg(NO3)2; dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4, Mg(NO3)2 . B. HNO3, NaCl, Na2SO4 .
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2 . D. HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4 , KOH.
Câu 22: Theo Bron – stêt, dãy gồm toàn phân tử và ion chỉ có tính bazơ là
A. NH4+ , HCO3-, S2-. B. Zn(OH)2, HSO4-, Na+.
C. CO32-, CH3COO- , HCl. D. NaOH, PO43-, H2PO2-.
Câu 23: Pha loãng 10 ml dung dịch HCl vào nước thành 250 ml, dung dịch thu được có pH = 3. Nồng độ mol/lít của dung dịch HCl trước khi pha loãng là
A. 0,015M. B. 0,25M. C. 0,025M. D. 0,15M.
Câu 24: Dung dịch axit fomic 0,004M có pH = 4,0 có độ điện li bằng
A. 0,25 %. B. 2,5 %. C. 1 %. D. 10 %.
Câu 25: pH của các dung dịch HCl 0,001M và dung dịch Ba(OH)2 0,005M (coi Ba(OH)2 trong dung dịch điện li hoàn toàn theo hai nấc) lần lượt bằng
A. 2 và 2,3. B. 2 và 11,7. C. 3 và 2. D. 3 và 12
Câu 26: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/lít, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = 100x. B. y = 2x. C. y = x + 2. D. y = x – 2.
Câu 27: Dãy chất nào dưới đây gồm các chất sau khi phân li trong nước đều tham gia phản ứng thủy phân?
A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl. B. KI, K2SO4, K3PO4 .
C. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, NaNO3 . D. AlCl3, Na3PO4, K2SO3.
Câu 28: Khi pha loãng dần dần dung dịch axit sunfuric đặc, ta thấy
A. độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu giảm dần, sau đó lại tăng dần.
B. độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu tăng dần, sau đó lại giảm dần.
C. độ dẫn điện của dung dịch tăng dần.
D. độ dẫn điện của dung dịch giảm dần.
Câu 29: Có dung dịch NaOH 0,01M. Nhận xét nào dưới đây đúng?
A. pH = 12 và [Na+] > [OH-]. B. pH = 12 và [Na+] = [OH-] = 10-2M.
C. pH = 2 và [Na+] = [OH-] = 10-2M. D. pOH = 2 và [Na+] < [OH-] = 10-2M.
Câu 30: Phương trình điện li nào dưới đây được biểu diễn đúng?
A. BaCO3 ® Ba2+ + CO32- B. HNO3 D H+ + NO3-
C. Cu(OH)2 ® Cu2+ + 2OH- D. NaOH D Na+ + OH-
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- KIEMTRA1TIETHOA11NCCHUONG1HAY.doc