Câu 1: Nhà văn Nguyễn Du hiệu là:
A. Ức Trai B. Tố Như C. Thanh Hiên D. Tùng Niên
Câu 2: Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” tác giả khắc họa hình ảnh:
A. Mùa xuân ấm áp, yên bình. B. Một lễ hội truyền thống xa xưa.
C. Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều. D. Thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống.
Câu 3: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần nào của tác phẩm “Truyện Kiều”?
A. Gặp gỡ và đính ước B. Gia biến và lưu lạc C. Đoàn tụ D. Một phần khác
Câu 4: Những hình ảnh: “tựa cửa, quạt nồng, ấp lạnh” thể hiện nỗi nhớ của Thuý Kiều hướng đến ai khi Kiều ở lầu Ngưng Bích?
A. Kim Trọng B. Cha mẹ C. Thuý Vân D. Cha mẹ và Kim Trọng
Câu 5: Khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau là vì:
A. Thúy Kiều không đẹp bằng Thúy Vân.
B. Thúy Vân là em, Thúy Kiều là chị
C. Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều
D. Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân để làm nền nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10, Tiết 47 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP: .. TUẦN 10 - TIẾT 47
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ 1:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Nhà văn Nguyễn Du hiệu là:
A. Ức Trai B. Tố Như C. Thanh Hiên D. Tùng Niên
Câu 2: Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” tác giả khắc họa hình ảnh:
A. Mùa xuân ấm áp, yên bình. B. Một lễ hội truyền thống xa xưa.
C. Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều. D. Thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống.
Câu 3: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần nào của tác phẩm “Truyện Kiều”?
A. Gặp gỡ và đính ước B. Gia biến và lưu lạc C. Đoàn tụ D. Một phần khác
Câu 4: Những hình ảnh: “tựa cửa, quạt nồng, ấp lạnh” thể hiện nỗi nhớ của Thuý Kiều hướng đến ai khi Kiều ở lầu Ngưng Bích?
A. Kim Trọng B. Cha mẹ C. Thuý Vân D. Cha mẹ và Kim Trọng
Câu 5: Khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau là vì:
A. Thúy Kiều không đẹp bằng Thúy Vân.
B. Thúy Vân là em, Thúy Kiều là chị
C. Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều
D. Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân để làm nền nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều.
Câu 6: Năm sinh, năm mất của Nguyễn Du là:
A. 1765 – 1820 B. 1765 – 1821 C. 1767 – 1820 D. 1822 - 1888
Câu 7: Câu “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” dùng nghệ thuật là:
A. Thủ pháp ước lệ. B. Điển tích, điển cố. C. So sánh. D. Điệp ngữ.
Câu 8: Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” được xem là:
A. Tùy bút. B. Truyện ngắn C. Tiểu thuyết lịch sử D. Hồi kí
II. Ghép một ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp: (1 điểm)
A
B
Trả lời
1. Vũ Thị Thiết
a. Là người con gái phúc hậu, đoan trang.
1. "
2. Thuý Kiều
b. Là người con gái tài sắc vẹn toàn.
2. "
3. Thuý Vân
c. Là người con gái dịu dàng, mực thước.
3. "
4. Kiều Nguyệt Nga
d. Là người phụ nữ đẹp kiêu kì.
4. "
e. Là người phụ nữ nết na, xinh đẹp.
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)
“Trước xe.tạm ngồi,
Xin cholạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu.,
Giữa đường lâm phải.đã phần.”
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" và tác phẩm “Truyện Kiều” em hiểu gì về xã hội phong kiến lúc bấy giờ? (2 điểm)
Câu 2: Hãy đóng vai nhân vật Thúy Kiều, viết những dòng nhật kí bộc lộ tâm trạng của mình khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích (bài văn ngắn). (4 điểm)
ĐÁP ÁN
NGỮ VĂN 9
TUẦN 10 - TIẾT 47
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
B
B
B
D
A
B
C
II. Ghép nối: (1 điểm); (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1 " e; 2 " b; 3 " a; 4 " c
III. Điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) (Mỗi từ đúng 0,25 điểm)
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.”
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Xã hội trọng nam khinh nữ.
- Xã hội bất nhân, không chú ý đến tình người.
- Xã hội luôn coi thường người phụ nữ, họ phải chịu nhiều nỗi bất hạnh.
Câu 2: Học sinh viết đúng yêu cầu: (4 điểm)
- Thể loại: Tự sự (kể chuyện tưởng tượng).
- Hình thức: Đóng vai, viết nhật kí.
- Nội dung: Bộc lộ được tâm trạng buồn, cô đơn, tuyệt vọng, hốt hoảng trước hoàn cảnh. Đồng thời, diễn tả cụ thể nỗi nhớ hướng đến Kim Trọng và cha mẹ.
* Diễn đạt đúng, đủ nội dung, tình cảm sâu sắc, cảm nhận tốt và có hướng đồng cảm với nhân vật.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_lop_9_tuan_10_tiet_47_truong_thcs.doc