Câu 1: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai bộc lộ qua tình huống:
a. Khi nghe tin làng mình theo giặc. b. Khi ông đi tản cư.
c.Khi ông ngồi nghe đọc báo. d. Cuộc đối thoại với bà Hai.
Câu 2: Bài thơ: “ Đồng chí” của Chính Hữu, được sáng tác trong thời gian nào?
a. Kháng chiến chống Mỹ. b. Kháng chiến chống Pháp.
c. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đuổi Mỹ. d. Đất nước hoà bình.
Câu 3: Văn bản "Chiếc lược ngà" viết về đề tài:
a. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng.
b. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
c. Tình quân dân trong kháng chiến.
d. Tình đồng đội trong gian khổ, thiếu thốn.
Câu 4: Cảm giác thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của ông Hai khi nghe làng mình theo giặc là:
a. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.
b. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.
c. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.
d. Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15, Tiết 75 - Đề 1 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP: .. TUẦN 15 - TIẾT 75
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ 1:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai bộc lộ qua tình huống:
a. Khi nghe tin làng mình theo giặc. b. Khi ông đi tản cư.
c.Khi ông ngồi nghe đọc báo. d. Cuộc đối thoại với bà Hai.
Câu 2: Bài thơ: “ Đồng chí” của Chính Hữu, được sáng tác trong thời gian nào?
a. Kháng chiến chống Mỹ. b. Kháng chiến chống Pháp.
c. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đuổi Mỹ. d. Đất nước hoà bình.
Câu 3: Văn bản "Chiếc lược ngà" viết về đề tài:
a. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng.
b. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
c. Tình quân dân trong kháng chiến.
d. Tình đồng đội trong gian khổ, thiếu thốn.
Câu 4: Cảm giác thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của ông Hai khi nghe làng mình theo giặc là:
a. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.
b. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.
c. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.
d. Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.
Câu 5: Hình ảnh "bếp lửa" và "người bà" luôn gắn bó mật thiết với nhau, vì:
a. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng.
b. Bếp lửa là do tay bà chăm chút, là tình bà ấm nóng.
c. Bà là hình ảnh người phụ nữ nông thôn, người phụ nữ Việt Nam.
d. Bếp lửa gắn bó với những khó khăn, gian khổ đời bà.
Câu 6: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài ca về:
a. Người lao động. b. Các loài cá trên biển.
c. Biển trời bao la, rộng lớn. d. Nhịp độ khẩn trương, hăng say của những người trẻ tuổi.
Câu 7: Trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa": Sau khi gặp gỡ anh thanh niên, cô kĩ sư trẻ đã yên tâm hơn về quyết định của mình, vì:
a. Ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái.
b. Bó hoa anh thanh niên tặng cô.
c. Những điều cô được nghe qua câu chuyện của anh thanh niên và những điều cô khám phá từ trang sách đang đọc dở của anh.
d. Động lực mạnh mẽ từ bác tài xế và cuộc sống, công việc của anh thanh niên.
Câu 8: Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" rất thành công về nghệ thuật, đặc sắc nhất là:
a. Miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn. b. Xây dựng tình huống truyện.
c. Miêu tả sự vật hiện tượng độc đáo. d. Kể chuyện hấp dẫn.
II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm)
Cột A (Bài thơ)
Cột B (Tập thơ)
Trả lời
1. Đồng chí
a. Trời mỗi ngày lại sáng
1"
2. Đoàn thuyền đánh cá
b. Vầng trăng quầng lửa
2"
3. Ánh trăng
c. Hương cây - Bếp lửa
3"
4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
d. Ánh trăng
4"
e. Đầu súng trăng treo
III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (0,5 điểm)
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng ..
Chung bát đũa .đấy
Võng mắc đường xe chạy
Lại đi, lại đi ..thêm.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
IV. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào cuối mỗi câu sau: (0,5 điểm)
1. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ. (Qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên truyến đường Trường Sơn).
2. Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn".
3. Bài "Chiếc lược ngà" có ý nghĩa nhắn nhủ người đọc về tình yêu quê hương đất nước.
4. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận được sáng tác dựa trên mạch cảm xúc về thiên nhiên đất nước, lao động.
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ sau: "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng". (Bếp lửa)
Hình ảnh "ngọn lửa" có ý nghĩa gì? (1 điểm)
Câu 2: Qua bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", hình ảnh người lính được khắc hoạ như thế nào? (1,5 điểm)
Câu 3: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài "Ánh trăng", hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn? (3,5 điểm)
ĐÁP ÁN
NGỮ VĂN 9 - PHẦN VĂN
TIẾT PPCT: 75; Tuần 15
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Phương án đúng
a
b
b
c
a
a
c
a
II. Nối mỗi ý ở cột A và một ý ở cột B cho phù hợp: (1 điểm)
1 " e; 2 " a; 3 " d; 4 " b
III. Điền từ ngữ thích hợp: (0,5 điểm)
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
IV. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào cuối mỗi câu sau: (0,5 điểm)
1 - Đ
2 - Đ
3 - S
4 - Đ
(Trường hợp học sinh điền đúng (Đ) tất cả hoặc sai (S) tất cả thì không ghi điểm.)
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu mà là ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Khơi gợi ý nghĩa trừu tượng và khái quát. (1 điểm)
Câu 2: Hình ảnh người lính lạc quan, là chủ thể trữ tình xuyên suốt bài thơ. (1,5 điểm)
Câu 3: Lời văn sáng sủa, cảm xúc chân thành, viết đúng yêu cầu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. (3,5 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_lop_9_tuan_15_tiet_75_truong_thcs.doc