1. Trong các loài sau, loài nào có khả năng tự dưỡng?
a. Trùng giày b. Trùng sốt rét c. Trùng roi d. Trùng biến hình
2. Trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ:
a. Sắc tố của màng cơ thể b. Màu sắc các hạt diệp lục
c. Màu của điểm mắt d. Màu của môi trường
3. Trùng giày sinh sản vô tính bằng cách:
a. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể
b. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể
c. Phân đôi bất kì chiều nào của cơ thể
d. Phân đôi theo chiều ngang và chiều dọc của cơ thể
4. Khi gặp điều kiện sống không thuận lợi, động vật nguyên sinh:
a. Nằm im bất động b. Sẽ chết
c. Sẽ dồn vào một chỗ d. Sẽ kết bào xác
5. Trùng giày di chuyển bằng:
a. Roi bơi b. Lông bơi c. Chân giả d. Lộn đầu
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học Lớp 7 - Tuần 9, Tiết 18 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN :............................. MÔN : SINH HỌC 7
Điểm
LỚP : 7 TUẦN : 9 – TIẾT : 18
A. Trắc nghiệm: (3 điểm).
Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau:
1. Trong các loài sau, loài nào có khả năng tự dưỡng?
a. Trùng giày b. Trùng sốt rét c. Trùng roi d. Trùng biến hình
2. Trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ:
a. Sắc tố của màng cơ thể b. Màu sắc các hạt diệp lục
c. Màu của điểm mắt d. Màu của môi trường
3. Trùng giày sinh sản vô tính bằng cách:
a. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể
b. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể
c. Phân đôi bất kì chiều nào của cơ thể
d. Phân đôi theo chiều ngang và chiều dọc của cơ thể
4. Khi gặp điều kiện sống không thuận lợi, động vật nguyên sinh:
a. Nằm im bất động b. Sẽ chết
c. Sẽ dồn vào một chỗ d. Sẽ kết bào xác
5. Trùng giày di chuyển bằng:
a. Roi bơi b. Lông bơi c. Chân giả d. Lộn đầu
6. Tầng keo của sứa dày có tác dụng:
a. Giúp cơ thể chúng rắn chắc hơn b. Giúp chúng bơi lội giỏi hơn
c. Giúp chúng dễ nổi trên mặt nước d. Giúp chúng trốn tránh kẻ thù
7. Các động vật nào sau đây sống tự do?
a. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng roi xanh
b. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng giày
c. Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng biến hình
d. Trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình
8. Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua:
a. Đường tiêu hóa b. Đường hô hấp c. Đường máu d. Da bàn chân
9. Giun đũa dinh dưỡng bằng cách nào?
a. Tự dưỡng b. Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều
c. Dị dưỡng d. Thực hiện qua màng cơ thể
10. Trong ngành ruột khoang, loài nào có thể sống cộng sinh:
a. Sứa b. Thủy tức c. Hải quỳ d. San hô
11. Sán lá gan được xếp vào ngành nào?
a. Giun tròn b. Giun đốt c. Giun dẹp d. Ruột khoang
12. Điều không đúng khi nói về giun đũa:
a. Sống ký sinh trong ruột người b. Có khả năng di chuyển nhiều và linh hoạt
c. Thuộc ngành giun tròn d. Cơ thể có vỏ cuticun bảo vệ
B. Tự luận: (7 điểm).
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh. (2 điểm)
Câu 2: Trình bày cấu tạo trong của thủy tức. (2 điểm)
Câu 3: Viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan. (2 điểm)
Câu 4: Tại sao khi mổ động vật không xương sống bao giờ cũng mổ từ mặt lưng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời
c
b
a
d
b
c
d
d
b
c
c
b
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1:
Đặc điểm chung của ngành ĐVNS: (Mỗi ý đúng 0,5đ)
- Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
- Kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi.
Câu 2:
Cấu tạo trong của thủy tức:
- Thành cơ thể có 2 lớp: (1đ)
+ Lớp ngoài gồm: tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ, tế bào sinh sản.
+ Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hóa.
- Giữa 2 lớp có tầng keo mỏng. (0,5đ)
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (gọi là ruột túi). (0,5đ)
Câu 3:
Vòng đời sán lá gan: (Mỗi giai đoạn đúng 0,25đ)
Trứng "Ấu trùng lông "Ấu trùng trong ốc Ấu trùng có đuôi
Môi trường nước
Trâu, bò Bám vào rau, bèo Kết kén
Câu 4: Khi mổ ĐVKXS bao giờ cũng mổ từ mặt lưng vì để giữ nguyên hệ thần kinh nằm ở mặt bụng. (1đ)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_sinh_hoc_lop_7_tuan_9_tiet_18_truong_thcs.doc