Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Khối 7 - Tuần 23 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Câu đặc biệt là:

a. Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.

b. Câu bị lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

c. Câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ.

d. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

Câu 2: Trong các ý sau, ý nào không nói lên tác dụng của việc rút gọn câu?

a. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

b. Làm cho câu đầy đủ, chính xác, rõ nghĩa.

c. Tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

d. Ngụ ý hành động, đặc điểm là của chung mọi người.

Câu 3: Việc tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết hướng đến mục đích:

a. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.

b. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

c. Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.

d. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

Câu 4: Các câu “Một Hai Ba Tiếng bước chân.” là:

a. Câu đặc biệt b. Câu đơn. c. Câu ghép. d. Câu rút gọn.

Câu 5: Trong các câu sau, câu đặc biệt là:

a. Cô ấy còn rất trẻ. b. Nội tôi là người hiền lành. c. Mưa! d. Mặt trời đã lên cao.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Khối 7 - Tuần 23 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tam Thanh KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 7 Họ và tên: Tuần: 23 - Tiết: 90 Lớp: Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo. A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1: Câu đặc biệt là: a. Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ. b. Câu bị lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. c. Câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ. d. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu 2: Trong các ý sau, ý nào không nói lên tác dụng của việc rút gọn câu? a. Làm cho câu ngắn gọn hơn. b. Làm cho câu đầy đủ, chính xác, rõ nghĩa. c. Tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. d. Ngụ ý hành động, đặc điểm là của chung mọi người. Câu 3: Việc tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết hướng đến mục đích: a. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ. b. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn. c. Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định. d. Làm cho câu ngắn gọn hơn. Câu 4: Các câu “MộtHaiBaTiếng bước chân.” là: a. Câu đặc biệt b. Câu đơn. c. Câu ghép. d. Câu rút gọn. Câu 5: Trong các câu sau, câu đặc biệt là: a. Cô ấy còn rất trẻ. b. Nội tôi là người hiền lành. c. Mưa! d. Mặt trời đã lên cao. Câu 6: Trạng ngữ trong câu “Ngày mai, tôi đi học thể dục.” biểu thị: a. Nguyên nhân diễn ra hành động. b. Mục đích diễn ra hành động. c. Thời gian diễn ra hành động. d. Nơi chốn diễn ra hành động. Câu 7: Câu rút gọn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã lược bỏ thành phần: a. Chủ ngữ b. Vị ngữ c. Trạng ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ Câu 8: Những câu đặc biệt “Tiếng reo! Tiếng vỗ tay!” có tác dụng: a. Gọi đáp b. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc. c. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. d. Bộc lộ cảm xúc. II. Đánh dấu (+) vào phía sau các câu đặc biệt, dấu (– ) vào các câu rút gọn. (1 điểm) 1. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 2. Nắng! 3. Học đi đôi với hành. 4. Gió. Mưa. Não nùng. III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) 1. Mục đích của việc rút gọn câu là làm cho câu.., vừa., vừa ..những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 2. Công dụng của trạng ngữ là xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Hãy xác định trạng ngữ trong câu “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” và chuyển những trạng ngữ vừa tìm được sang những vị trí khác nhau. (3 điểm). - Trạng ngữ: . - Chuyển trạng ngữ: +.. +.. Câu 2: Đặt 2 câu có thành phần trạng ngữ. Phân tích thành phần câu. (1 điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 dòng) với chủ đề nói về sự đổi mới của quê hương em. Trong đó có sử dụng câu có trạng ngữ chỉ thời gian, câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn (gạch chân các trạng ngữ đó). (2 điểm) ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7 Tuần 23 - Tiết 90 A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 d b d a c c a c II. Đánh dấu (+) vào phía sau các câu đặc biệt, dấu (– ) vào các câu rút gọn. (1 điểm) 1. Học ăn, học nói, học gói, học mở. (-) 2. Nắng! (+) 3. Học đi đôi với hành. (-) 4. Gió. Mưa. Não nùng. (+) III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) 1. gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp lại. 2. đầy đủ, chính xác. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trạng ngữ: từ nghìn đời nay HS chuyển đúng các vị trí đã học. Yêu cầu ghi rõ ràng, đúng chính tả. Câu 2: (1 điểm) HS đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp và phân tích đầy đủ. Câu 3: (2 điểm) HS viết đoạn văn theo yêu cầu. Nội dung đầy đủ, văn phong trong sáng, rõ ràng.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_tieng_viet_khoi_7_tuan_23_truong_thcs_tam.doc