Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Lớp 8 - Tuần 15 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Trường từ vựng là tập hợp của những từ:

 a. Có ít nhất một nét chung về nghĩa.

 b. Giống nhau một cách hoàn toàn về nghĩa.

 c. Giống nhau về từ loại.

 d. Giống nhau về âm thanh.

Câu 2: Trường từ vựng nào sau đây chưa chính xác?

a. Xinh đẹp, xấu xí, ưa nhìn.

b. Thiếu niên, thanh niên, trung niên.

c. Hoa hồng, hoa lan, hoa huệ.

d. Nóng, mát mẻ, rét, lạnh nhạt.

Câu 3: Những từ nào sau đây không thuộc trường từ vựng: “Trí tuệ”?

 a. Thông minh, nhanh trí b. Ngu ngốc, đần độn

 c. Sáng suốt, tinh khôn d. Thong manh, sáng sủa

Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

 a. cong queo b. nhấp nhổm c. bập bềnh d. vun vút

Câu 5: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?

 a. óc ách b. rì rầm c. rúm ró d. huỳnh huỵch

Câu 6: Trong câu " Thầy cô chính là những người đã đưa em đến tương lai tươi sáng." Từ nào dưới đây là trợ từ?

 a. chính b. những c. là d. đến

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Lớp 8 - Tuần 15 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN:.. MÔN: TIẾNG VIỆT 8 LỚP: ... TUẦN: 15 - TIẾT: 60 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO Đề 1: Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào ý của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. ( 3 điểm ) Câu 1: Trường từ vựng là tập hợp của những từ: a. Có ít nhất một nét chung về nghĩa. b. Giống nhau một cách hoàn toàn về nghĩa. c. Giống nhau về từ loại. d. Giống nhau về âm thanh. Câu 2: Trường từ vựng nào sau đây chưa chính xác? a. Xinh đẹp, xấu xí, ưa nhìn. b. Thiếu niên, thanh niên, trung niên. c. Hoa hồng, hoa lan, hoa huệ. d. Nóng, mát mẻ, rét, lạnh nhạt. Câu 3: Những từ nào sau đây không thuộc trường từ vựng: “Trí tuệ”? a. Thông minh, nhanh trí b. Ngu ngốc, đần độn c. Sáng suốt, tinh khôn d. Thong manh, sáng sủa Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? a. cong queo b. nhấp nhổm c. bập bềnh d. vun vút Câu 5: Từ nào dưới đây là từ tượng hình? a. óc ách b. rì rầm c. rúm ró d. huỳnh huỵch Câu 6: Trong câu " Thầy cô chính là những người đã đưa em đến tương lai tươi sáng." Từ nào dưới đây là trợ từ? a. chính b. những c. là d. đến Câu 7: Trong câu: “ Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng”. Từ nào là thán từ? a. phải b. vâng c. là d. thế Câu 8: Trong câu: “Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.” Từ nào là tình thái từ? a. chăng b. có c. thì d. nhớ Câu 9: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp nói quá? Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. Học ăn, học gói, học nói, học mở. Câu 10: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh? a. Anh nên ăn nói tế nhị hơn một chút. b. Anh ăn nói cẩn thận lại đi. c. Anh nói như vậy mà nghe được à? d. Tất cả đều đúng Câu 11: Câu ghép là câu: a. Có hai hay nhiều cụm C-V cấu tạo thành. b. Do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. c. Do hai hay nhiều cụm C-V bao chứa nhau tạo thành. d. Tất cả đều đúng. Câu 12: Câu nào dưới đây là câu ghép: Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Những đóa hoa nở về đêm thường có mùi hương quyến rũ. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi tôi nếu tôi có ngày trở về. Mùa xuân, hoa mơ hoa mận nở trắng cả núi rừng. II. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống: ( 1 điểm ) Những chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX như Phan Bội Châu//Phan Châu Trinh vốn xuất thân nhà nho, nhưng lại là những con người tiên tiến của thời đại mới//Họ vẫn mang cốt cách Nho gia, vẫn có dáng dấp của những bậc hào kiệt, trượng phu// phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất//// giàu sang không thể làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục//. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) - Đặt hai câu với thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. - Đặt hai câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn chủ đề về thầy cô hoặc tình bạn, có sử dụng câu ghép, gạch chân dưới các câu ghép và chỉ ra quan hệ giữa các vế của câu ghép. (3 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ 1: A. Trắc nghiệm: I. Khoanh tròn: (3 điểm) mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1a, 2d, 3d, 4d, 5c, 6a, 7b, 8a, 9c, 10a, 11b, 12c. II. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống: ( 1 điểm ) Những chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vốn xuất thân nhà nho, nhưng lại là những con người tiên tiến của thời đại mới. Họ vẫn mang cốt cách Nho gia, vẫn có dáng dấp của những bậc hào kiệt, trượng phu “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” ( giàu sang không thể làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục). B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Hai thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá: + Trơn như mỡ. + Đi guốc trong bụng. Hai câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. + Khuya rồi, mời bà đi nghỉ. + Anh hát chưa được hay lắm. Câu 2: (3 điểm). Học sinh viết đúng theo chủ đề, câu cú rõ ràng, đúng ngữ pháp, trình bày mạch lạc. (1,5 điểm ) Chỉ ra câu ghép và xác định được quan hệ giữa các vế của câu ghép(1,5 điểm )

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_tieng_viet_lop_8_tuan_15_truong_thcs_tam.doc