Câu 1: Câu “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” là kiểu câu:
a. Câu trần thuật. b. Câu nghi vấn. c. Câu cầu khiến. d. Câu cảm thán.
Câu 2: Câu phủ định có đặc điểm:
a. Thể hiện theo thứ bậc quan trọng của sự việc. b. Phản bác một ý kiến, một nhận định.
c. Thông báo, nhận định, miêu tả. d. Thể hiện theo thứ tự trước sau.
Câu 3: Khi viết thường được kết thúc bằng dấu chấm than là kiểu câu:
a. Câu cầu khiến. b. Câu trần thuật. c. Câu nghi vấn. d. Câu phủ định.
Câu 4: Câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đế đỡ lấy tay hắn” là câu có trật tự từ theo cách:
a. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm của lời nói.
b. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
c. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
d. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
Câu 5: Xác định vai xã hội trong lời đôió thoại sau:
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
Hồng! Mày muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”
a. Quan hệ trên – dưới. b. Quan hệ thân - sơ.
c. Quan hệ ngang - hàng. d. Quan hệ giai cấp
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt Lớp 8 - Tuần 33, Tiết 130 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 8
LỚP: .. TUẦN: 33 - TIẾT: 130
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
ĐỀ 1:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm).
I. Khoanh tròn vào phương án đúng nhất ở các ý trả lời của mỗi câu hỏi (8 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu 1: Câu “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” là kiểu câu:
a. Câu trần thuật. b. Câu nghi vấn. c. Câu cầu khiến. d. Câu cảm thán.
Câu 2: Câu phủ định có đặc điểm:
a. Thể hiện theo thứ bậc quan trọng của sự việc. b. Phản bác một ý kiến, một nhận định.
c. Thông báo, nhận định, miêu tả. d. Thể hiện theo thứ tự trước sau.
Câu 3: Khi viết thường được kết thúc bằng dấu chấm than là kiểu câu:
a. Câu cầu khiến. b. Câu trần thuật. c. Câu nghi vấn. d. Câu phủ định.
Câu 4: Câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đế đỡ lấy tay hắn” là câu có trật tự từ theo cách:
a. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm của lời nói.
b. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
c. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
d. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
Câu 5: Xác định vai xã hội trong lời đôió thoại sau:
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
Hồng! Mày muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”
a. Quan hệ trên – dưới. b. Quan hệ thân - sơ.
c. Quan hệ ngang - hàng. d. Quan hệ giai cấp
Câu 6: Hành động nói dùng để báo tin là:
a. Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. b. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
c. Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? d. Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của sự sắp xếp trật tự từ trong câu:
a. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
b. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
c. Vì được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
d. Đảm bảo về sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
Câu 8: Câu cầu khiến là câu:
a. Thời oanh liệt nay còn đâu? b. Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
c. Không, chúng con không đói nữa đâu. d. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
II. Nối một ý ở cột A với mỗi ý ở cột B cho phù hợp. (4 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Câu phủ định.
a. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
1
2. Câu cầu khiến.
b. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
2
3. Câu cảm thán.
c. Ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo
3
4. Câu trần thuật
d. Hỏi, trình bày, (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán)
4
e. Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết)
5
III. Điền vào chỗ trống những nội dung phù hợp:(4 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
1. Vai xã hội là vị trí của đối với người khác trong cuộc thoại.
2. Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người ..
nói được gọi là một lượt lời.
3. Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác,
cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
4. Nhiều khi, im lặng khi đến cũng là một cách biểu thị thái độ.
B. Tự luận: 6 điểm
Câu 1: Thay đổi trật tự từ câu sau theo 4 cách mà không làm thay đổi nội dung cơ bản của câu “ Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.” (2 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng các kiểu câu mà các em đã học. Chỉ ra các kiểu câu đã sử dụng trong đoạn văn. (ít nhất là 2 kiểu câu, gạch chân các câu đó). (4 điểm)
.. .
.. . .
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
A. Trắc nghiệm: (4 điểm).
I. Khoanh tròn: 2 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)
1a, 2b, 3a, 4c, 5c, 6d, 7c, 8d
II. Nối ý: (1 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1b, 2c, 3e, 4a.
III. Điền: (1 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1. Người tham gia hội thoại.
2. Tham gia hội thoại.
3. Tránh nói tranh lượt lời.
4. Lượt lời của mình.
B. Tự luận: (6 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
GV căn cứ vào bài làm của HS để linh động cho điểm.
Câu 2: (4 điểm)
- Học sinh viết đoạn văn đúng theo chủ đề tự chọn.
- Chỉ ra được và gạch chân các kiểu câu đã sử dụng trong đoạn văn.
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 8
LỚP: .. TUẦN: 33 - TIẾT: 130
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
ĐỀ 2:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm).
I. Khoanh tròn vào phương án đúng nhất ở các ý trả lời của mỗi câu hỏi (8 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu 1: Câu “Xin chớ bỏ qua.” là kiểu câu:
a. Câu trần thuật. b. Câu cầu khiến. c. Câu nghi vấn. d. Câu cảm thán.
Câu 2: Nội dung phù hợp với nghĩa của từ tiêu khiển trong câu “hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển” là:
a. Làm giàu b. Vui chơi, giải trí c. Trả thù d. Luyện tập binh pháp
Câu 3: Những từ thuộc loại từ phủ định là:
a. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào. b. Ôi, than ôi, hỡi ơi.
c. Ai, gì, nào, sao. d. Không, chưa, đâu có phải.
Câu 4: Câu “Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu” là câu có trật tự từ như thế nào?
a. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm của lời nói.
b. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
c. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
d. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
Câu 5: Những từ “Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào” thuộc:
a. Từ nghi vấn b. Từ ngữ cảm thán c. Từ cầu khiến d. Từ ngữ phủ định
Câu 6: Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp, vì:
a. Vai xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.
b. Trong hội thoại, ai cũng được nói.
c. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội.
d. Để giữ lịch sự.
Câu 7: Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng:
a. Cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa.
b. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
c. Thông báo, xác nhận, phản bác một ý kiến, một nguyện vọng.
d. Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết.
Câu 8: Trong các câu sau, câu trần thuật là:
a. Ông giáo hút trước đi.
b. Hãy nghe tôi nói.
c. Thôi đừng lo lắng.
d. Cuộc đời cách mạng thật là sang.
II. Nối một ý ở cột A với mỗi ý ở cột B cho phù hợp. (4 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Anh xin hứa
a. Hỏi
1
2. Song anh có cho phép em mới dám nói.
b. Trình bày
2
3. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
c. Điều khiển
3
4. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
d. Bộc lộ cảm xúc
4
e. Hứa hẹn
5
III. Điền vào chỗ trống những nội dung phù hợp:(4 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
a. Câu nghi vấn là câu có những từ như
...
b. Câu cảm thán là câu có những từ ngữ ..như .
...
c. Câu cầu khiến là câu có những từ .. như ...
d. Câu phủ định là câu có những từ ngữ .như ...
B. Tự luận: 6 điểm
Câu 1: Tục ngữ phương tây có câu: Im lặng là vàng.
Theo em nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào? (2 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các kiểu câu mà các em đã học. Chỉ ra các kiểu câu đã sử dụng trong đoạn văn. (ít nhất là 2 kiểu câu, gạch chân các câu đó)
(4 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm: (4 điểm).
I. Khoanh tròn: 2 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)
1b, 2b, 3d, 4c, 5c, 6a, 7a, 8d
II. Nối ý: (1 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1e, 2c, 3b, 4a.
III. Điền: (1 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm)
a. ...nghi vấn ... ai, gì, nào, sao, ...?
b. ...cảm thán ... ôi, hỡi ơi, than ôi, ...
c. ...cầu khiến ... hãy, đừng, chớ, ...
d. ...phủ định ... không, chẳng, chả, ...
B. Tự luận: (6 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
- Nó sẽ đúng trong trường hợp cần im lặng để giữ bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác,
- Sai: Im lặng trước những hành vi sai trái, trước áp bức bất công, Vì đó là dại khờ, hèn nhát.
Câu 2: (4 điểm)
- Học sinh viết đoạn văn đúng theo chủ đề tự chọn.
- Chỉ ra được các kiểu câu trong đoạn văn.
Họ và tên: . BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: .
Hoàn thành bài thơ “Tức cảnh Pác bó” của Hồ Chí Minh.
Sáng ra bờ , tối vào ..
Cháo bẹ rau măng, vẫn ..
Bàn đá chông chênh dịch
Cuộc đời . thật là sang.
Họ và tên: . BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: .
* Điền các kiểu câu đã học vào nội dung đã cho sao cho phù hợp.
Câu có tác dụng dùng để hỏi là câu .
Câu có tác dụng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc là câu .
Câu có tác dụng dùng để yêu cầu, đề nghị là câu .
Câu không có đặc điểm của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán là câu .
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_tieng_viet_lop_8_tuan_33_tiet_130_truong.doc