Đề kiểm tra 1 tiết Văn 7

Phần I : Trắc nghiệm(3 điểm): Hãy khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi .

1/ Chủ đề của văn bản “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” là:

A- Vai trò của nhà trường đối với con người.

B- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.

C- Cả hai chủ đề trên.

2/ Cuộc chia tay trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" là cuộc chia tay giữa ai với ai?

 A- Chia tay của búp bê B- Chia tay của anh em

 C- Chia tay của cha mẹ D- Có tất cả các cuộc chia tay trên

3/ Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" được viết bằng phương pháp biểu đạt nào

 A-Miêu tả C-Biểu cảm

 B-Tự sự D-Nghị luận

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người ra đề: Nguyễn Thị Phương Hà đề kiểm tra 1 tiết văn 7 A- MA trận: Mức độ Lĩnh vực, nội dung Nhận biết Thụng hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Cổng trường mở ra - Mẹ tụi 1 0.25 Cuộc chia tay của những con bỳp bờ 1 0.25 Cảm nghĩ trong đờm thanh tĩnh 1 1 0.5 Những cõu hỏt than thõn 1 0.25 Sụng nỳi nước Nam - Phũ giỏ về kinh 1 0.25 Bài ca Cụn Sơn 1 0.25 Bạn đến chơi nhà 1 0.25 Bỏnh trụi nước 1 1 0.5 3 Qua Đốo Ngang 1 1 0.5 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 1 0.25 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 1 4 Cộng 1.5 1.5 3 4 3 7 Đề RA: Họ và tờn : đề kiểm tra 1 tiết văn 7 Phần I : Trắc nghiệm(3 điểm): Hãy khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi . 1/ Chủ đề của văn bản “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” là: A- Vai trò của nhà trường đối với con người. B- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. C- Cả hai chủ đề trên. 2/ Cuộc chia tay trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" là cuộc chia tay giữa ai với ai? A- Chia tay của búp bê B- Chia tay của anh em C- Chia tay của cha mẹ D- Có tất cả các cuộc chia tay trên 3/ Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" được viết bằng phương pháp biểu đạt nào A-Miêu tả C-Biểu cảm B-Tự sự D-Nghị luận 4/ Vì sao em biết bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1 ? A- Vì văn bản nêu ý kiến đánh giá , bình luận . B- Vì văn bản bày tỏ tình cảm , cảm xúc C- Vì văn bản trình bày diễn biến sự việc D- Vì văn bản tái hiện trạng thái sự vật , con người. 5/ Tìm ý nghĩa của điệp từ “thương thay” trong văn bản “Những câu hát than thân” A- Đồng cảm sâu sắc với thân phận người khác. B- Cảm thán về nổi khổ của người khác. C- Nhấn mạnh nỗi khổ của người khác. D- Thông cảm với những nỗi khổ khác nhau của con người. 6/ Chủ đề chung của hai bài thơ "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh" là gì? A- Tự hào dân tộc, hào khí chiến thắng, khát khao hoà bình . B- Tự hào dân tộc, khát khao hoà bình. C- Hào khí chiến thắng, khát khao hoà bình. D- Tự hào dân tộc, hào khí chiến thắng. 7/ Nhận xét về sự phối hợp tả, kể, cảm trong “Bài ca Côn Sơn” ? A- Có tả và có biểu cảm. B- Có tả, có kể và có biểu cảm. C- Có kể và có biểu cảm. D- Chỉ tả và kể, không biểu cảm. 8/ Tìm nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” A- Chỉ có một mình ta. B- Chỉ có hai chúng ta hôm nay. C- Thông cảm vì chúng ta là bạn. D- Chỉ cần hai tấm lòng đến với nhau là đủ. 9/Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương sáng tác bằng chữ Hán. A- Đúng. B- Sai. 10/ Chủ đề của văn bản “ Qua Đèo Ngang” là gì ? A- Cảnh sống đìu hiu ở Đèo Ngang. B- Một phút chạnh lòng nhớ quê hương. C- Một thoáng thương nhà, nhớ nước trước cảnh trời đất hoang vu. D- Cảm thương những người đi qua Đèo Ngang. 11/ “ Qua Đèo Ngang” là kiểu văn bản : A- Tự sự B- Miêu tả. C- Tự sự kết hợp miêu tả. D- Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự. 12/Điều mà Hạ Tri Chương muốn nói trong bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”: A- Nỗi xót xa khi trở về quê lại trở thành người xa lạ. B- Thời gian đã làm tiêu tan tình quê hương. C- Niềm vui lẫn nỗi buồn khi về quê sau thời gian xa cách quá lâu. D- Tấm lòng của một viên quan lớn đối với quê hương. Phần II : Tự luận (7 điểm) 1- Hãy chép lại nguyên văn bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ, nhà thơ muốn nói lên điều gì? (3 điểm) 2- Viết một đoạn văn ngắn phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ Đỗ Phủ được biểu hiện qua khổ thơ cuối của văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” (4 điểm) ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... đáp án: Phần I- Trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C D C B D A B D B C D C Phần II- Tự luận: 1/ - Học sinh chép được đầy đủ, chính xác bài thơ "Bánh trôi nước" (1 điểm) - Học sinh trả lời được thông qua việc miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất trong trắng, son sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa và cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. (2 điểm) 2/ - Học sinh viết được đoạn văn ngắn phân tích được ý nghĩa và giá trị biểu cảm của đoạn thơ cuối: nhà thơ thông qua việc miêu tả nỗi thống khổ của bản thân để biểu hiện nỗi thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”, để biểu hiện thảm hoạ bần cùng của xã hội của thời đại mà tác giả đang sống. Khi đọc đến câu “Than ôi ! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.” Thì ta nhận ra nhà thơ không chỉ vì sự bất hạnh của chính mình mà than thở. Trong đêm thu bị mưa vùi gió dập ấy, điều quay cuồng trong đầu óc nhà thơ không chỉ là chuyện “riêng lều ta nát” mà còn là tình cảnh mọi ngôi nhà tranh của “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ” đều rách nát. Đó chính là tấm lòng nhân đạo của Đổ Phủ, thương người như thể thương thân.

File đính kèm:

  • dockiem tra van 1 tiet.doc