Đề kiểm tra 45 phút Công nghệ Lớp 9 - Trường THCS Dịch Vọng (Có đáp án)

1) Để xây dựng được một thực đơn hợp lí, cần dựa trên cơ sở:

a. Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.

b. Đặc điểm của các thành viên trong gia đình.

c. Điều kiện kinh tế của gia đình.

d. Cả ba đáp án trên.

 2) Nguyên liệu nào không được dùng để làm món nộm su hào.

a. Tôm

b. Cá.

c. Thịt

d. Su hào.

 3) Dụng cụ nào không được dùng phổ biến trong mỗi phần ăn khi đặt bàn ăn theo phong cách phương Tây:

 a. Khăn ăn.

 b. Dĩa.

 c. Đũa.

 d. Ly rượu.

 4) Các tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra trong khi nấu ăn:

 a. Đứt tay.

 b. Bỏng nước sôi.

 c. Cháy nổ bình gas.

 d. Cả ba đáp án trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút Công nghệ Lớp 9 - Trường THCS Dịch Vọng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng THCS DÞch Väng §Ò kiÓm tra 1 tiÕt M«n: c«ng nghÖ 9 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM:(2,5 điểm) Câu1: ( 1điểm)Nối các câu ở cột A với câu ở cột B để được lời chú thích hợp lí: Cột A Cột B 1. Tủ cất giữ thực phẩm (hoặc tủ lạnh) nên đặt gần . 2. Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở ... 3. Bếp đun đặt .. 4. Kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong nên đặt .. a) Cạnh bếp đun b) Vào một góc của nhà bếp. c) Gần cửa ra vào nhà bếp. d) Khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm. Câu 2 (2 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: 1) Để xây dựng được một thực đơn hợp lí, cần dựa trên cơ sở: a. Giá trị dinh dưỡng của thực đơn. b. Đặc điểm của các thành viên trong gia đình. c. Điều kiện kinh tế của gia đình. d. Cả ba đáp án trên. 2) Nguyên liệu nào không được dùng để làm món nộm su hào. a. Tôm b. Cá. c. Thịt d. Su hào. 3) Dụng cụ nào không được dùng phổ biến trong mỗi phần ăn khi đặt bàn ăn theo phong cách phương Tây: a. Khăn ăn. b. Dĩa. c. Đũa. d. Ly rượu. 4) Các tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra trong khi nấu ăn: a. Đứt tay. b. Bỏng nước sôi. c. Cháy nổ bình gas. d. Cả ba đáp án trên. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 3 (1,5 điểm) Hãy kể tên các dụng cụ nhà bếp thường dùng: - Dụng cụ cắt thái: - Dụng cụ để trộn: - Dụng cụ đo lường: . - Dụng cụ nấu nướng: .. - Dụng cụ dọn rửa: - Dụng cụ bảo quản thức ăn: . Câu 4: (2 điểm) Nêu các biện pháp sử dụng an toàn các dụng cụ, thiết bị nhà bếp cầm tay: - Khi sử dụng: + Các dụng cụ sắc, nhọn: + Các dụng cụ, thiết bị có tay cầm:.. + Các vật dụng dễ cháy - Lấy những vật dụng trên cao: - Bê những đồ dùng nấu sôi: - Rơi vãi thức ăn trơn trượt trên sàn nhà: Câu 5: (1,5 điểm) Vai trò, vị trí của nghề nấu ăn trong cuộc sống con người? Câu 6: (2 điểm) Trình bày các bước sơ chế món nộm su hào? Đáp án bài kiểm tra 1 tiết môn công nghệ 9 I. Trắc nghiệm 3 điểm Câu1: 1 điểm 1.- c ; 2.- d ; 3.- b; 4 - a Câu 2: 2 điểm a. đáp án D 0,5 điểm. b. đáp án B 0,5 điểm. c. đáp án C 0,5 điểm. d. đáp án D 0,5 điểm. II. Tự luận (7 điểm) Câu 3: 1,5 điểm - .: các loại dao, thớt,.. - .: các loại thìa, dĩa, thau,.. - .: cân, thìa, bát, chai,.. - .: nồi, soong, chảo, nồi cơm điện, lò nướng,. - .: bát, đĩa, thìa, đũa,.. - .: rổ, thau, chậu, bùi nhùi, giẻ lau,.. - .: lồng bàn, tủ chứa thức ăn,. Câu 4: - Khi sử dụng: + Các dụng cụ sắc, nhọn: phải cẩn thận, làm xong phải đặt đúng vị trí thích hợp. + Các dụng cụ, thiết bị có tay cầm: tay cầm cần được siết chặt ốc và đặt ở vị trí thích hợp. + Các vật dụng dễ cháy: để xa bếp lửa. - Lấy những vật dụng trên cao: phải cẩn thận tránh đổ vỡ. - Bê những đồ dùng nấu sôi: phải hết sức cẩn thận để không đánh đổ, rơi, vãi thức ăn làm trơn trượt trên nền nhà. - Rơi vãi thức ăn trơn trượt trên sàn nhà: phải quét dọn sạch sẽ, lau khô sàn nhà. Câu 5: - Con người muốn khỏe mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó ăn uống đóng vai trò quan trọng nhất. - Cơ thể con người luôn đòi hỏi phải có đủ dinh dưỡng để được phát triển tốt, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, tăng cường sinh lực, tăng cường sức lao động. - Nghề nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu của con người. Chính nghề này đã giúp cho con người có được những món ăn ngon hợp khẩu vị, đáp ứng nhu cầu ăn uống trong gia đình và ngoài xã hội. - Nghề nấu ăn thể hiện nét văn hóa ẩm thực đặc thù của dân tộc, vì vậy cần được vận dụng và phát huy. Câu 6: - Su hào: + Gọt rửa sạch, thái lát mỏng hoặc thái sợi; + Trộn đều với 1 thìa muối, để khoảng 5 phút , rửa lại, vắt ráo nước . + Cho su hào vào thau (âu) sạch cùng với 2 thìa súp đường, trộn đều (để giữ lại độ giòn), cho nước chanh vào, nêm hơi chua ngọt. - Tôm: rửa sạch, cho vào soong cùng một thìa cà phê muối, đậy nắp lại, nấu khoảng 10 phút; tôm chin, bóc vỏ chừa đuôi, rút bỏ chỉ đất ở sống lưng, nếu tôm to nên chẻ đôi. - Thịt ba chỉ: + Luộc chín, thái sợi hoặc thái lát mỏng như su hào. + Ngâm tôm, thịt với nước mắm + chanh + tỏi + ớt pha loãng. - Lạc: rang vàng, xát vỏ, giã giập. - Hành khô: thái mỏng, rán (phi) vàng, để ráo mỡ. - Rau răm, mùi tàu, rau thơm: nhặt, rửa sạch, thái (xắt) nhỏ. - Ớt: ½ tỉa hoa; ½ băm nhỏ. - Tỏi: bóc vỏ, băm nhỏ. - Làm nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng: Hòa nước chanh (hoặc giấm) + đường + tỏi + ớt + nước mắm ngon, quấy đều, nêm vừa ăn.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_cong_nghe_lop_9_truong_thcs_dich_vong_co.doc