Đề kiểm tra 60 phút Hóa học Lớp 11 - Nitơ và hợp chất của Nitơ

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là: A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2.

Bài làm : amoni nitrit : NH4NO2  N2 + 2H2O . Đây là phản ứng điều chế Nito quan trọng các bạn nên nhớ, đa số bài kiểm tra hay ra.  B

Câu 2. Trong điều thường, N2 là một chất tương đối trơ về mặt hóa học là do

A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững. B. phân tử N2 có kích thước nhỏ.

C. phân tử N2 không phân cực. D. nitơ có độ âm điện nhỏ hơn oxi.

 Bài làm : Câu này ko cần nghĩ nhiều, lí thuyết sgk đã ghi rồi.  A

Câu 3. Cho 10,8 gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thu được 13,44 lít hh khí X gồm NO2 và NO. Tính dX/H2 so với H2.

A. 17 B. 18 C. 18,5 D. 19

Bài làm : Để tìm được tỉ khối 2 khí trên ta phải tìm được tỉ lệ số mol từ đó  M trung bình  dX/H2 :

Ta có : nNO2 + nNO = 13,44/22,4= 0,6 mol (1)

Theo dlbt electron :

Số mol e nhường = sô mol e nhận : 1.nNO2 + 3.nNO = 1,2 (2)

Từ (1) (2)  nNO2 =0,3 ; nNO = 0,3. Vậy nNO2 = nNO  = (46+30)/2 = 38  có tỉ khối với H2 là 38/2 = 19.  D

Câu 4. Các số oxi hóa có thể có của nitơ là

A. 0, +1, +2, +3, +4, +5. B. -3, 0 , +1, +2, +3, +5. C. -3, 0 , +1, +2, +3, +4, +5. D. 0, +1, +2, +5.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 60 phút Hóa học Lớp 11 - Nitơ và hợp chất của Nitơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA : NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ (11A) Thời gian : 60 phút Họ và tên : Nguyễn Thành Tín 11B1 HS Trường THPT số II ĐP - QN Đây là bài kiểm tra mà tôi tải về từ baigiang.bachkim.vn quên mất tác giả. Bài này chưa có đáp án và bài giải xin mạo phép làm cho các bạn tham khảo, nếu có sai xót liên hệ mail trên. Thanks!. Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là: A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2. Bài làm : amoni nitrit : NH4NO2 à N2 + 2H2O . Đây là phản ứng điều chế Nito quan trọng các bạn nên nhớ, đa số bài kiểm tra hay ra. à B Câu 2. Trong điều thường, N2 là một chất tương đối trơ về mặt hóa học là do A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững. B. phân tử N2 có kích thước nhỏ. C. phân tử N2 không phân cực. D. nitơ có độ âm điện nhỏ hơn oxi. Bài làm : Câu này ko cần nghĩ nhiều, lí thuyết sgk đã ghi rồi. à A Câu 3. Cho 10,8 gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thu được 13,44 lít hh khí X gồm NO2 và NO. Tính dX/H2 so với H2. A. 17 B. 18 C. 18,5 D. 19 Bài làm : Để tìm được tỉ khối 2 khí trên ta phải tìm được tỉ lệ số mol từ đó à M trung bình à dX/H2 : Ta có : nNO2 + nNO = 13,44/22,4= 0,6 mol (1) Theo dlbt electron : Số mol e nhường = sô mol e nhận : 1.nNO2 + 3.nNO = 1,2 (2) Từ (1) (2) à nNO2 =0,3 ; nNO = 0,3. Vậy nNO2 = nNO à = (46+30)/2 = 38 à có tỉ khối với H2 là 38/2 = 19. à D Câu 4. Các số oxi hóa có thể có của nitơ là A. 0, +1, +2, +3, +4, +5. B. -3, 0 , +1, +2, +3, +5. C. -3, 0 , +1, +2, +3, +4, +5. D. 0, +1, +2, +5. Bài làm : C Câu 5. Cho các phản ứng sau: NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O. Trong phản ứng trên thì NO2 A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử. C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Bài làm : Xét phản ứng : Nitơ từ +4 lên +5 và xuống +3 vậy trong phản ứng trên NO2 thực chất là Nitơ vừa thể hiện tính oxh vừa thể hiện tính khử. àC Câu 6. Để hoà tan 8,4 gam Fe cần dùng tối thiểu bao nhiêu ml dd HNO3 4M; (biết NO là sản phẩm khử duy nhất) A. 150 ml B. 120 ml C. 100 ml D. đáp án khác. Bài làm : Bài này có 2 cách : Cách 1 : Đây là cách thông thường : Viết PTPƯ : Fe + 4HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + 2H2O Từ số mol của Fe ta có thể dễ dàng à sô mol HNO3 = 0,15*4 = 0,6 mol à Thể tích = n/Cm = 0,6/4=0,15 (lit) = 150 ml. Cách 2 : Đây là cách giải nhanh ko cần viết pt : Nhận xét rằng : Theo đlbt nguyên tố thì số mol HNO3 = nNO3- ( trong muối ) + n khí. Nhận thấy nNO = nFe = 0,15 vì cùng nhường nhận 3e. Mà nNO3- ( trong muối ) = nsản phẩm khử * số e nhường = 0,15*3 = 0,45 mol Đây là công thức quan trọng các bạn nên nhớ ( Đối với 2 hay 3 sản phẩm mà Nitơ khử xuống thì cũng thế ) à nHNO3 = nNO3- ( trong muối ) + n khí = 0,45 + 0,15 = 0,6 mol. à VHNO3 = 150 ml. - Nhận xét : Đây là kinh nghiệm cá nhân : Khi bài toán yêu cầu tính nồng độ hay thể tính HNO3 ta nên viết phương trình phân tử hoặc ion để khỏi bị nhầm lẫn. Còn cách thứ 2 tôi nêu trên dùng cho ai mà hình dung được trong đầu và tư duy cao hơn nhưng không có gì khó cả, chỉ cần rèn luyện và đọc nhiều sách là được ( của thầy Vũ Khắc Ngọc và Lê phạm Thành ). Cách thứ 2 thể hiện rõ ưu điểm khi đề bài cho nhiều sản phẩm... Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về NH3 . A. có tính khử B. là một bazơ yếu C. bền ở nhiệt độ cao D. tan tốt trong nước Bài làm : NH3 là bazo yếu dễ bị phân hủy, thể hiện tính khử do Nito dang ở mức oxh thấp nhất vậy câu C sai. Câu 8. Cho 25,9 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí NO (đktc). Nếu cho 25,9 gam X tác dụng hết với O2 thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 28,3. B. 40,3. C. 29,5. D. 33,1. Bài làm : Câu này cũng làm tôi vất vả một phen cuối cung cungc nghĩ ra : Giá trị của m = 25,9 + m oxi phản ứng . Để tìm lượng oxi phản ứng ta dựa vào số mol e nhường của Nitơ. Vì khối lượng ở 2 pư bằng nhau nên : nnhường = 0,3*3 = 0,9 mol. à nO2 = 0,225 mol à mO2 = 0,225*32 = 7,2. Vậy giá trị của m = 7,2 + 25,9 = 33,1 (g). à D Câu 9. Oxit nào sau đây không điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa N2 với O2. A. N2O B. NO C. NO2 D. Cả NO và NO2 . Bài làm : A. N2O. Vì ...? Câu 10. Hiệu suất của phản ứng: N2 + 3H2 D 2NH3 (H < 0) sẽ giảm nếu: A. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ. B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. C. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất. Câu 11. đối với phản ứng: N2 + 3H2 D 2NH3 Tốc độ phản ứng v được xác định bởi biểu thức: v = k. [N2].[H2]3. Hỏi tốc độ phản ứng sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng nồng độ H2 lờn 3 lần? A. 27 lần B. 8 lần. C. 12 lần D.16 lần. Câu 12. Cho 4.48 lít khí NH3 (đktc) qua ống chứa m gam CuO nung nóng, sau đó loại bỏ hơi nước thì khối lượng chất rắn còn lại là ( m - 2,4 ) gam. Hiệu suất của phản ứng trên là: A. 60,00%. B. 40,00%. C. 50,00%. D. 25,00%. Câu 13: Nung m gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NH3 (đktc) và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 32,2. B. 46,3. C. 41,2. D. 35,5. Bài làm : Câu 14: Dung dịch amoniac trong nước có chứa A. NH4+, NH3. B. NH4+, NH3, H+. C. NH4+, OH-. D. NH4+, NH3, OH-. Bài làm : D. NH4+, NH3, OH-. Vì NH3 là bazơ yếu khi tan trong nước phân li thuận nghịch. Câu 15 Có 4 dung dịch muối riêng biệt; CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Bài làm : Khi cho NH3 vào thì số kết tủa là 1 : Fe(OH)3 . Lưu ý :Cu(OH)2 , Al(OH)3 , Zn(OH)2 là chất lưỡng tính khi cho NH3 dư thì 2 kết tủa này sẽ tan. Đề bài hay đánh lừa chỗ này nhơ phải nắm chắc kiến thức. Câu 16. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 12 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư) thoát ra 2,24 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,62. B. 2,32. C. 2,52. D.kết quả khác. (10,08) Bài làm : Câu này cũng gần giống đề thi DH khối A 2008 ( 2007 cũng có ). Tôi giải ra 10,08 mà không biết đúng hay sai? ( mà chắc là đúng ) như sau : Sơ đồ : Viết tất cả các quá trình nhường nhận e : ( 2 chất oxh & 1 chất khử ) Từ đó giải ra : à m= 10,08 (g) Câu 17. Dẫn luồng khí NH3 dư vào hỗn hợp các oxit Fe2O3 , CuO, Al2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Chất rắn X gồm : A. Fe2O3 , CuO, Al2O3. B. Fe, Cu, Al. C. Fe, Cu, Al2O3. D. Fe2O3 , Cu , Al2O3. Bài làm : NH3 thể hiện tính khử mạnh khi gặp chất oxh sẽ khử oxi và vì đề bài cho dư nên chọn B. VD : 2NH3 + 3CuO à to 3Cu + N2 + 3H2O Câu 18. Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3 x mol/l. Lọc lấy chất kết tủa và cho vào 100 ml dung dịch NaOH 0,2M thì kết tủa vừa tan hết. Giá trị của x là A. 1. B. 0,5. C. 0,25. D. 0,75. Câu 19. Người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau: Nếu ban đầu có 100 mol NH3 và hiệu suất của mỗi quá trình điều chế là 90% thì khối lượng HNO3 nguyên chất có thể thu được theo sơ đồ trên là A. 5,6700kg. B. 45,9270kg. C. 4,5927kg. D. 6,5700kg. Bài làm : Các bài toán dạng này thì dùng pp bảo toàn nguyên tố. Ta có thể thấy ngay Nito trong NH3 thì chui vào HNO3 lưu ý chỉ có 1 Nitơ tơ. Vì hiệu suất là 90% à số mol HNO3 = 100*90/100 = 90 mol à mHNO2 = 90*63 = 5760 g = 5,76 kg à chọn A. Câu 20. Trong ion NH4+, cộng hóa trị của nitơ là A. –3. B. 3. C. –4. D. 4. Bài làm : Câu này dễ nếu bạn còn phân vân thì hãy lấy 1 hợp chất nào đó lam ví dụ NH4Cl à A Câu 21. Một dung dịch có chứa các ion sau : NH+4, Al3+, NO-3, Cu2+. Hoá chất nào sau đây để nhận biết được các ion có trong dung dịch đó : A. Na2SO4 B. NaOH C. NaCl dư D. NaNO3 Bài làm : Nên dùng NaOH vì có thể nhận biết được : NH+4 có khí mùi khai thoát ra. Al3+ có kết tủa sau đó tan dần khi NaOH dư Cu2+ kết tủa. Câu 22. Cho cân bằng sau : NH+4 + H2O D NH3 + H3O+ . Hãy cho biết khi cho hoá chất nào sau đây vào thì cân bằng trên chuyển dịch về phía thuận ? A. dung dịch NH3 B. dung dịch HCl C. dung dịch NaOH D. tất cả đều được. Bài làm : NH+4 + H2O là môi trường axit phải thêm bazo để pt dịch chuyển theo chiều thuận ko thêm NH3 à C. dung dịch NaOH. Câu 23. Cho 19,2g Cu vào 500ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M . Tính thể tích NO bay ra ở đktc. ( NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3 ). A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 3,36 lít D. đáp án khác. Bài làm : Câu 24. Khi cho chất rắn nào sau đây tác dụng với HNO3 đặc nóng thì có khí NO2 bay lên. A. Fe2O3 B. CaCO3 C. CuO D. Fe(OH)2 Bài làm : Để có khí thoát ra thì chất tham giai pư với HNO3 phải có mức oxh không cao nhất, khi đó mới thực hiện pư oxh – khử Câu 25. Các tính chất hoá học của HNO3 là A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ. C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ. Câu 26. Hoà tan hoàn toàn 0,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O (đktc). Kim loại M là A.Fe. B. Al. C. Cu. D. Mg. O..o.....Buồn ngủ quá!. Cố gắng làm cho hết để còn kip up lên bachkim. 1 người vì mọi người. Bài làm:Cách giải nhanh : n N2O = 0,0125 mol à số mol e nhường = 0,0125*8 = 0,1( nếu ko thấy viết các quá trình ra) à Hóa trị có thể có của M là : 1, 2, 3. Nếu hóa trị 1à 0,9/(0,1*1)=9 (loại) Nếu hóa trị 2à 0,9/(0,1*1)=18 (loại) Nếu hóa trị 3à 0,9/(0,1*1)=27 (Al) à B Nếu đã quen thì chỉ việc nhấp máy tính là xong. Câu 27. HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây? A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2. B. FeS, K2CO3, Cu(OH)2. C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe3O4. D. CuO, NaOH, Fe2O3. Bài làm : HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa ở trạng thái cao nhất : D. CuO, NaOH, Fe2O3. Câu 28. Thuốc thử duy nhất có thể nhận được 3 dd axit đậm đặc: HCl, H2SO4, HNO3 đựng trong ba lọ bị mất nhãn. A. CuO. B. Cu. C. dd BaCl2 D. dd AgNO3. Câu 29. Cho 5,1 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Tính % khối lượng của Al trong hỗn hợp X. A. » 26,47% B. 42,35% C. 52,94% D. Đáp án khác. Bài làm : Giải hệ : 24x + 27y = 5,1 2x + 3y = 0,1*3 + 0,2*1 Ở đây tôi viết gọn nếu ko hiểu các bạn viết các quá trình nhường nhận e nha. à x = y = 0,1 à C. 52,94% Câu 30. Dung dịch X chứa : a mol NH4+ ; 0,1 mol SO42- và 0,3 mol NO3- . Xác định thể tích khí thoát ra (dktc) khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. A. 2,24 B. 4,48 C. 11,2 D. 8,96 Bài làm : Theo dlbt điện tích ta có : a = 0,1*2 + 0,3*1 = 0,5 mol. Khi cho NaOH vào thì NH4+ sẽ tạo ra khí. Theo dlbt nguyên tố n NH4+ = n NH 3 =0,5 mol à V = 0,5 *22,4 = 11,2 (l) à C Câu 31. Nung hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí đó bằng nước thu được 2 lít dung dịch có pH = 1,0. Tính m. A. 9,4 gam B. 14,1 gam C. 15,04 gam D. 18,8 gam Bài làm : Ta có 4NO2 + O2 + 2H2O à 4HNO3 . Theo đề số mol HNO3 = [ H+ ] * 2 = 0,1 *2 = 0,2 mol à nNO2 = 0,2 ( nếu ko viết pt thì theo btnt cũng thấy ngay). 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2 Đã có số mol của NO2 rồi thì à số mol Cu(NO3)2 = 0,2*4/2 = 0,1 à 18,8 gam. Theo kinh nghiệm cá nhân thì các bài toán nhiệt phân ko nên dùng pp bảo toàn e. Câu 32. Nhiệt phân 18,8 gam Cu(NO3)2 thu được 12,32 gam chất rắn. Xác định hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. A. 40% B. 60% C. 80% D. đáp án khác. Câu 33. Xuất phát từ nhiệt phân li thành nguyên tử (DH) của các phân tử cho dưới đây, hãy cho biết ở điều kiện thường chất nào tham gia phản ứng hoá học khó nhất? A. N2 ® 2N ; DH = 946 kJ/mol B. H2 ® 2H ; DH = 431,8 kJ/mol C. O2 ® 2O ; DH = 491 kJ/mol D. Cl2 ® 2Cl ; DH = 238 kJ/mol. Câu 34. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó A. thoát ra một chất khi màu lục nhạt. B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, xốc, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. D. thoát ra một chất khí không màu, không mùi. Câu 35. Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại ? A. NO B. NH4NO3 C. NO2 D. N2O5 Câu 36. Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng bằng : A. 22 B. 20 C. 16 D. 12 Bài làm : Bài này thì viết pt rồi cân =. Hiện tôi chưa tìm ra cách giải nhanh. Câu 37. Cho 2,43 gam nhôm tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 0,5M , phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 21. Giá trị V của dung dịch HNO3 là : A. 620ml B. 680ml C. 140 ml D. kết quả khác Bài làm : Bài này tôi làm ra 0.67 lit ? Ai co cach giai khac xin thông báo. Để tính số mol của HNO3 = số mol nito trong muối + số mol khí. Vì Al pư vừa đủ à số mol muối = số mol Al = 0.09. à N trong muối = 0.09*3 = 0.27 mol Để tìm số mol mỗi khí ta phải giải hệ sau : 3*nNO + 8*nN2O = số mol e nhường = 0,09*3 = 0.27 mol Vì đề cho tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 21 Áp dụng pp sơ đồ chéo ta có : 6*n NO – nN2O = 0 è n NO = 0.005 nN2O =0.03 à số mol N trong khí = 0.005 + 0.03*2 = 0.065 mol à nHNO3 = 0.065 + 0.27 = 0.335 mol à VHNO3 = 0.335*0.5=0.67 ? Câu 38. Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch sau : (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3 là: A. NaOH B. Ba(OH)2 C. KOH D. Cu(OH)2 Câu 39. Trộn 200 ml dung dịch natri nitrit 3M với 200 ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Thể tích của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) là : A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 8,96 lít D. 11,2 lít Bài làm : Số mol của Nito trong 2 chất trên = 0,2*3 + 0,2*2 = 1mol. Vì phản ứng hoàn toàn tạo ra N2 nên số mol Nito = 1/2 à V = 0,5 * 22.4 = 11.2 (lit ). Câu 40. Có các dd : FeCl3 , NH3 , HNO3 , NaOH . Cho các chất lần lượt td với nhau từng đôi một, số phản ứng xảy ra là A. 4 B. 5 C.3 D. 2 .

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_60_phut_hoa_hoc_lop_11_nito_va_hop_chat_cua_nit.doc