Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 51: Benzen và đồng đẳng. Một số Hiđrocacbon thơm khác - Võ Thị Thu Thủy

I. Mục tiêu dạy học:

1. Kiến thức:

- HS biết :+ Tính chất vật lý, tính chất hoá học của stiren, naphtalen

 + Công thức cấu tạo của stiren, naphtalen.

- HS hiểu: + Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng khó hơn phản ứng thế của benzen.

 + Nguyên nhân gây ra tính chất hoá học của stistiren, naphtalen.

 2. Kĩ năng:

- Viết các phương trình phản ứng hoá học của benzen và đồng đẳng.

- Làm các bài tập liên quan.

3. Thái độ:

- Tích cực trong học tập, tư duy logic, sáng tạo.

- Có niềm tin khoa học.

II.Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh.

- Giáo án.

2. Học sinh:

- Xem lại bài cũ.

- Nghiên cứu bài mới.

III.Phương pháp:

Đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với một số phương tiện dạy học trực quan.

IV.Hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 51: Benzen và đồng đẳng. Một số Hiđrocacbon thơm khác - Võ Thị Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo trường THPT kon tum Giáo án Tên bài: Benzen và đồng đẳng.Một số Hiđrocacbon thơm khác. Giáo viên hướng dẫn: trần hạnh quyên. Giáo sinh thực hiện: Võ thị thu thuỷ. Ngày soạn: 16-03-2010 Ngày dạy: 19-03-2010 Tiết dạy: Tiết 2 Lớp dạy:11B5 Tiết phân phối: 51 I. Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức: - HS biết :+ Tính chất vật lý, tính chất hoá học của stiren, naphtalen + Công thức cấu tạo của stiren, naphtalen. - HS hiểu: + Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng khó hơn phản ứng thế của benzen. + Nguyên nhân gây ra tính chất hoá học của stistiren, naphtalen. 2. Kĩ năng: - Viết các phương trình phản ứng hoá học của benzen và đồng đẳng. - Làm các bài tập liên quan. 3. Thái độ: - Tích cực trong học tập, tư duy logic, sáng tạo. - Có niềm tin khoa học. II.Chuẩn bị: Giáo viên: - Tranh ảnh. - Giáo án. Học sinh: - Xem lại bài cũ. - Nghiên cứu bài mới. III.Phương pháp: Đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với một số phương tiện dạy học trực quan. IV.Hoạt động dạy học: 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Viết các phương trình phản ứng sau: Câu 2: Đọc tên các chất sau: 3.Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Giới thiệu bài mới: Sau khi đã nghiên cứu các đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí và một số tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng benzen. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp các tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng benzen và một số hiđrocacbon thơm khác. Bài 35 : benzen và đồng đẳng. một số hiđrocacbon thơm khác. A. Benzen và đồng đẳng:(Tiếp theo) Hoạt động 1: Tính chất hoá học - GV yêu cầu học sinh cho biết benzen dễ hay khó tham gia phản ứng cộng? Vì sao? -GV yêu cầu: Tương tự như phản ứng cộng hiđro của anken, hãy viết phản ứng khi cho benzen tác dụng với hiđro trong điều kiện Ni,to. Gọi tên sản phẩm. - GV yêu cầu HS: Hãy viết phương trình phản ứng khi cho benzen tác dụng với Clo trong điều kiện có ánh sáng. -GV nêu một số tác hại của hexacloran. - GV cho HS quan sát tranh ảnh biểu diễn thí nghiệm giữa benzen và toluen khi tác dụng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường và khi đun nóng.Yêu cầu hs rút ra nhận xét. - GV nhận xét và lưu ý cho hs rằng các ankylbenzen khác cũng có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. Viết phương trình phản ứng. - Tương tự như các Hiđrocacbon khác, hiđrocacbon thơm khi cháy cũng toả nhiều nhiệt. - GV yêu cầu hs viết phương trình phản ứng dạng tổng quát. GV lưu ý lại cho học sinh tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng. - Vì benzen có hệ liên hợp п bền vững nên để tham gia phản ứng cộng phá vỡ các liên kết п này cần năng lượng rất lớn. Làm cho benzen khó tham gia phản ứng cộng. - Benzen và toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. - Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao thì toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím. 2. Phản ứng cộng: a. Cộng hiđro: b. Cộng Clo: 3. Phản ứng oxi hoá: a. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn: - Nhiệt độ thường: benzen và đồng đẳng không tác dụng với dung dịch KMnO4. - Nhiệt độ cao: ankyl benzen làm mất màu dung dịch KMnO4. b. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn: Hoạt động 2: Stiren - Từ CTPT của stiren là C8H8. GV yêu cầu hs viết CTCT của stiren. - GV yêu cầu hs nghiên cứu SGK và cho biết một số tính chất vật lí của stiren như: trạng thái, to, độ tan. - GV dựa vào CTCT của stiren, giải thích cho HS tính chất hóa học của stiren là do hai hợp phần benzen và anken tạo nên. Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của benzen và anken. - GV khẳng định lại các tính chất hoá học của stiren. - GV yêu cầu: Tương tự như anken, stiren còn có thể tác dụng với dung dịch Brom. Hãy viết phương trình phản ứng. -Ngoài ra, stiren còn có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro. -GV lưu ý cho HS vì vòng benzen có hệ liên hợp п bền vững nên khó tham gia phản ứng cộng hơn anken. Nên phản ứng cộng hiđro xảy ra ở hợp phần anken trước. - GV nhắc lại cho HS: Vì etylxiclohexan bền nên không có phản ứng cộng mở vòng với hiđro dư. - GV yêu cầu: Tương tự như anken. Stiren cũng có phản ứng trùng hợp ở hợp phần anken. Hãy nhắc lại định nghĩa của phản ứng trùng hợp. Từ đó viết các phương trình phản ứng. - GV lưu ý: Ngoài các phản ứng trên stiren cũng tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen. - Trạng thái: lỏng,không màu. - tso : 146oC - Độ tan: không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. - Benzen: thế, cộng. - Anken: cộng, oxi hoá, trùng hợp - Là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn. B. Một vài hiđrocacbon thơm khác. I. Stiren: 1. Cấu tạo và tính chất vật lí: - CTPT: C8H8 - CTCT: hoặc - Trạng thái: lỏng,không màu. - tso : 146oC - Độ tan: không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 2. Tính chất hoá học: a. Phản ứng với dung dịch brom: b. Phản ứng với hiđro: c. Phản ứng trùng hợp: - Stiren cũng tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen. Hoạt động 3: Naphtalen - GV nêu CTPT và CTCT của naphtalen. Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết một số tính chất vật lí của naphtalen như: Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, độ tan. - GV cho biết: Naphtalen có tính thăng hoa, cách đánh số trong vòng. - GV giảng giải thí nghiệm thăng hoa của naphtalen. - GV yêu cầu: Naphtalen có tính chất hoá học tương tự như benzen.Vậy naphtalen có thể tham gia các loại phản ứng nào? - Tương tự như benzen, naphtalen cũng tham gia phản ứng thế. Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của naphtalen với brom và axít nitric.( Lưu ý cho HS phản ứng xảy ra dễ dàng hơn ở vị trí số 1 ) -Tương tự như benzen. Giáo viên yêu cầu HS viết phương trình phản ứng khi cho naphtalen tác dụng với hiđro dư. -GV lưu ý: Naphtalen tương tự như benzen. Không làm mất màu dung dịch kali pemanganat ở điều kiện thường. - Trạng thái: rắn. - tnco : 80oC - Độ tan: tan trong benzen, ete. - Phản ứng cộng, oxi hoá. II. Naphtalen: 1. Cấu tạo và tính chất vật lí: - CTPT: C10H8 - CTCT: - Trạng thái: rắn. - tnco : 80oC - Độ tan: tan trong benzen, ete. - Có tính thăng hoa. 2. Tính chất hoá học: a. Phản ứng thế: b. Phản ứng cộng: - Không làm mất màu dung dịch kali pemanganat ở điều kiện thường. Hoạt động 4: ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm (Benzen và toluen). Nguồn cung cấp benzen và toluen. - Là nguyên liệu trong công nghiệp hoá học. - Nguồn cung cấp: nhựa than đá, hexan, heptan. C. ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm. - Là nguyên liệu trong công nghiệp hoá học. - Nguồn cung cấp: nhựa than đá, hexan, heptan. Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò. - GV cho bài tập củng cố. - GV dặn dò HS ôn lại tính chất hoá học của bezen và đồng đẳng, hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK, chuẩn bị bài luyện tập hiđrocacbon thơm. - HS làm bài tập củng cố. - Đáp án: Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: B */ Củng cố: Câu 1: Nhận điịnh nào sau đây không đúng? A. Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4 . B. Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. C. Benzen và toluen đều không tác dụng được với dung dịch KMnO4 . D. Benzen có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro khi có xúc tác niken, nhiệt độ. Câu 2: Sản phẩm của phản ứng ( tỉ lệ 1:1 ): là: A. B. C. D. Câu 3: Các phản ứng sau đây, phản ứng nào không đúng? A. B. C. Rút kinh nghiệm: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Kon Tum, ngày 19 tháng 03 năm 2010 . Xác nhận của GVHD

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_51_benzen_va_dong_dang_mot_so_hi.doc