Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Chương trình cả năm - Trường THPT Nông Cống 2

A.Mục tiêu bài học:

Học sinh hiểu:

 - Nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 - Cơ chế của quá trình điện li.

 Học sinh biết:

 Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li.

 Rèn luyện kĩ năng thực hành: quan sát so sánh.

B.Chuẩn bị:

GV:- Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện

 - Tranh vẽ( hình 1.2 và hình 1.3 SGK )

 HS: Ôn lại hiện tượng dẫn điện đã được học trong chương trình vật lí lớp 7

C. Phương pháp chủ yếu:

Dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh suy luận logic, phát hiện kiến thức mới.

 

doc155 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Chương trình cả năm - Trường THPT Nông Cống 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2 Ôn tập đầu năm (2 tiết) A.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống những kiến thức trọng tâm, cơ bản của chương trình hoá học lớp 10, giúp học sinh thuận lợi khi tiếp thu kiến thức hoá học lớp 11. - Cấu tạo nguyên tử - BTH các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn - Phản ứng hoá học - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 2. Kĩ năng Củng cố lại một số kĩ năng - Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố. - Từ cấu tạo nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại. - Vận dụng quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn để so sánh và dự đoán tính chất của các chất. - Mô tả sự hình thành một số loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho - nhận. - Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử. - Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học để điều khiển phản ứng hoá học. B. Chuẩn bị: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Các bài tập liên quan. C. Phương pháp chủ yếu: Thông qua bài tập giúp học sinh nhớ lại và vận dụng tổng hợp các kiến thức quan trọng đã học. D. Tổ chức các hoạt động dạy học: Bài 1: a) Cho các nguyên tố A, B, C có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11,12,13. - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố đó. - Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng HTTH. - Cho biết tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố đó. - Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố đó. - Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính kim loại tăng dần và các oxit tương ứng theo chiều giảm dần tính bazơ. Hướng dẫn giải: A ( Z = 11 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s1 Vị trí: nhóm IA, chu kì 3. Tên nguyên tố: Natri, kí hiệu hoá học: Na Công thức oxit cao nhất: Na2O B ( Z = 12 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s2 Vị trí: nhóm IIA, chu kì 3. Tên nguyên tố: Magiê, kí hiệu hoá học: Mg Công thức oxit cao nhất: MgO C ( Z = 13 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p1 Vị trí: nhóm IIIA, chu kì 3. Tên nguyên tố: Nhôm, kí hiệu hoá học: Al Công thức oxit cao nhất: Al2O3 Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần: Al, Mg, Na Dựa vào quy luật biến đổi tính axit bazơ của các oxit trong một chu kì, các oxit trên được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần: Na2O, MgO, Al2O3 b. ) Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 7, 15, 33. - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố đó. - Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng HTTH. - Cho biết tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố đó. - Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố đó. - Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính phi kim tăng dần và các oxit tương ứng theo chiều giảm dần tính axit. Hướng dẫn giải: X ( Z = 7 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p3 Vị trí: nhóm VA, chu kì 2. Tên nguyên tố: nitơ, kí hiệu hoá học: N Công thức oxit cao nhất: N2O5 Y ( Z = 15 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p3 Vị trí: nhóm VA, chu kì 3. Tên nguyên tố: phôtpho, kí hiệu hoá học: P Công thức oxit cao nhất: P2O5 Z ( Z = 33 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d104s24p3 Vị trí: nhóm VA, chu kì 4. Tên nguyên tố: asen, kí hiệu hoá học:As Công thức oxit cao nhất: As2O5 Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một nhóm A, các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: As, P, N. Dựa vào quy luật biến đổi tính axit bazơ của các oxit trong một nhóm A, các oxit trên được sắp xếp theo chiều tính axit giảm dần: N2O5, P2O5, As2O5 Bài 2: Lập phương trình hoá học sau 1.KMnO4 + HCl š MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O 2. FeS2 + O2 š Fe2O3 + SO2 3. Mg + HNO3 š Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O 4. NaClO + KI + H2SO4 š I2 + NaCl + K2SO4 + H2O 5. Al + Fe2O3 š Al2O3 + Fe Yêu cầu HS chuẩn bị vào vở. Gọi HS lên bảngtrình bày, đồng thời GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ngồi dưới lớp. Bài 3: Phản ứng sau đây xảy ra trong bình kín CaCO3 D CaO + CO2 ; H = 178 kJ a) Phản ứng trên là toả nhiệt hay thu nhiệt ? b) Cân bằng hh chuyển dịch về phía nào khi: - Giảm nhiệt độ của phản ứng ? - Thêm khí CO2 vào bình ? - Tăng dung tích của bình phản ứng ? Hướng dẫn giải: a.Phản ứng trên thu nhiệt vì H > 0 b. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng thì: Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nhiệt độ của phản ứng Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi nén thêm khí CO2 vào bình Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng dung tích của bình phản ứng. Bài 4: a) Dựa vào sự xen phủ các AO, hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử sau đây : H2 , Cl2 , HCl. b) Dựa vào thuyết lai hoá, hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử: CH4 , C2H4 , C2H2 . Hướng dẫn giải: a. - Phân tử H2. Mỗi nguyên tử hiđro có 1 electron trên obitan 1s. Hai obitan này xen phủ nhau. Đó là sự xen phủ s - s. Phân tử H2 hình thành nhờ 1 liên kết đơn. - phân tử Cl2, HCl : tương tự. b. - Phân tử CH4. Nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3 ; 4 obitan lai hoá hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều, trên mỗi obitan lai hoá có 1 electron độc thân, tham gia xen phủ với 1 obitan 1s của 4 nguyên tử hiđro, tạo thành 4 liên kết Các phân tử C2H4 và C2H2 : Tương tự. Tiết 3 Chương 1 : Sự điện li (11tiết + 1 tiết kiểm tra viết) Bài 1 : Sự điện li A.Mục tiêu bài học: Học sinh hiểu: - Nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Cơ chế của quá trình điện li. Học sinh biết: Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li. Rèn luyện kĩ năng thực hành: quan sát so sánh. B.Chuẩn bị: GV:- Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện - Tranh vẽ( hình 1.2 và hình 1.3 SGK ) HS: Ôn lại hiện tượng dẫn điện đã được học trong chương trình vật lí lớp 7 C. Phương pháp chủ yếu: Dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh suy luận logic, phát hiện kiến thức mới. D. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV: Lắp hệ thống thí nghiệm như SGK và làm thí nghiệm biểu diễn, HS quan sát, nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động 2: GV: Tại sao các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện? Hoạt động 3: HS phân tích và rút ra nhận xét: Phân tử nước là phân tử phân cực. Hoạt động 4: HS phân tích đặc diểm cấu tạo của tinh thể NaCl? GV thông báo: Khi cho tinh thể NaCl vào nước có hiện tượng gì xảy ra? Hoạt động 5: GV: Khi các phân tử có liên kết cộng hoá trị tan trong nước có điện li thành ion không? Hoạt động 6: Củng cố bài. Bài tập về nhà: Bài 4, 5, 6, 7 trang 7 SGK và các bài trong sách bài tập. I.Hiện tượng điện li. 1. Thí nghiệm. - Khi nối các đầu dây dẫn điện với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl bật sáng. Vậy dung dịch NaCl dẫn điện, còn nước cất và dung dịch saccarozơ không dẫn điện. - Làm thí nghiệm tương tự, người ta thấy NaCl rắn, khan, NaOH rắn khan, các dung dịch C2H5OH, C3H5(OH)3 không dẫn điện. Ngược lại các dung dịch axit, bazơ và muối đều dẫn điện. 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước. - Do dung dịch các chất axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion. Kết luận: - Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn được điện. - Sự điện li là quá trình điện li các chất thành ion. - Những chất khi tan trong nước phân li thành các ion được gọi là chất điện li. II. Cơ chế của quá trình điện li. 1.Câu tạo của phân tử nước. - Liên kết O - H là liên kết cộng hoá trị phân cực. - Phân tử nước có cấu tạo dạng góc, do đó phân tử nước phân cực. - Độ phân cực của phân tử nước khá lớn 2. Quá trình điện li của NaCl trong nước. Dưới tác dụng của các phân tử nướcphân cực, các ion Na+ và Cl- tách ra khỏi tinh thể đi vào dung dịch. NaCl š Na+ + Cl- 3. Quá trình điện li của HCl trong nước. - Phân tử HCl cũng là phân tử có cực tương tự phân tử nước. - Do sự tương tác giữa các phân tử phân cực H2O và HCl, phân tử HCl điện lithành các ion. HCl š H+ + Cl_ Tiết 4 Bài 2: Phân loại các chất điện li A.Mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu: + Thế nào là độ điện li. + Thế nào là chất điện li mạnh, điện li yếu. - Vận dụng độ điện li để biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu. B. Chuẩn bị: GV:- Bộ dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch. - Dung dịch HCl 0,1M và CH3COOH 0,1M C. Phương pháp chủ yếu: - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dùng dụng cụ thí nghiệm và các hoá chất. - Nghiên cứu SGK. D. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV: Mô tả giới thiệu dụng cụ và hoá chất thí nghiệm. Mời 1 học sinh thao tác thí nghiệm trên bàn GV, các học sinh khác quan sát , nhận xét và giải thích. Hoạt động 2: GV: Để chỉ mức độ điện li ra ion của chất điện li trong dung dịch người ta dùng độ điện li. GV: Viết biểu thức tính độ điện li = với : độ điện li; n: số phân tử điện li; no số phân tử chất đó hoà tan. Hoạt động 3: HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là chất điện li mạnh? Độ điện li của chất điện li mạnh là bao nhiêu ? - HS phát biểu. GV thông báo một số chất điện li mạnh thường gặp là: các axit mạnh, các bazơ mạnh, hầu hết các muối. Hoạt động 4 : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: - Thế nào là chất điện li yếu ? Chất điện li yếu có độ điện nằm trong khoảng nào? HS phát biểu. GV : giới thiệu một số chất điện li yếu. GV: Viết phương trình điện của một số chất điện li yếu. GV: Viết biểu thức hằng số điện li. K = GV hỏi: Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li tăng? Tại sao. HS nghiên cứu trả lời. GV giới thiệu VD trong SGK. Hoạt động 5: Củng cố bài. Sử dụng bài tập 2, 3 ( SGK ) để củng cố bài học. Bài tập về nhà: Bài 1, 4, 5, 6, 7 SGK và các bài tập trong sách bài tập. I. Độ điện li. 1. Thí nghiệm: - Dung dịch HCl làm bóng đèn sáng rõ hơn so với dung dịch CH3COOH. * kết luận: Các chất khác nhau có khả năng điện li khác nhau. 2. Độ điện li: Độ điện li của chất điện li có thể có các giá trị nằm trong khoảng: 0 < 1 II. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu. 1.Chất điện li mạnh. - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. VD: Na2SO4 š 2Na+ + SO42-. _ Độ điện li = 1. 2. Chất điện li yếu. - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử phân li ra ion. VD: CH3COOH D H+ + CH3COO- - Độ điện li : 0 < <1 a). Cân bằng điện li. Quá trình điện li của chất điện li yếu sẽ đạt đến trạng thái cân bằng gọi là cân bằng điện li. VD: CH3COOH D H+ + CH3COO- b. ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li. Khi pha loãng dung dịch, độ điện của các chất điện li đều tăng. Tiết 5,6. Bài 3: Axit, bazơ và muối A.Mục tiêu bài học. 1, kiến thức: - Học sinh biết: + Khái niệm axit, bazơ, theo thuyết A-rê-ni-ut và Bron-stêt. + ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ. + Muối là gì và sự điện li của muối. 2 Kĩ năng: - Vận dụng lí thuyết axit-bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stêt để phân biệt được axit, bazơ, lưỡng tính và trung tính. - Dựa vào hằng số phân li axit, bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch. B. Chuẩn bị. GV: - Dụng cụ: ống nghiệm. - Hoá chất: Dung dịch NaOH, muối ZnCl2 hoặc ZnSO4; các dung dịch: HCl, NH3; quỳ tím. C. Phương pháp chủ yếu: Dùng phương pháp gợi mở , nêu vấn đề, sử dụng thí nghiệm, cho học sinh thực hiện các thí nghiệm để gây hứng thú học tập. D. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy, và trò Nội dung Hoạt động 1: GV: Cho HS nhắc lại các khái niệm axit-bazơ. GV: Các axit, bazơ là những chất điện li. Hãy viết phương trình điện li của các chất đó. Hoạt động 2: GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về số ion H+ phân li ra từ mỗi phân tử axit một nấc, nhiều nấc. GV thông báo: Đối với các axit mạnh nhiều nấc và bazơ mạnh nhiều nấc chỉ có nấc thứ nhất phân li hoàn toàn. Hoạt động 3: GV làm thí nghiệm. HS quan sát và nhận xét. Zn(OH)2 + 2H+ š Zn2+ + 2H2O Zn(OH)2 + 2OH- š ZnO22- + 2H2O GV giới thiệu một số hiđroxit lưỡngtính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3 , Pb(OH)2 , Sn(OH)2 . Hoạt động 4: GV đưa tình huống GV: Nhúng mẩu giấy chỉ thị axit-bazơ vào dd NH3, dựa vào sự đổi mầu của giấy chỉ thị, HS kết luận dd NH3 có tính bazơ. * GV dựa vào cấu tạo của NH3 phân tích tính bazơ của NH3; sau đó giới thiệu thuyết Bron-stêt. * Hs phân tích VD: - CH3COOH nhường prôton cho nước nên CH3COOH là axit. - NH3 nhận prôton của nước nên nó là bazơ. - HCO3- và H2O là chất lưỡng tính - Axit, bazơ có thể là phân tử hoặc ion * Yêu cầu HS nhận xét được ưu điểm của thuyết Bron-stêt. Hoạt động 5: GV: Yêu cầu HS viết PT phân li và biểu thức hằng số phân li của axit yếu CH3COOH GV:- Giá trị Ka phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ - Giá trị Ka càng nhỏ, lực axit của nó càng yếu - Ka , Kb là hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ - Ka , Kb càng nhỏ lực axit, bazơ càng yếu. Hoạt động 6: GV:- Nghiên cứu SGK, hãy cho biết muối là gì? - Kể tên một số muối thường gặp ? - Cho biết tính chất chủ yếu của muối? * HS phát biểu. GV giới thiệu một số muối thường gặp: - Muối trung hoà - Muối axit - Muối phức tạp (phức chất, muối kép) GV thông báo: T/C chủ yếu của muối là tính tan và tính điện li Yêu cầu HS viết PT điện li của một số muối trong SGK. Hoạt động 7: Củng cố. Dùng bài tập trong SGK để củng cố. Bài tập về nhà: bài 5, 6, 7, 8, 9, 10 SGK I.Axit và bazơ teo thuyết A-rê-ni-ut 1. Định nghĩa. a) Axit: là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ VD: HCl š H+ + Cl- b) Bazơ: là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH- VD: NaOH š Na+ + OH- 2. Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc a. Axit nhiều nấc - Axit một nấc: HCl, CH3COOH, HNO3... - Axit nhiều nấc: H2S, H2CO3, H3PO4... VD: Axit phôtphoric là axit ba nấc H3PO4 D H+ + H2PO4- H2PO4- D H+ + HPO42- HPO42- D H+ + PO43- b. Bazơ nhiều nấc VD: Mg(OH)2 là bazơ hai nấc Mg(OH)2 D Mg(OH)+ + OH- Mg(OH)+ D Mg2+ + OH- 3. Hiđroxit lưỡng tính - Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ VD: Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 D 2H+ + ZnO22- . - Lưu ý: Hiđroxit lưỡng tính thể hiện lực axit và lực bazơ đều yếu. II. Khái niệm về axit và bazơ theo thuyết bronstet 1.Định nghĩa Axit là những chất nhường prôton ( H+) Bazơ là những chất nhận proton. VD: CH3COOH + H2O D H3O+ + CH3COO- NH3 + H2O D NH4+ + OH- HCO3- + H2O D H3O+ + CO32-. HCO3- + H2O D H2CO3 + OH- . 2. ưu điểm của thuyết bron-stêt - Thuyết a-rê-ni-ut chỉ đúng trong trường hợp dung môi là nước - Thuyết axit-bazơ của bron-stêt tổng quát hơn. III. Hằng số phân li axit và bazơ 1.Hằng số phân li axit CH3COOH D H+ + CH3COO- Ka = Trong đó: [H+], [CH3COO-] và [CH3COOH] là nồng độ mol/l lúc cân bằng. 2. Hằng số phân li bazơ NH3 + H2O D NH4+ + OH- Kb = Trong đó: [NH4+], [OH-] và [NH3] là nồng độ mol/l lúc cân bằng. IV. Muối 1.Định nghĩa Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại(hoặc cation NH+) và anion gốc axit. VD: (NH4)2SO4 š 2NH4+ + SO42- NaHCO3 š Na+ + HCO3- 2. Sự điện li của muối trong nước VD: K2SO4 š 2K+ + SO42- NaCl . KCl š Na+ + K+ + 2Cl- Tiết 7,8 Bài 4: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ A.Mục tiêu bài học - Học sinh hiểu: + Sự điện li của nước. + Tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này. + Khái niệm về pH và chất chỉ thị axit-bazơ. - Kĩ năng: + Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch. + Biết đánh giá độ axit, bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ H+, OH-, pH, pOH. + Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch. B. Chuẩn bị GV: + Dung dịch axit loãng(HCl hoặc H2SO4) + Dung dịch bazơ loãng(NaOH hoặc Ca(OH)2) + Phenolphtalein, giấy đo pH C. Phương pháp chủ yếu: - Dùng phương pháp nêu vấn đề - Sử dụng thí nghiệm D. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy, và trò Nội dung Hoạt động 1: GV giới thiệu: Bằng thực nghiệm người ta đã xác nhận rằng nước là chất điện rất yếu. Hoạt động 2: GV: Yêu cầu học sinh viết biểu thức hằng số cân bằng của nước ? GV: Trình bày để HS hiểu được do độ điện li rất yếu nên nồng độ của nước trong biểu thức hằng số cân bằng được coi là không đổi GV: Nước là môi trường trung tính, nên môi trường trung tính là môi trườngcó: [H+] = [OH-] = 10-7 mol/l Hoạt động 3: GV: Tích số ion của nước là một hằng số đối với cả dung dịch loãng của các chất. Vì vậy nếu biết nồng độ H+ trong dung dịch sẽ biết được nồng độ OH- trong dung dịch đó và ngược lại. GV: Độ axit, độ kiềm của dung dịch được đánh giá bằng nồng độ H+ ở 250C Môi trường axit: [H+] > 10-7M Môi trường trung tính: [H+] = [OH-] = 10-7 mol/l Môi trường kiềm: [H+] < 10-7 M Hoạt động 4: GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết pH là gì, dung dịch axit, kiềm, trung tính có pH bằng bao nhiêu ? * HS phát biểu. GV: Chốt lại ý kiến của HS Bổ sung: thang pH thường dùng có giá trị từ 0 đến 14 GV: Để xác định môi trường của dung dịch người ta thường dùng chất chỉ thị như quỳ, phenolphtalein... GV bổ sung: - Chất chỉ thị là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị của pH - Chất chỉ thị axit-bazơ chỉ cho phép xác định được giá trị pH một cách gần đúng Hoạt động 5: Củng cố bài Lựa chọn bài tập SGK để củng cố bài Bài tập về nhà: 5, 6, 7, 8, 9, 10 I.Nước là chất điện li rất yếu 1. Sự điện li của nước Nước là chất điện li rất yếu: H2O D H+ + OH- 2. Tích số ion của nước K = KHO = K[H2O] = [H+][OH-] KHO = 10-14 [H+] = [OH-] = = 10-7 mol/l 3. ý nghĩa tích số ion của nước a. Môi trường axit Là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7 M b. Môi trường kiềm Là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7 M II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit-bazơ 1.Khái niệm về pH Môi trường axit: pH < 7 Môi trường trung tính: pH = 7 Môi trường kiềm; pH > 7 2. Chất chỉ thị axit-bazơ - Chất chỉ thị axit-bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch - Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch người ta dùng máy đo pH Tiết 9 Bài 5: Luyện tập - Axit, bazơ và muối A.Mục tiêu bài học 1. Củng cố kiến thức: + Củng cố khái niệm axit, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và theo thuyết Bron-stet + Củng cố các khái niệm về chất lưỡng tính, muối. + ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước 2. Rèn luyện kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng tính pH của dung dịch axit, bazơ. + Vận dụng thuyết axit-bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stet để xác định tính axit, bazơ, hay lưỡng tính. + Vận dụng biểu thức hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước để tính nồng độ ion H+, pH. + Sử dụng chất chỉ thị axit-bazơ để xác định môi trường của dung dịch các chất. B. Chuẩn bị: + GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi củng cố lí thuyết. + HS chuẩn bị các bài tập trang 23 SGK C. Phương pháp chủ yếu: + Phương pháp đàm thoại để củng cố lí thuyết + Dùng bài tập để rèn luyện kĩ năng D. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy, và trò Nội dung Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS thảo luận để khắc sâucác kiến thức cần nhớ dưới đây: - Quan niệm về axit theo A-rê-ni-ut và Bron-stet? Cho ví dụ. * HS phát biểu. - Quan niệm về bazơ theo A-rê-ni-ut và Bron-stet? Cho ví dụ. * HS phát biểu. - Chất lưỡng tính là gì? cho ví dụ. - Muối là gì? cho ví dụ. * HS phát biểu. - Viết biểu thức hằng số phân li axit và biểu thức hằng số phân li bazơ? - Tích số ion của nước là gì? ý nghĩa tích số ion của nước. * HS phát biểu. - Môi trường của dung dịch được đánh giá dựa vào nồng độ H+ và pH như thế nào? - Chất chỉ thị nào thường được dùng để xác định môi trường của dung dịch. Màu của chúng thay đổi thế nào? Hoạt dộng 2: GV lựa chọn các bài tập phù hợp để rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết đã học. Bài tập về nhà: Bài 2, 3, 5, 9, 10 SGK và các bài trong sách bài tập. I.Củng cố lí thuyết 1)- Axit khi tan trong nước phân li ra cation H+ (theo thuyết A-rê-ni-ut) hoặc axit là chất nhường prôton H+ (theo thuyết Bron-stet) - Bazơ khi tan trong nước phân li ra anion OH- (theo thuyết A-rê-ni-ut) hoặc bazơ là chất nhận prôtn H+ (theo thuyết Bron-stet) 2) - Chất lưỡng tính vừa có thể thể hiện tính axit, vừa có thể thể hiện tính bazơ. 3) - Hâu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại ( hoạc cation NH4+) và anion gốc axit. 4) - Hằng số phân li axit Ka và hằng số phân li bazơ Kb là các đại lượng đặc trưng cho lực axit và lực bazơ của axit yếu và bazơ yếu trong nước. 5) - Tích số ion của nước là KHO = [H+][OH-] = 10-14. Một cách gần đúng có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau. 6) - Giá trị H+ và pH đặc trưng cho các môi trường: Môi trường trung tính: pH = 7 Môi trường axit : pH < 7 Môi trường kiềm : pH > 7 7) - Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá tri pH khác nhau II. Bài tập 1. HClO D H+ + OCl- Ka = OCl- + H2O D HClO + OH- Kb = 2. Phương trình điện li MgSO4 š Mg2+ + SO42- HClO3 š H+ + ClO3- H2S D H+ + HS- HS- D H+ + S2- Tiết 10,11 Bài 6: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li A.Mục tiêu bài học Học sinh hiểu: + Bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li + Phản ứng thuỷ phân muối Kĩ năng: + Viết PT ion rút gọn của phản ứng + Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để biét được phản ứng xỷa ra hay không xảy ra. B. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm. Hoá chất: Các dd NaCl, Na2CO3, NaOH, HCl, phênolphtalêin, CH3COONa C. Phương pháp chủ yếu: + Sử dụng thí nghiệm . + Tái hiện kiến thức cũ từ đó bổ sung và xây dựng nắm được kiến thức mới. D. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: GV: Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? HS phát biểu, sau đó viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn. GV củng cố, sửa lỗi cho HS (nếu có) Hoạt động 2: GV: Làm thí nghiệm SGK Yêu cầu HS viết PT dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa hai dung dịch NaOH và HCl GV: Làm thí nghiệm nhỏ dd HCl vào dd CH3COONa thấy có mùi giấm chua. Hãy giải thích hiện tượng và viết PT hoá học dưới dạng PT và ion rút gọn. Hoạt động 3: GV: Làm thí nghiệm SGK Viết PT hoá học dưới dạng PT và ion rút gọn. GV yêu cầu HS rút ra được: Thực chất của phản ứng là sự kết hợp giữa ion H+ và CO32-. Kết luận chung: Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li thực chất là phản ứng giữa các ion tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí. Hoạt động 4: GV: Làm 4 thí nghiệm. GV: Khi hoà tan một số muối vào nước, đã xảy ra phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước làm cho pH biến đổi. Phản ứng như vậy được gọi là phản ứng thuỷ phân muối. Hoạt động 5: GV: Dẫn dắt HS giải thích SGK. - Phản ứng làm tăng nồng độ OH- trong dd nên môi trường có pH > 7 - Dung dịch các muối của bazơ mạnh và axit yếu đều có pH > 7 - Dung dịch các muối của axit mạnh và bazơ yếu đều có pH < 7 - Muối tạo ra bởi axit mạnh và bazơ mạnh có môi trường pH = 7 - Kết luận: SGK Hoạt động 6: Củng cố bài. Sử dụng bài tập SGK để củng cố bài. Bài tập về nhà: Bài 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 SGK trang 29. I.Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. 1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa. VD: Na2SO4 + BaCl2 š BaSO4$ + 2NaCl 2Na+ + SO42- + Ba2+ + 2Cl- š BaSO4$ + 2Na+ + 2Cl- PT ion rút gọn: Ba2+ + SO42- š BaSO4$ 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu. a. Phản ứng tạo thành nước. VD: NaOH + HCl š NaCl + H2O Na+ + OH- + H+ + Cl- š Na+ + Cl- + H2O PT ion rút gọn: H+ + OH- š H2O b. Phản ứng tạo thành axit yếu. VD: HCl + CH3COONa š CH3COOH + NaCl H+ + Cl- + CH3COO- + Na+ š CH3COOH + Na+ + Cl- PT ion rút gọn: CH3COO- + H+ š CH3COOH 3. Phản ứng tạo thành chất khí. VD: 2HCl + Na2CO3 š 2NaCl + CO2# + H2O 2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32- š 2Na+ + 2Cl- + CO2# + H2O PT ion rút gọn: 2H+ + CO32- š CO2# + H2O II. Phản ứng thuỷ phân muối 1.Khái niệm sự thuỷ phân của muối. Phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước là phản ứng thuỷ phân muối 2. Phản ứng thuỷ phân của muối. * VD1: CH3COONa š CH3COO- + Na+ CH3COO- + HOH D CH3COOH + OH- Môi trường có pH > 7 * VD 2: Fe(NO3)3 š Fe3+ + 3NO3- Fe3+ + HOH D Fe(OH)2+ + H+ Môi trường có pH < 7 * VD 3: Khi hoà tan (CH3COO)2Pb trong nước, cả 2 ion Pb2+ và CH3COO- đều bị thuỷ phân. Môi trường là axit hay kiềm phụ thuộc vào độ thuỷ phân của hai ion. * VD 4: Những muối axit như NaHCO3, KH2PO4, K2HPO4... khi hoà tan trong nước môi trường của dd tuỳ thuộc vào bản chất của anion. Tiết 12 Bài 7: Luyện tập: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li A.Mục tiêu bài học 1. Củng cố kiến thức: Củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi ion xảy ra trong dung dịch các chất điện li 2. Rèn luyệ

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_chuong_trinh_ca_nam_truong_t.doc