Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 - Môn Lí – Lớp 11 ban khoa học tự nhiên

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.

 Câu 2: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có

A. phương ngang hướng sang trái. B. phương ngang hướng sang phải.

C. phương thẳng đứng hướng lên. D. phương thẳng đứng hướng xuống.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là Đúng?

Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.

A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.

C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 - Môn Lí – Lớp 11 ban khoa học tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN LÍ – LỚP 11 BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề. Họ và tên: ..Lớp: Điểm trắc nghiệm Điểm tự luận Tổng điểm I. Phần trắc nghiệm :( 6 điểm) (Học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất vào phiếu trả lời trắc nghiệm). (Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện. B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ. C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện. D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ. I Câu 2: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có A. phương ngang hướng sang trái. B. phương ngang hướng sang phải. C. phương thẳng đứng hướng lên. D. phương thẳng đứng hướng xuống. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là Đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. Câu 4: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau. B. M và N đều nằm trên một đường sức từ. C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau. D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau. Câu 5: Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng A. 25 (cm) B. 10 (cm) C. 5 (cm) D. 2,5 (cm) Câu 6: Lực Lorenxơ là: A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường. B. lực từ tác dụng lên dòng điện. C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường. I M Q P N 0 0' D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia. Câu 7: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục 00' thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng? A. lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không B. lực từ tác dụng lên cạnh NP & QM bằng không C. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng D. lực từ gây ra mômen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục 00' Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và vuông góc với hai dòng điện. B. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau. C. Hai dòng điện thẳnh song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau. D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng điện. Câu 9: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 (cm) trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 (A) và I2 = 5 (A). Lực từ tác dụng lên 20 (cm) chiều dài của mỗi dây là: A. lực hút có độ lớn 4.10-6 (N) B. lực hút có độ lớn 4.10-7 (N) C. lực đẩy có độ lớn 4.10-7 (N) D. lực đẩy có độ lớn 4.10-6 (N) Câu 10: Chọn câu đúng? A. Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường. B. Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm. C. Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng. D. Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng. Câu 11: Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm: A. một lớp tiếp xúc p – n. B. hai lớp tiếp xúc p – n. C. ba lớp tiếp xúc p – n. D. bốn lớp tiếp xúc p – n. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ. B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ. C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường. D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ. Câu 13: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A. các điện tích chuyển động.B. nam châm đứng yên. C. các điện tích đứng yên.D. nam châm chuyển động. Câu 14: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc: A. vặn đinh ốc 1. B. vặn đinh ốc 2. C. bàn tay trái. D. bàn tay phải. Câu 15: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Cường độ dòng điện chạy trên dây là: A. 10 (A) B. 20 (A) C. 30 (A) D. 40 (A) II. Phần tự luận :(4 điểm) Câu 1: Ba dây dẫn thẳng, dài song song được đặt trong không khí như hình vẽ, dòng điện chạy trên dây có cường độ lần lượt là I1 = 6 (A), I2 = 4 (A) . Điểm M nằm trong mặt phẳng của ba dây, nằm giữa I1 và I3. Xác định cường độ dòng điện I3 để cảm ứng từ tổng hợp tại M do ba dòng điện gây ra bằng không (cho khoảng cách giữa các dòng điện như hình vẽ) I1 . M I3 I2 20 cm 40 cm Câu 2: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 15 (cm) trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 12 (A) và I2 = 16 (A). Lực từ tác dụng lên 15 (cm) chiều dài của mỗi dây là lực hút hay lực đẩy, tính độ lớn của lực. HẾT

File đính kèm:

  • dockiem tra 45 phut lan I hoc ky II VAT LI 11 NANG CAO.doc