Câu 1 : Đột biến tiền phôi là gì?
A. Đột biến xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trước khi phôi phát triển thành cơ thể mới.
B. Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
C. Đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hoá tế bào.
D. Đột biến xuất hiện vào giai đoạn đầu của sự phát triển phôi.
Câu 2 : Các tác nhân vật lí, hoá học nào sau đây vừa gây đột biến gen, vừa gây đột biến NST?
A. Côxixin B. Tia phóng xạ, tia tử ngoại. C. Tia Rơnghen D. Tia cực tím
Câu 3 : Chuồn chuồn và gián xuất hiện ở kỷ nào?
A. Kỷ Than đá B. Kỷ Tam Điệp C. Kỷ Giura D. Kỷ Pecmơ
Câu 4 : Ngày nay không còn khả năng sự sống tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học nữa vì:
A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết .
B. nếu chất hữu cơ được tạo thành ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân huỷ .
C. chất hữu cơ hiện nay trong tự nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống.
D. Cả A và B
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn: Sinh học 12 (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra chất lượng học kì i- lớp 12
Năm học: 2007 - 2008
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 :
Đột biến tiền phôi là gì?
A.
Đột biến xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trước khi phôi phát triển thành cơ thể mới.
B.
Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
C.
Đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hoá tế bào.
D.
Đột biến xuất hiện vào giai đoạn đầu của sự phát triển phôi.
Câu 2 :
Các tác nhân vật lí, hoá học nào sau đây vừa gây đột biến gen, vừa gây đột biến NST?
A.
Côxixin
B.
Tia phóng xạ, tia tử ngoại.
C.
Tia Rơnghen
D.
Tia cực tím
Câu 3 :
Chuồn chuồn và gián xuất hiện ở kỷ nào?
A.
Kỷ Than đá
B.
Kỷ Tam Điệp
C.
Kỷ Giura
D.
Kỷ Pecmơ
Câu 4 :
Ngày nay không còn khả năng sự sống tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học nữa vì:
A.
thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết .
B.
nếu chất hữu cơ được tạo thành ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân huỷ .
C.
chất hữu cơ hiện nay trong tự nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống.
D.
Cả A và B
Câu 5 :
Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?
A.
Đột biến ở bộ 3 giữa của gen.
B.
Đột biến ở mã kết thúc.
C.
Đột biến ở mã mở đầu .
D.
Đột biến ở bộ 3 giáp mã kết thúc.
Câu 6 :
Sự kiện nổi bật nhất trong đại cổ sinh là:
A.
sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên cạn
B.
sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào
C.
sự xuất hiện thực vật hạt kín
D.
sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát
Câu 7 :
Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người xuất hiện do:
A.
Đột biến mất đoạn NST 21.
B.
Thay thế 1 cặp nuclêôtit trong gen tổng hợp Hb.
C.
Đột biến dị bội.
D.
Mất một cặp nuclêôtit trong gen tổng hợp Hb
Câu 8 :
Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A.
Prôtêin và Axit Nuclêic
B.
Prôtêin , Cacbonhidrat và Axit Nuclêic
C.
Prôtêin
D.
Axit Nuclêic
Câu 9 :
Gen dài 3060A0, có A = 3/7 G. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G = 42,18%. Dạng đột biến trên là:
A.
Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G- X
B.
Đảo vị trí của các cặp nuclêôtit.
C.
Thay 1 cặp G- X bằng 1 cặp A-T
D.
Thay 3 cặp A-T bằng 3 cặp G- X
Câu 10 :
Tỷ lệ hội chứng Đao tăng lên trong trường hợp:
A.
Tuổi mẹ tăng, đặc biệt khi dưới tuổi 35
B.
Tuổi bố tăng đặc biệt khi ngoài tuổi 35
C.
Trẻ đồng sinh cùng trứng
D.
Tuổi mẹ tăng, đặc biệt khi ngoài tuổi 35
Câu 11 :
Cây hạt trần đầu tiên xuất hiện ở kỷ nào?
A.
Kỷ Pecmơ
B.
Kỷ Giura
C.
Kỷ Tam Điệp
D.
Kỷ Phấn trắng
Câu 12 :
Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
A.
nhện
B.
bọ cạp tôm
C.
cá chân khớp và da gai
D.
ốc anh vũ
Câu 13 :
Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng gì?
A B C D E F G H A E F G H
D C B
D C B
A.
Mất đoạn NST
B.
Chuyển đoạn NST
C.
Lặp đoạn NST
D.
Đảo đoạn NST
Câu 14 :
Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là:
A.
Tế bào thực vật
B.
Tế bào vi khuẩn E.Coli
C.
Tế bào động vật
D.
Tế bào người
Câu 15 :
Trong kĩ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn là:
A.
ADN polimeraza
B.
ADN ligaza
C.
ADN restrictaza
D.
ARN polimeraza
Câu 16 :
chiều dài của một gen cấu trúc là 2397 A0 . Do đột biến thay một cặp nuclêôtit tại vị trí thứ 400 làm bộ ba mã hoá tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào.
Loại đột biến này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu:
A.
có 1 axit amin bị thay thế trong chuỗi polipeptit
B.
mất 1 axit amin trong chuỗi polipeptit
C.
mất 100 axit amin trong chuỗi polipeptit
D.
mất 101 axit amin trong chuỗi polipeptit
Câu 17 :
Trong lai tế bào, người ta cho dung hợp 2 dòng tế bào :
A.
xôma và sinh dục khác loài
B.
sinh dưỡng và sinh dục khác loài
C.
sinh dưỡng khác loài
D.
sinh dục khác loài
Câu 18 :
Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng?
A.
Chọn lọc nhân tạo
B.
Chọn lọc tự nhiên
C.
Sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu
D.
Sự thích nghi cao độ với nhu cầu và lợi ích của con người.
Câu 19 :
Những dạng đột biến gen nào thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho sinh vật?
A.
Thêm và đảo vị trí 1cặp nuclêôtit
B.
Thay thế và mất1cặp nuclêôtit
C.
Thêm và mất 1cặp nuclêôtit
D.
Thay thế và đảo vị trí 1cặp nuclêôtit
Câu 20 :
Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào, người ta sử dụng :
A.
keo hữu cơ poliêtilen glycol
B.
virut Xenđê
C.
hoocmôn thích hợp
D.
xung điện cao áp
Câu 21 :
Hội chứng nào dưới đây ở người là do đột biến cấu trúc NST?
A.
Hội chứng Đao
B.
Hội chứng Claiphentơ
C.
Hội chứng tơcno
D.
Ung thư máu
Câu 22 :
Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và cây trồng nhằm mục đích gì?
A.
Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại.
B.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể lai xa.
C.
Đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường của loài dại.
D.
Khắc phục tính bất thụ trong lai xa.
Câu 23 :
Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở:
A.
kỷ thứ ba
B.
kỷ giura
C.
kỷ thứ tư
D.
kỉ phấn trắng
Câu 24 :
ở người, gen H: Máu đông bình thường
gen h: Máu khó đông
gen M: Mắt bình thường
gen m: Mù màu (đỏ hay lục)
Các gen này đều nằm trên NST X. Một cặp vợ chồng, trong đó chồng bình thường về hai tính trạng trên, vợ mù màu sinh được 1 bé gái bình thường, 1 bé trai mù màu và máu khó đông.Kiểu gen của vợ chồng trên như thế nào?
A.
XHm XHm x XHMY
B.
XHm Xhm x XHM Y
C.
XHm Xhm x XHm Y
D.
XHmXhM x XHM Y
Câu 25 :
Mầm mống những cơ thể sống đầu tiên được hình thành trong giai đoạn nào?
A.
Tiến hoá tiền sinh học
B.
Tiến hoá hoá học
C.
Tiến hoá lý học
D.
Tiến hoá sinh học
Câu 26 :
Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:
A.
oxi (O2), nitơ (N2)
B.
mêtan (CH4), amôniac (NH3)
C.
xianogen (C2N2)
D.
nước (H2O), cacbon oxit (CO)
Câu 27 :
Loại đột biến nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?
A.
Thay thế một cặp nuclêotit
B.
Thêm một cặp nuclêotit
C.
Đảo vị trí một cặp nuclêotit
D.
Mất một cặp nuclêotit
Câu 28 :
Cho alen A: Quả đỏ; alen a: Quả vàng
Cho các cơ thể có kiểu gen AAaa tự thụ, thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ sau sẽ như thế nào?
A.
1Aaaa : 21Aaaa :1 aaaa
B.
1AAaa : 4Aaaa : 1aaaa
C.
1 AAAa : 5 AAaa : 5Aaaa : 1aaaa
D.
1AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
Câu 29 :
Cơ thể thực vật đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây là chính xác nhất?
A.
Đánh giá sự phát triển bằng cơ quan sinh dưỡng
B.
Đánh giá bằng khả năng sinh sản
C.
Đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng chống chịu với sâu bệnh
D.
Quan sát và đếm số lượng NST trong tế bào
Câu 30 :
Di truyền học giúp y học những gì?
A.
Biện pháp chữa được mọi bệnh lây lan.
B.
Tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng một số bệnh di truyền trên người.
C.
Biện pháp chữa được mọi bệnh di truyền.
D.
Phương pháp nghiên cứu y học.
Câu 31 :
Phát biểu nào là không chính xác?
A.
Các trẻ đồng sinh cùng trứng luôn cùng giới.
B.
Các trẻ đồng sinh cùng trứng có thể cùng giới hoặc khác giới.
C.
Các trẻ đồng sinh khác trứng sinh ra từ các trứng khác nhau được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau trong cùng một lần mang thai.
D.
Các trẻ đồng sinh khác trứng có thể cùng giới hoặc khác giới.
Câu 32 :
Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
A.
Thực vật và động vật.
B.
Thực vật và vi sinh vật.
C.
Thực vật, động vật và vi sinh vật.
D.
Vi sinh vật và động vật.
Câu 33 :
Một cá thể có kiểu gen AaBb sau một thời gian dài thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là:
A.
2
B.
6
C.
4
D.
8
Câu 34 :
Một cặp alen Aa dài 0,408mm. Alen A có 3120 liên kết hiđrô, alen a có 3240 liên kết hiđrô.Do đột biến dị bội đã xuất hiện thể (2n + 1) có số nuclêôtit thuộc các gen trên là A = 1320, và G = 2280 nuclêôtit.Cho biết kiểu gen của thể dị bội nói trên?
A.
Aaa
B.
AAA
C.
aaa
D.
AAa
Câu 35 :
Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật được:
A.
thao tác trên NST
B.
thao tác trên vật liệu di truyền ở mức độ phân tử
C.
thao tác trên tế bào nhân sơ
D.
thao tác trên tế bào nhân thực
Câu 36 :
Phương pháp chọn lọc trong đó có sự kết hợp kiểm tra kiểu gen lẫn kiểu hình được gọi là :
A.
chọn giống cây trồng
B.
chọn lọc cá thể
C.
chọn lọc hàng loạt
D.
chọn lọc không có phương pháp
Câu 37 :
Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất?
A.
Lai khác nòi
B.
Lai khác loài
C.
Lai khác dòng
D.
Lai khác thứ
Câu 38 :
Đột biến nhiễm sắc thể bao gồm các dạng:
A.
chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ
B.
thêm đoạn và đảo đoạn
C.
đa bội và dị bội
D.
đột biến về số lượng và đột biến về cấu trúc NST
Câu 39 :
Các biến dị nào sau đây không là thường biến?
I. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm
II. Da người sạm đen khi ra nắng
III. Người di cư lên vùng cao nguyên có số lượng hồng cầu tăng
IV. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người
V. Cùng một giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc
A.
IV và V
B.
I
C.
I và IV
D.
IV
Câu 40 :
Thứ tự dưới đây của các đại là hợp lí:
A.
Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
B.
Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh
C.
Nguyên sinh, Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
D.
Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh
Môn sinh 12
Lưu ý: - Thí sinh dùng bút tô kín các ô tròn trong mục số báo danh và mã đề thi trước khi làm bài. Cách tô sai: Ô Â Ä
- Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng :
01
28
02
29
03
30
04
31
05
32
06
33
07
34
08
35
09
36
10
37
11
38
12
39
13
40
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
phiếu soi - đáp án (Dành cho giám khảo)
Môn : sinh học
01
28
02
29
03
30
04
31
05
32
06
33
07
34
08
35
09
36
10
37
11
38
12
39
13
40
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Người thẩm định: Người soạn đề:
Đinh Quang Lý Trịnh Thanh Hà
File đính kèm:
- De sinh 12.doc