Đề kiểm tra chất lượng ½ học kì I năm học 2013 - 2014 môn: ngữ Văn 9 (thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1 (4,0 điểm):

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

 (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương )

a. Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.

b. Dựa vào từ in đậm và các từ ngữ xưng hô, hãy cho biết lời nói của nhân vật Vũ Nương đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?

c. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) bằng một đoạn văn trình bày nội dung theo cách tổng-phân-hợp. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, hãy gạch chân dưới một lời dẫn trực tiếp mà em sử dụng.

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng ½ học kì I năm học 2013 - 2014 môn: ngữ Văn 9 (thời gian làm bài: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ½ HỌC KÌ I Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (4,0 điểm): Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương ) a. Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. b. Dựa vào từ in đậm và các từ ngữ xưng hô, hãy cho biết lời nói của nhân vật Vũ Nương đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao? c. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) bằng một đoạn văn trình bày nội dung theo cách tổng-phân-hợp. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, hãy gạch chân dưới một lời dẫn trực tiếp mà em sử dụng. Câu 2 (1 điểm): Trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (SGK Ngữ văn 9-NXB GDVN/2012), Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện quan niệm về người anh hùng qua hai câu thơ. Hãy chép lại hai câu thơ đó. Em hiểu quan niệm đó như thế nào? Câu 3 (5 điểm): Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (4,0 điểm): a. Các từ ngữ xưng hô: chàng, thiếp. (0,5 đ) b. Từ in đậm đa tạ và các từ ngữ xưng hô chàng, thiếp cho thấy lời nói của nhân vật Vũ Nương đã tuân thủ phương châm lịch sự. (0,5 đ) Vì qua đó thể hiện được sự dịu dàng, lịch sự, thái độ tôn trọng mà nàng dành cho Trương Sinh. . (0,5 đ) c. Viết đoạn văn. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật văn học. - Đảm bảo tốt các yêu cầu kiến thức tiếng Việt. Diễn đạt tốt, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… Yêu cầu kiến thức cụ thể: - Viết đúng đoạn văn tổng-phân-hợp. . (0,5 đ) - Có lời dẫn trực tiếp và gạch chân. . (0,5 đ) - Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương: Hs bộc lộ được những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về vẻ đẹp của nhân vật như thùy mị, nết na, hiếu thảo, thủy chung, hết lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh, trọng danh dự…. (1,5 đ) Câu 2 (1 điểm): Hai câu thơ thể hiện quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng (0,5 đ) Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu: người anh hùng phải là người sẵn sàng hành động vì nghĩa, vì lẽ phải, vì sự công bằng. (0,5 đ) Câu 3 (5 điểm): Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều. *) Yêu cầu kĩ năng: (0,5 đ) - Đảm bảo đúng thể loại: thuyết minh về tác giả, tác phẩm. - Đủ bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết - Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, ít sai chính tả *) Yêu cầu kiến thức: (4,5 đ) Đảm bảo các kiến thức cơ bản: Tác giả Nguyễn Du (2,0 đ) - Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. - Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học. - Sống vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thể kỉ XIX, khi XHPKVN bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. - Cuộc đời: Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải qua nhiều vất vả, gian truân + 1786-1796: sống phiêu bạt trên đất Bắc. + 1796-1802: Ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh. + 1802-1820: Làm quan bất dắc dĩ với triều Nguyễn, 2 lần được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc. - Là người có kiến thức sâu rộng, vốn sống phong phú, có trái tim giàu yêu thương, luôn cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. - Sự nghiệp văn học + Chữ Hán: 243 bài thơ + Chữ Nôm: tiêu biểu nhất là Truyện Kiều =>Nguyễn Du là một thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Tác phẩm Truyện Kiều: (2,0 đ) - Viết dựa theo cốt truyện: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ) - Thể loại: truyện Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát. - Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện. - Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị, các thế lực xấu xa và số phận đau khổ của người bị áp bức đặc biệt là người phụ nữ... + Giá trị nhân đạo: Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người, lên án những thế lực tàn bạo, trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính. - Giá trị nghệ thuật: + Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. + Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc. Đánh giá (0,5 đ): Vị trí, những đóng góp to lớn của Nguyễn Du và giá trị, sức tác động của Truyện Kiều trong và ngoài nước. ………………………………… * Lưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ½ HỌC KÌ I Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (1,5 điểm): Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… (Nam Cao, Lão Hạc ) a. Tìm trong đoạn trích trên các từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể người. b. Xác định và nêu tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích. Câu 2 (3 điểm): Cho câu chủ đề sau: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng. Hãy viết đoạn văn theo phép diễn dịch (khoảng 15 dòng) với câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có một câu chứa thán từ, gạch chân dưới thán từ. Câu 3 (1,5 điểm): Vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên tường trong đêm mưa tuyết (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri) là một kiệt tác? Câu 3 (4 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ½ HỌC KÌ I Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1(1,5 điểm): a. Các từ nằm trong trường từ vựng bộ phận cơ thể người là: mặt, mắt, đầu, miệng. (0,5 đ) (Lưu ý: Học sinh tìm thiếu 1,2 từ: trừ 0,25đ, thiếu 3 từ: không cho điểm) b. Xác định và nêu tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh + Từ tượng hình: móm mém, từ tượng thanh: hu hu (0,5 đ) + Tác dụng: Vừa gợi tả một cách sinh động hình ảnh già nua cùng tâm trạng đau đớn, xót xa, day dứt, ân hận của lão Hạc vừa gợi lên trong người đọc niềm cảm thương sâu sắc. (0,5 đ) Câu 2 (3 điểm): Viết đoạn văn. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật văn học theo câu chủ đề đã cho trước. - Đảm bảo tốt các yêu cầu kiến thức tiếng Việt. Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… Yêu cầu kiến thức cụ thể: - Viết đúng đoạn văn diễn dịch theo số dòng quy định ( cho phép từ 10-15 câu) với câu chủ đề đã cho. (0,5 đ) - Có câu chứa thán từ, gạch chân dưới thán từ. (0,5 đ) - Nội dung: (2,0 đ) Chứng minh được Chị Dậu là người phụ nữ nông dân có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng được biểu hiện qua: + Hành động phản kháng lại cai lệ và người nhà lí trưởng (những kẻ tay sai, đại diện cho bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời) cả về lí và lực… + Quan điểm đấu tranh chống áp bức, bất công của chị khi chồng can ngăn: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” Câu 3 (1, 5điểm): Có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên tường trong đêm mưa tuyết (Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri) là một kiệt tác vì: - Chiếc lá đó được vẽ bằng tài năng đích thực, nó giống như thật đến nỗi “đánh lừa” được cả con mắt của hai họa sĩ. - Chiếc lá đó còn được vẽ bằng cả tâm hồn thấu hiểu, trái tim yêu thương và tấm lòng nhân hậu của cụ Bơ-men - người nghệ sĩ già cả đời cống hiến cho nghệ thuật. - Chiếc lá đó đã đem lại ý chí, nghị lực, niềm tin giúp Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. ( Mỗi ý cho 0,5 đ) Câu 4 (4 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. Yêu cầu chung: Về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bố cục 3 phần mạch lạc, diễn đạt tốt, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp… Về kiến thức: - Xác định được các yêu cầu của đề bài. - Tạo lập văn bản tự sự đáp ứng các yêu cầu đó. Yêu cầu cụ thể: Tạo lập văn bản tự sự: + Có nhân vật, có tình huống, hệ thống các sự việc, … + Ngôi kể: ngôi thứ nhất. + Cốt truyện: một kỉ niệm xúc động với người bạn tuổi thơ, có mở đầu, có diễn biến và kết thúc, mang ý nghĩa sâu sắc. - Yếu tố kết hợp: miêu tả và biểu cảm. Biểu điểm: Điểm4: Đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Câu chuyện hay, hấp dẫn, chân thành và xúc động. Diễn đạt trong sáng, không (hoặc rất ít) mắc lỗi chính tả hay diễn đạt. Điểm3-3,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 2-2,5: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu nêu trên, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc các lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả nhưng không qúa nhiều (dưới 10 lỗi) Điểm 1: Chưa nắm hết được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ kể lể lan man. Không đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, không đảm bảo yêu cầu cả về kiến thức và kĩ năng. …………………………………………… * Lưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài làm tròn đến:0,5 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ½ HỌC KÌ I Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2,5 điểm): a) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa từ láy và từ ghép. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: bần bật, mệt mỏi, nảy nở, thăm thẳm, tươi tốt, nức nở, mơ mộng, tức tưởi, rón rén, khuôn khổ b) Chỉ ra lỗi sai trong câu văn sau và sửa lại cho đúng: Lâu lắm rồi nó mới cởi mở tôi như vậy. Câu 2 (2,5 điểm): Nêu ngắn gọn giá trị nghệ thuật và nội dung của bài ca dao sau: Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. b) Qua cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em Thành, Thủy trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả Khánh Hoài muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì? Câu 3 (5điểm): Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ½ HỌC KÌ I Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2,5điểm): So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa từ láy và từ ghép (1,0điểm): * Giống nhau: Từ láy và từ ghép đều là từ phức (do hai hay nhiều tiếng tạo thành) (0,5 điểm). * Khác nhau (0,5 điểm): + Từ ghép: do các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa tạo thành. + Từ láy: do các tiếng có quan hệ với nhau về âm hay vần tạo thành - Sắp xếp các từ thành 2 nhóm từ láy và từ ghép (1,0 điểm): + Từ ghép: mệt mỏi, nảy nở, tươi tốt, mơ mộng, khuôn khổ (0,5 điểm) + Từ láy: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén (0,5 điểm). (Hs sắp xếp nhầm 1 từ ở mỗi loại: - 0,1 điểm) Chỉ ra lỗi sai trong câu văn và sửa lại cho đúng (0,5 điểm): Lỗi sai: Câu viết thiếu quan hệ từ (0,25 điểm) Sửa lại: Hs thêm quan hệ từ rồi viết lại câu cho đúng (0,25 điểm): VD: Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. (Nếu câu văn viết lại không dùng dấu chấm kết thúc câu hoặc thêm quan hệ từ không phù hợp thì không cho điểm). . Câu 2 (2,5 điểm): a) Nêu ngắn gọn giá trị nghệ thuật và nội dung của bài ca dao (1,0 điểm): - Nghệ thuật: hình ảnh so sánh đặc sắc (nhân vật trữ tình ví mình với trái bần- một loại quả chát chua, ít giá trị) (0,5 điểm). - Nội dung: Bài ca dao diễn tả cuộc đời đau khổ, đắng cay; số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa (0,5 điểm) b) Qua cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em Thành, Thủy trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả Khánh Hoài muốn gửi tới chúng ta thông điệp: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy, đặc biệt là ở trẻ em (1,5 điểm). Câu 3 (5điểm): A. Yêu cầu chung : - Học sinh nắm được phương pháp viết bài văn biểu cảm về sự vật. - Bài viết có cảm xúc chân thành, kết hợp yếu tố biểu cảm với miêu tả và tự sự; bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. B. Yêu cầu cụ thể : I. Mở bài (0,5điểm): - Giới thiệu chung về dòng sông quê hương, lý do vì sao em yêu dòng sông ấy. II. Thân bài (4điểm): * Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể. Học sinh có thể biểu cảm theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: 1. Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của dòng sông: khung cảnh thiên nhiên hai bên bờ, cảnh sinh hoạt trên sông,… (1,0 điểm): 2. Biểu cảm về vai trò của dòng sông đối với đời sống của con người trên quê hương (1,5 điểm): Chẳng hạn như: Sông đem lại nguồn nước tưới cho cây cối xanh tươi; là đường giao thông kết nối giữa các tỉnh; cung cấp hải sản, khoáng sản, nguyên vật liệu,…. 3. Sự gần gũi, gắn bó giữa em với dòng sông (1,0 điểm): Tuổi thơ lớn lên bên dòng sông, những kỷ niệm gắn bó cùng chúng bạn trên sông,... 4. Biểu cảm về thực trạng của dòng sông quê hương (0,5 điểm): nhiều khi không còn trong lành, mát mẻ vì nguồn nước bị ô nhiễm, ... III. Kết bài: (0,5 điểm): Mong ước và những suy nghĩ sâu sắc về dòng sông. (Nếu bài viết lạc thể loại chỉ cho tối đa 1,5 điểm) ………………………………… * Lưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ½ HỌC KÌ I Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2,5 điểm): a) Xác định danh từ trong đoạn văn sau và phân loại các danh từ tìm được thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) b) Chỉ ra lỗi sai trong câu văn sau, nêu nguyên nhân mắc lỗi và sửa lại cho đúng: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc. Câu 2 (2,5 điểm): a) Kể tên các truyện cổ tích Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 nửa học kì I. b) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thuộc loại truyện dân gian nào? Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, em có suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay? Câu 3 (5 điểm): Em hãy viết bài văn kể về một người bạn mà em yêu quý. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ½ HỌC KÌ I Năm học 2013- 2014 Môn: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2,5 điểm): a) Xác định danh từ trong đoạn văn: Thuỷ Tinh, vợ, quân, Mị Nương, thần, mưa, gió, dông bão, đất trời, nước sông, Sơn Tinh (1,0 điểm). (Nếu thiếu 1 danh từ: - 0,1 điểm) - Xếp các danh từ tìm được vào hai nhóm (0,75 điểm): (Nếu xếp nhầm từ 1 đến 2 từ: - 0,25 điểm; từ 3 đến 5 từ: - 0,5 điểm; từ 6 từ trở lên: không cho điểm). Danh từ riêng Danh từ chung Thuỷ Tinh, Mị Nương, Sơn Tinh vợ, quân, thần, mưa, gió, dông bão, đất trời, nước sông b) Chỉ ra lỗi sai trong câu văn, nêu nguyên nhân mắc lỗi và sửa lại cho đúng: - Lỗi sai: Dùng từ : tinh tú (0,25 điểm). - Nguyên nhân mắc lỗi: Dùng từ không đúng nghĩa (0,25 điểm). - Sửa lại: Thay từ tinh tú bằng từ tinh tuý: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hoá dân tộc.(0,25điểm). Câu 2 (2,5 điểm): a) Các truyện cổ tích Việt Nam đã học là: Thạch Sanh, Em bé thông minh (1,0 điểm) b) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thuộc loại truyện truyền thuyết (0,5 điểm) - Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Hs bày tỏ suy nghĩ về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay (1,0 điểm). - Học sinh có nhiều cách bày tỏ suy nghĩ của mình, sau đây là một số gợi ý: + Nạn phá rừng, cháy rừng cùng với hiện tượng thiên tai, lũ lụt trong những năm gần đây trên đất nước ta đang có những diễn biến vô cùng phức tạp (0,5 điểm) + Trước tình hình đó, chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn (0,5 điểm). Câu 3 (5,0 điểm): A. Yêu cầu chung : - Học sinh nắm được phương pháp viết bài văn kể chuyện đời thường. - Bài viết có cảm xúc; bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. B. Yêu cầu cụ thể : I. Mở bài (0,5điểm): - Giới thiệu chung về người bạn, lý do chọn và ấn tượng sâu sắc nhất của em về người bạn đó. II. Thân bài (4điểm): * Hs có thể lựa chọn nhiều trình tự kể khác nhau, song có thể đảm bảo một số nội dung cơ bản như sau: - Giới thiệu, miêu tả ngoại hình (1,0 điểm). - Kể về sở thích, tính nết, tình cảm, cách đối xử,… của người bạn đó với mọi người xung quanh (1,5 điểm). - Kể về một kỷ niệm sâu sắc giữa em với bạn (hoặc một việc làm của người bạn đó dành cho em) khiến em nhớ mãi và quý trọng (1,5 điểm). III. Kết bài: (0,5 điểm): - Cảm nghĩ về người bạn mà em yêu quý. (Nếu bài viết lạc thể loại chỉ cho tối đa 1,5 điểm) ………………………………… * Lưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.

File đính kèm:

  • docde kt ngu van 8 tuan k 6789.doc
Giáo án liên quan